3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều (có đáp án + ma trận)

Với bộ 3 Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều năm 2024 có đáp án và ma trận được biên soạn và chọn lọc từ đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 của các trường Tiểu học trên cả nước sẽ giúp học sinh lớp 5 ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5.

Xem thử

Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu số 10: học sinh lựa chọn 01 đáp án đúng duy nhất trong 4 đáp án A, B, C, D

Câu 1. Phần đất liền của Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia là:

A. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Thái Lan.

B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.

C. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.

D. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.

Câu 2. Trên phần đất liền nước ta có

A. 1/2 diện tích là đồng bằng, 1/2 diện tích là đồi núi.

B. 1/4 diện tích là đồng bằng, 3/4 diện tích là đồi núi.

C. 3/4 diện tích là đồng bằng, 1/4 diện tích là đồi núi.

D. 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.

Câu 3. Một trong những biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam là

A. nhiệt độ cao.

B. lượng mưa ít.

C. gió không thay đổi.

D. nhiệt độ thấp.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với khoáng sản ở Việt Nam?

A. Có nhiều loại khoáng sản.

B. Phần lớn khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.

C. Phân bố đồng đều ở các tỉnh, thành phố.

D. Có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, bô-xít, sắt,...

Câu 5. Dân cư Việt Nam phân bố thưa thớt ở khu vực nào?

A. Đồng bằng.

B. Thành thị.

C. Ven biển.

D. Miền núi.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây đúng với dân cư nước ta?

A. Quy mô dân số nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á.

B. Quy mô dân số lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

C. Đông dân, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

D. Đông dân, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 7. Kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang thuộc tỉnh nào ngày nay?

A. Vĩnh Phúc.

B. Phú Thọ.

C. Bắc Ninh.

D. Thanh Hoá.

Câu 8. Truyền thuyết Thánh GióngSự tích nỏ thần đều có nội dung phản ánh về

A. sự nỗ lực trong chế ngư là lụt của người Việt cổ.

B. sự nỗ lực trong lao động sản xuất của người Việt cổ.

C. tinh thần đoàn kết trong xóm làng của người Việt cổ.

D. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Câu 9. Vương quốc Chăm-pa ra đời và tồn tại ở khu vực nào dưới đây của Việt Nam?

A. Miền Nam.

B. Miền Trung.

C. Tây Nguyên.

D. Miền Bắc.

Câu 10. Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO ghi danh là

A. Di sản Thiên nhiên Thế giới.

B. Di sản Văn hoá Thế giới.

C. Di sản Văn hoá phi vật thể.

D. Di sản Tư liệu Thế giới.

Câu 11. Đọc thông tin và điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống phía trước mỗi ý sau đây:

Thông tin. “Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập Đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm Đội Bắc Hải (do Đội Hoàng Sa kiêm quản) để khai thác sản vật và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa".

☐ Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải cùng được thành lập dưới thời chúa Nguyễn.

☐ Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải là hai đội độc lập, có chức năng và hoạt động riêng biệt.

☐ Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được thành lập chỉ để khai thác sản vật.

☐ Từ thế kỉ XVII, nhân dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm xác lập và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a) Lựa chọn các từ/ cụm từ cho sẵn sào chỗ trống (…..) để hoàn thành câu chuyện dưới đây

Ấn Độ

cây cung

 Hỗn Điền

Liễu Diệp

Thủ lĩnh

Vương quốc Phù Nam

Câu chuyện: Thời đó, có người (1)…………………. tên là Hỗn Điền nằm mộng thấy một vị thần ban cho cây cung và dặn là phải đi thuyền lớn ra biển. Khi trời sáng, (2)…………………. lập tức đến ngôi đền thờ thần và nhặt được (3)…………………. Theo lời thần dặn, Hỗn Điền đi thuyền lênh đênh trên biển tới gần đất Phù Nam. (4)…………………. của người Phù Nam là người con gái tên (5)…………………. khi thấy thuyền của Hỗn Điền đến thì muốn bắt giữ. Hỗn Điền liền giương cung bắn, Liễu Diệp xin hàng. Sau đó, Hỗn Điền đã lấy Liễu Diệp làm vợ và cùng nhau cai trị (6)………………….

(Nguồn: Theo Lương Ninh, Vương quốc Phù Nam, lịch sử văn hoá, Viện Văn hoá và NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2005, tr.31 – 32)

Yêu cầu b) Câu chuyện trên giải thích cho điều gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy mô tả và cho biết ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

Từ câu hỏi số 1 đến câu hỏi số 10: Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm

1-C

2-B

3-A

4-C

5-D

6-C

7-B

8-D

9-B

10-C

Câu hỏi số 11: lựa chọn chính xác (đúng/ sai) ở mỗi lệnh hỏi được 0,25 điểm

STT

Nội dung lệnh hỏi

Đúng/ sai

1

Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải cùng được thành lập dưới thời chúa Nguyễn.

Đ

2

Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải là hai đội độc lập, có chức năng và hoạt động riêng biệt.

S

3

Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được thành lập chỉ để khai thác sản vật.

S

4

Từ thế kỉ XVII, nhân dân Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm xác lập và thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đ

PHẦN II. TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Yêu cầu a) Mỗi từ khóa điền đúng vị trí, được 0,5 điểm

(1) Ấn Độ

(2) Hỗn Điền

(3) cây cung

(4) Thủ lĩnh

(5) Liễu Diệp

(6) Vương quốc Phù Nam

Yêu cầu b) Câu chuyện trên giải thích cho sự ra đời của Vương quốc Phù Nam (0,5 điểm)

Câu 2 (2,0 điểm):

NỘI DUNG

ĐIỂM

- Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

 

+ Mô tả: hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. Trong đó, nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp: trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân, binh sĩ cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

0,5

+ Ý nghĩa: thể hiện cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam.

0,25

- Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

 

+ Mô tả: hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp.

0,5

+ Ý nghĩa: thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

0,25

- Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

 

+ Mô tả: là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

0,25

+ Ý nghĩa: thể hiện sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của thế hệ đi trước; đồng thời, cũng thể hiện khát vọng độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam.

0,25

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Tham khảo đề thi Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học