Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Trọn bộ 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều có đáp án và ma trận sẽ giúp bạn ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi Giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5.

Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 1 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Kết nối tri thức)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Một chiều cuối thu

          Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

          Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn về chốn xa xăm, mơ màng nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc từ bao giờ.

           Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng vàng đang uốn lượn. Những cánh đồng lúa xanh mướt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê.

          Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta những mùa thu đã qua.

          Tôi đứng tựa vai vào cây bạch đàn, nghe tiếng gỗ thì thầm những điều bí ẩn của mùa thu. Và nhìn lên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con, bay lên những ngọn khói xanh lơ. Bọn trẻ xua xua tay vào ngọn khói và hát câu đồng dao cổ nghe vui tai:

Khói về rứa ăn cơm với cá

Khói về ri lấy đá đập đầu

          Chúng cứ hát mãi, hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông…

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Câu 1 (0,5 điểm). Những con vật nào xuất hiện trong đoạn văn trên.

A. Cò, bò, cá

B. Cò, cá, chim

C. Bò, cá, chuột

D. Đáp án A, B và C

Câu 2 (0,5 điểm).  Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn đầu của văn bản?

A. Nhân hóa

B. So sánh 

C. Ẩn dụ

D. Đáp án A, B và C

Câu 3 (0,5 điểm). Sự vật nào không được nhắc đến ở đoạn văn trên?

A. Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng

B. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ

C. Những chú chim non bay lượn trên bầu trời cao rộng

D. Bầu trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu “Khói về rứa ăn cơm với cá/ Khói về ri lấy đá đập đầu” thuộc thể loại gì?

A. Thơ lục bát

B. Đồng dao

C. Thành ngữ

D. Câu ca dao, tục ngữ

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Phân loại các từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng dưới đây:

Một tối đầu đông, Đức nhờ mẹ hướng dẫn làm bài tập. Khi mẹ cầm bút, Đức để ý đến bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay nứt nẻ xen lẫn vài vết chai sạn do mẹ phải làm việc vất vả.

(Trích “Đôi tay của mẹ” - Uyển Ly)

Danh từ

Động từ

Tính từ

 

 

 

Câu 6 (2,0 điểm). Gạch chân vào từ không cùng từ loại với các từ còn lại:

a. Chằng chịt / mịt mùng / chi chít / mải mê.

b. Hạn hán / động đất / sạt lở / sóng thần.

c Nghĩ ngợi / nghe ngóng / mong chờ / nghi ngút.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm).  Viết bài văn tả cảnh quê hương nơi em đang sống.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

 A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau: 

Cây mây đầu ngõ

Cây mây đầu ngõ

Mọc từng bụi nhỏ

Gai góc đầy mình

Quả mọc linh tinh

Thành chùm trĩu nặng.

 

Những ngày trời nắng

Mẹ thường chặt mây

Tước một rổ đầy

Thân mây tước nhỏ

Đem phơi khô nó

Đan giỏ, đan nia.

Tuổi thơ thấm thía

Trốn ở bụi mây

Gai mây chọc đầy

Xước da, xước áo.

Mẹ về, mếu máo

Sợ bị mắng to

Nhưng mẹ lại lo

Hơn là trách mắng.

 

Mây giờ ít lắm

Bụi rậm ngày xưa

Giờ thành tường gạch

Vừa cao vừa sạch

Hết buổi ban trưa

Đi tìm nhau nữa

Nhớ hoài muôn thuở

Một thời tuổi thơ.

Theo Thư Linh

Câu 1 (0,5 điểm). Cây mây ở đầu ngõ nhà bạn nhỏ được miêu tả như thế nào?

A. Thân mây trơn, nõn nà và mọc thành từng bụi rậm.

B. Thân mây nhỏ, quả mọc linh tinh thành từng chùm.

C. Mọc theo từng bụi, thân nhiều gai và quả mọc thành chùm.

D. Thân mây trơn và nhỏ, quả nhiều gai và mọc thành từng chùm.

Câu 2 (0,5 điểm). Mẹ bạn nhỏ chặt mây, đem phơi khô để làm gì?

