Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Kết nối tri thức
................................
................................
................................
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Chị Võ Thị Sáu
Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ti, cò Cô-pơ-lanh, chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp…Tất cả đều đông đủ vì hiếu kì? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một nữ tù nhân còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo xa này.
Giắc-ti hỏi chị:
- Có khai gì nữa không?
- Không
Chúa ngục Pác-xi rót rượu đưa mời chị Sáu:
- Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm.
Chị Sáu mỉm cười, trả lời:
- Rất cảm ơn. Nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên. Pác-xi kinh ngạc, trố mắt nhìn cô gái.
Cố đạo Pháp xin phép được làm lễ rửa tội cho chị Võ Thị Sáu. Chị nói:
- Tôi không có tội. Yêu nước không phải là một tội.
Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:
- Huyệt của tôi?
Những người tù đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người tù.
- Tặng mấy anh bông hoa này. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to…
Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:
- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay …
Chị đã bước đến cái chết bằng lời ca với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng súng, chị hô vang những lời cuối cùng “Hồ Chí Minh muôn năm!”.
(Theo báo Điện tử - temviet.com)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Những ai đã có mặt trước giờ xử bắn chị Sáu?
a- Chúa đảo Giắc-ti, cò Cô-pơ-lanh
b- Chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây
c- Cố đạo Pháp
d- Tất cả những người nói trên
Câu 2 : Vì sao các quan chức người Pháp đều có mặt lúc xử bắn chị Sáu?
a- Vì đó là điều quy định bắt buộc đối xử với những người Pháp
b- Vì họ là kẻ hiếu kì, muốn chứng kiến giờ phút hành hình
c- Vì chị Sáu là nữ tù nhân đặc biệt bị xử bắn dưới tuổi thành niên
d- Vì lần đầu tiên có một nữ tù nhân bị xử bắn ở ngoài đảo xa này
Câu 3 : Việc làm nào cho thấy thái độ ung dung, lạc quan của chị Sáu trước cái chết?
a- Mặc một bộ quần áo bà ba trắng toát đã chuẩn bị từ trước
b- Nói rằng những kẻ bắn chị mới cần rượu để có lòng can đảm
c- Từ chối rửa tội vì cho rằng yêu nước không phải là một tội
d- Rút bông hoa gài trên mái tóc, tặng cho mấy người tù đào huyệt
Câu 4 : Chi tiết nào cho thấy chị Sáu có lòng tin sâu sắc vào thắng lợi ngày mai?
a- Bình thản hỏi về cái huyệt sẽ chôn mình
b- Khẳng định ngày mai sẽ phải đào cái huyệt to để chôn những kẻ bắn chị
c- Bước đến cái chết bằng lời ca đầy khí phách hiên ngang
d- Trước họng súng, cất lời hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm!”
Câu 5 : Dòng nào dưới đây nhận xét đúng nhất về hình ảnh chị Sáu lúc ra pháp trường?
a- Đầy khí phách hiên ngang của người chiến thắng
b- Đầy ý chí, quyết tâm và bình thản trước cái chết
c- Đầy gan dạ, dũng cảm và quyết tâm cao cả
d- Đầy tinh thần lạc quan, kiên trì và bất khuất
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1 : Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa đã học:
a) bà mẹ Việt Nam anh hùng /……………………………………………
b) sao vàng đất việt /…………………………………………….
c) huy chương vàng Ô-lim-pích /…………………………………………
d) kỉ niệm chương vì thế hệ trẻ /…………………………………………
Câu 2 : Đọc đoạn thơ trong bài Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu:
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…
Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của mẹ Suốt và ghi vào chỗ trống:
M: yêu nước ,……………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Câu 3 : Ghi tác dụng của dấu phẩy trong câu ở cột bên trái vào ô trống tương ứng ở cột bên phải
Câu 4 : Viết đoạn mở bài (theo kiểu trực tiếp) và đoạn kết bài (theo kiểu mở rộng) cho bài văn tả ngôi nhà em đang ở.
a) Mở bài
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
b) Kết bài
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Câu 5 : Hãy viết một đoạn văn tả cơn mưa.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Phần I – 1.d ; 2.c ; 3.d ; 4.b ; 5.a
Phần II –
Câu 1 :
a) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
b) Sao vàng Đất Việt
) Huy chương Vàng Ô-lim-pích
d) Kỉ niệm chương Vì thế hệ trẻ
Câu 2 : Gợi ý (một số từ ngữ chỉ phẩm chất của mẹ Suốt): yêu nước, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, bất khuất, anh hùng,…
Câu 3 : Giải đáp (tác dụng của dấy phẩy trong từng câu)
a) Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu (ngăn cách các vị ngữ)
b) Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ (ngăn cách trạng ngữ với vế câu)
Câu 4 : Tham khảo
a) Mở bài (theo kiểu trực tiếp): Ngôi nhà của gia đình em đang sống ở ngay đầu làng, gần cây đa cổ thụ và quán nước nhỏ của cụ Sửu. Nhà mới xây lại cách đây dăm năm, thay thế cho ngôi nhà cũ có “tuổi thọ” dễ đến hàng trăm năm.
b) Kết bài (theo kiểu mở rộng): Ngôi nhà đẹp đẽ thân yêu ấy đã giữ bao kỉ niệm êm đềm của gia đình em. Nó gắn bó với em như người ruột thịt.Mỗi khi đi xa trở về, em lại sung sướng được ngồi trong ngôi nhà ấm cúng, được sống giữa tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ và ông bà kính yêu.
Câu 5 : Tham khảo:
Mưa xuân cũng thật khác đời. Những giọt mưa cực nhỏ, chỉ lớn hơn những giọt sương chút đỉnh. Sương rơi lưa thưa, có khi như vô hình. Chỉ sáng ra mới thấy long lanh, lấp lánh treo đầy ngọn cỏ, treo lên những chiếc mạng nhện, giăng giữa trời đất rộng lớn. Còn mưa xuân thì hạt hạt nối nhau, lất phất trong bầu trời, thả nhẹ xuống cây, xuống hoa, xuống lá, thả nhẹ trên vai, trên tóc, trên nón, trên mũ người đi đường; thả nhẹ trên đê, trên cỏ, trên đá.
(Ngô Văn Phú)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Cô bé làng Chăm
Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt trên mặt bàn nhỏ. Hai bàn tay Em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái khuôn, được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm đến hai mươi phút đã đủ chín sản phẩm.
Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Như bao cô học trò Chăm khác, ngoài việc học em còn phải giúp đỡ cha mẹ nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Năm nay, Đông Chiêu thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn..
(Hồ Việt Khuê)
a) Với bàn tay khéo léo, Đông chiêu đã biến cục đất sét thành vật gì?
b) Vì sao tác giả nói những chiếc nồi do bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ một cái khuôn?
c) Tại sao Đông Chiêu phải vừa học vừa giúp đỡ cha mẹ làm việc?
d) Em học được bài học gì từ bạn Đông Chiêu?
Câu 2: Điền dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong câu sau:
a) Cậu bé đi ra vườn hái quả ăn.
b) Vì trời mưa tớ không đến thăm cậu được.
c) Ngày mai tất cả lớp mình đi tham quan.
d) Người lái buôn mang về chú vẹt mào đỏ chót lông xanh biếc.
Câu 3: Gạch dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của chúng:
Hà Nội là thủ đô của nước ta. Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cơn gió heo may nhè nhẹ thổi, lá vàng bay bay, và hương cốm thơm ngát đã cho ta cảm giác thật bình yên.
Câu 4: Dùng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sau để đặt câu.
Nếu...thì..., là, mà, nên, không những...mà còn...
Mẫu: Nếu chúng ta không biết bảo vệ rừng đầu nguồn thì bão lũ sẽ luôn là thảm họa hằng năm.
Câu 5: Khoanh tròn cặp quan hệ từ có trong các câu sau:
a) Vì thời tiết đã chuyển mùa nên vườn hoa nhà bà em cũng nở ít hơn.
b) Mặc dù những ngôi nhà ở phố cổ đã được tu sửa nhưng nó đã xuống cấp theo thời gian.