A. Để đan giỏ, đan nia.

B. Để làm thành roi mây.

C. Để đan rổ.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao bạn nhỏ lại sợ bị mẹ mắng?

A. Vì buổi trưa trốn mẹ đi chơi cùng các bạn.

B. Vì đã chặt cây mây của mẹ để làm đồ chơi.

C. Vì bị gai mây chọc đầy người xước da, xước áo.

D. Vì ngã vào bụi mây bị gai mây chọc xước da, xước áo.

Câu 4 (0,5 điểm). Bụi mây ở đầu ngõ ngày xưa và bây giờ khác nhau như thế nào?

A. Ngày xưa mây mọc thành từng bụi nhỏ, bây giờ mây mọc thành từng bụi to.

B. Ngày xưa quả mây mọc linh tinh, bây giờ quả mây mọc thành từng chùm.

C. Ngày xưa mây mọc thưa thớt, bây giờ mây mọc thành từng bụi.

D. Ngày xưa mây mọc nhiều thành từng bụi, bây giờ mây mọc ít.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu thơ sau:

Lặng im, yên ắng, vắng lặng

a.

Nhà …………. tiếng chân đi rất nhẹ

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua

(Theo Bằng Việt)

b.

Cái trống ………….

Nghiêng đầu trên giá

c.

Trên thung sâu ………..

Những đài hoa thanh tân.

Uống dạt dào mạch đất

Đang kết một mùa xuân

(Theo Trần Lê Văn)

Câu 6 (2,0 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong mỗi câu văn sau:

a. Mặt trời ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh. (Tô Hoài)

b. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. (Vũ Tú Nam)

c. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. (Mai Văn Tạo)

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Hãy viết bài văn tả cảnh quê hương nơi em sống.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5

(Bộ sách: Cánh diều)

Thời gian làm bài: .... phút

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Vịnh Hạ Long

Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.

Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

(Theo Thi Sảnh)

Câu 1: (0,5 điểm). Tác giả miêu tả Vịnh Hạ Long vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân, mùa hè.

B. Mùa hè, mùa đông, mùa thu.

C. Bốn mùa.

D. Mùa hè, mùa đông.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, nét duyên dáng của Hạ long được thể hiện ở đâu?

A. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của đất trời.

B. Rạng rỡ ở đất trời.

C. Tươi mát của dòng nước, rạng rỡ của thiên nhiên.

D. Những quần đảo hùng vĩ và rực rỡ.

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả, Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa nào?  Vì sao?

A. Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa xuân. Vì đó là mùa sương và cá mực.

B. Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa hè. Vì nó hội tụ tất cả những âm thanh đi theo tiếng gió vang vọng về.

C. Hạ Long quyến rũ hơn cả vào mùa thu. Vì đó là mùa trăng biển, tôm he… đã tạo nên một Hạ Long thơ mộng, dịu dàng.

D. Mùa nào thì vịnh Hạ Long cũng đều quyến rũ theo một nét riêng.

Câu 4 (0,5 điểm).  Theo em, vì sao nói “Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về”?

A. Vì tác giả nhắc đến nhiều âm thanh của tự nhiên, của sự vật, của sự sống của con người.  Cho nên tất cả những điều ấy đã làm nên những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về.

B. Vì đó là những âm thanh của gió bao trùm cả Vịnh Hạ Long.

C. Đó chính là những âm thanh của tiếng sóng vỗ biển cả, tiếng ve ran trên mọi nẻo đường.

D. Là tiếng của những đoàn thuyền ra khơi đánh cá trở về.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ in đậm dưới đây:

a. Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.”

b. “Mùa xuân(1) là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân (2)”

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 6 (2,0 điểm) Tìm vị trí có thể thêm dấu gạch ngang trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

          "Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây: trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền; khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt; khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Viết bài văn (4,0 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả người bạn thân nhất của em.

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CD




Lưu trữ: Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 (sách cũ)


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học