Câu 6: Viết đoạn văn (5-7 câu) tả cảnh đẹp nơi em ở vào một buổi sáng.
Đáp án:
Câu 1:
a. Với bàn tay khéo léo, Đông Chiêu đã biến cục đất sét thành cái nồi xinh xắn.
b. Tác giả nói những chiếc nồi do bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ một cái khuôn là bởi bạn Đông Chiêu là một người thợ rất khéo tay.
c. Đông Chiêu vừa phải học vừa phải giúp đỡ cha mẹ làm việc là bởi bạn ấy muốn góp phần nhỏ bé cho việc cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả của gia đình.
d. Điều em học tập được từ bạn Đông Chiêu đó là song song với việc học thì nên dành thời gian giúp đỡ bố mẹ những việc phù hợp với sức mình.
Câu 2:
a. Cậu bé đi ra vườn, hái quả ăn.
Dấu phẩy được đặt ở vị trí này có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng là vị ngữ trong câu.
b. Vì trời mưa, tớ không đến thăm cậu được.
Dấu phẩy được đặt ở vị trí này có tác dụng ngăn cách trạng ngữ chỉ nguyên nhân với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngày mai, tất cả lớp mình đi tham quan.
Dấu phẩy được đặt ở vị trí này có tác dụng ngăn cách trạng ngữ chỉ thời gian với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
d. Người lái buôn mang về chú vẹt mào đỏ chót, lông xanh biếc.
Dấu phẩy được đặt ở vị trí này có tác dụng ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.
Câu 3:
Các quan hệ từ có trong đoạn văn là:
Hà Nội là thủ đô của nước ta. Hà Nội đẹp nhất là vào mùa thu, khi những cơn gió heo may nhè nhẹ thổi, lá vàng bay bay, và hương cốm thơm ngát đã cho ta cảm giác thật bình yên.
Quan hệ từ là có tác dụng nối Hà Nội với thủ đô của nước ta
Quan hệ từ của có tác dụng nối thủ đô với nước ta
Quan hệ từ là có tác dụng nối Hà Nội đẹp nhất với vào mùa thu
Quan hệ từ và có tác dụng nối những cơn gió heo may nhè nhẹ thổi với lá vàng bay bay và hương cốm thơm ngát.
Câu 4:
- Nếu Hải đến đúng giờ thì cậu ấy đã chẳng bị phạt.
- Mùa thu là mùa học sinh nô nức tựu trường.
- Cô chị học rất giỏi mà cậu em lại kém quá.
- Vì mải chơi game nên Hải học hành sa sút hẳn.
- Không những Ngân học giỏi mà cậu ấy còn rất chăm ngoan.
Câu 5:
a. Vì thời tiết đã chuyển mùa nên vườn hoa nhà bà em cũng nở ít hơn.
⟶ Quan hệ từ vì – nên: biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
b. Mặc dù những ngôi nhà ở phố cổ đã được tu sửa nhưng nó đã xuống cấp theo thời gian.
⟶ Quan hệ từ mặc dù – nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
Câu 6:
Sáng sớm, khi mặt trời chưa thức giấc, đường phố chìm trong làn sương mỏng. Không gian yên ắng, tiết trời se se lạnh. Nhiều nhà vẫn còn đóng kín cửa, người qua lại thưa thớt. Một lát sau, hừng đông ló rạng, mặt trời từ từ nhô lên cao khỏi ngọn cây, chiếu những tia nắng ấm áp xuống vạn vật. Trên đường, người qua lại nhộn nhịp hơn. Tiếng xe cộ lanh canh. Những cô gánh hàng rong bán bánh, bán hoa rực rỡ đủ sắc màu. Trên cành cây, lũ chim đã thức giấc đua nhau hót líu lo. Em cũng dậy tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chuẩn bị đi học.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133). Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong từng câu:
Các câu văn có dấu phẩy
a)
(1) Từ những năm 30 - của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cái tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
(2) Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
(3) Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
b)
(5) Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng
(6) Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.
Tác dụng của dấu phẩy
a)…………………………
……………………………
b)…………………………
……………………………
Câu 2. Đọc mẩu chuyện Anh chàng láu lỉnh (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133), viết vào chỗ trống:
- Ý kiến của cán bộ xã
-> “Bò cày không được thịt.”
- Ý kiến của cán bộ xã bị anh hàng thịt sửa thế nào?
->……………………………………......
Cán bộ xã cần viết thế nào để không ai sửa được?
->……………………………………………
Câu 3. Dưới đây là 4 câu trong một đoạn văn. Ba trong bốn câu đó có dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy gạch dưới chỗ dùng sai, dùng thừa dấu phẩy và sửa lại cụm từ có dấu dùng sai cho đúng:
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
->…………………………………………………………
Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương.
->……………………………………………………………
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
->………………………………………………………………
Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.
->………………………………………………………………
Câu 4:
Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau
1. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Một đêm trăng đẹp.
3. Trường em trước buổi học.
4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
………………………………
………………………………
………………………………
Đáp án:
Câu 1. Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133). Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong từng câu:
Tác dụng của dấu phẩy
a)
(1) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
(2) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
(3) Ngăn cách các vế trong câu ghép.
b)
(5) Ngăn cách các vế trong câu ghép.
(6) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Câu 2. Đọc mẩu chuyện Anh chàng láu lỉnh (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133), viết vào chỗ trống:
- Ý kiến của cán bộ xã
-> “Bò cày không được thịt.”
- Ý kiến của cán bộ xã bị anh hàng thịt sửa thế nào?
-> Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy vào trong lời phê của cán bộ xã “Bò cày không được, thịt” để hiểu là xã đã đồng ỷ cho làm thịt bò.
Cán bộ xã cần viết thế nàođể không ai sửa được?
-> Bò cày, không được thịt.
Câu 3. Dưới đây là 4 câu trong một đoạn văn. Ba trong bốn câu đó có dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy gạch dưới chỗ dùng sai, dùng thừa dấu phẩy và sửa lại cụm từ có dấu dùng sai cho đúng:
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
-> Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.
Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương.
-> Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương.
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
-> Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.
-> Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đõ của 22 nhân viên cứu hỏa.
Câu 4: Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau
1. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Một đêm trăng đẹp.
3. Trường em trước buổi học.
4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
Đề 1: Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
1. Mở bài: Giới thiệu chung.
Giới thiệu một ngày mới bắt đầu ở quê em.
2. Thân bài:
- Sự biến chuyển của bầu trời từ màn đêm sang buổi sáng như thế nào?
- Mặt trời mọc và quang cảnh ra sao?
- Cảnh vật trong buổi sáng như thế nào? (người, cây....)
- Hoạt động của con người trong buổi sáng sớm ra sao? (người đi làm, người đi học, các cửa hiệu ...)
- Âm thanh thành phố trong buổi sáng sớm như thế nào?
3. Kết bài: (Nêu cảm nghĩ của em)
- Tình cảm của em đối với thành phố quê mình.
- Buổi sáng sớm - khi một ngày mới bắt đầu tâm trạng em ra sao?
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Viết lại tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:
- nghệ sĩ nhân dân ……………………
- huy chương vàng ……………………
- quả bóng bạc ……………………
- huy chương bạc ………………………
- nghệ sĩ ưu tú ……………………
- quả bóng vàng ……………………
- đôi giày vàng ……………………
- huy chương đồng ………………………
- đôi giày bạc ……………………
Câu 2. Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng nêu trên vào dòng thích hợp:
a) Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao
- Giải nhất:………………………………………………
- Giải nhì: ………………………………………………
- Giải ba: ………………………………………………
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng
Danh hiệu cao quý nhất: ……………………………
Danh hiệu cao quý: ……………………………………
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất:………………………………
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc:………………………………………
Câu 3. Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:
Danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương
Nhà giáo nhân dân
->……………………………………………………..
nhà giáo Ưu tú
->……………………………………………………..
Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục
-> Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục
kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
->……………………………………………………..
huy chương đồng
->……………………………………………………..
giải nhất tuyệt đối
->……………………………………………………..
huy chương vàng
->……………………………………………………..
giải nhất về thực nghiệm
->……………………………………………………..
Câu 4. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
a) Hãy giải thích các từ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó:
anh hùng |
|
biết gánh vác, lo toan mọi việc |
|
|
|
bất khuất |
|
có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường |
|
|
|
trung hậu |
|
không chịu khuất phục trước kẻ thù |
|
|
|
Đảm đang |
|
chân thành và tốt bụng với mọi ngưòi |
|
b) Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam.
…………………………
Câu 5.Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của phụ nữ Việt Nam?
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
………………………
b) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
………………………
c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
……………………
Câu 6. Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở học kì I (Tiếng Việt 5, tập một).
(Chú ý: Không liệt kê những bài văn tả cảnh trong tiết viết bài, trả bài.)
Tuần |
Bài văn tả cảnh |
Trang |
1 |
…………………… |
………… |
2 |
…………………… |
………… |
3 |
…………………… |
………… |
6 |
.................. |
………… |
7 |
…………………… |
…………. |
8 |
………………… |
………… |
9 |
………………… |
………… |
Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó:
DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH……………
…………………………………………………
Câu 7. Đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hố Chí Minh (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132), trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
……………………………
b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
……………………………
c) Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá!Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
…………………………
Đáp án:
Câu 1. Viết lại tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:
- nghệ sĩ nhân dân: Nghệ sĩ Nhân dân
- huy chương vàng: Huy chương Vàng
- quả bóng bạc: Quả bóng Bạc
- huy chương bạc: Huy chương Bạc
- nghệ sĩ ưu tú: Nghệ sĩ Ưu tú
- quả bóng vàng: Quả bóng Vàng
- đôi giày vàng: Đôi giày Vàng
- huy chương đồng: Huy chương Đồng
- đôi giày bạc: Đôi giày Bạc
Câu 2. Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng nêu trên vào dòng thích hợp:
a) Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì: Huy chương Bạc
- Giải ba: Huy chương Đồng
b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng
Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc
Câu 3. Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương dưới đây cho đúng quy tắc viết hoa:
Danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương
Nhà giáo nhân dân
-> Nhà giáo Nhân dân
nhà giáo Ưu tú
-> Nhà giáo Ưu tú
Kỉ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục
-> Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục
kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
->Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam
huy chương đồng
-> Huy chương Đồng
giải nhất tuyệt đối
-> Giải nhất tuyệt đối
huy chương vàng
-> Huy chương Vàng
giải nhất về thực nghiệm
-> Giải nhất về thực nghiệm
Câu 4. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
a) Hãy giải thích các từ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó:
b) Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam.
Dịu dàng, chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó,...
Câu 5. Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của phụ nữ Việt Nam?
Viết câu trả lời vào chỗ trống.
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
- Tình thương con, đức hi sinh, tất cả những điều tốt đều dành cho con của người mẹ.
b) Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.
- Phụ nữ rất đảm đang và giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc và tổ ấm gia đình.
c) Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
- Phụ nữ dũng cảm và anh hùng.
Câu 6. Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn ở học kì I (Tiếng Việt 5, tập một).
(Chú ý: Không liệt kê những bài văn tả cảnh trong tiết viết bài, trả bài.)
Tuần |
Bài văn tả cảnh |
Trang |
1 |
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Hoàng hôn trên sông Hương - Nắng trưa - Buổi sớm trên cánh đồng |
10 11 12 14 |
2 |
- Rừng trưa - Chiều tối |
21 22 |
3 |
- Mưa rào |
31 |
6 |
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam - Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi |
62 62 |
7 |
- Vịnh Hạ Long |
70 |
8 |
- Kì diệu rừng xanh |
75 |
9 |
- Bầu trời mùa thu - Đất Cà Mau |
87 89 |
Trình bày dàn ý (vắn tắt) của một trong các bài văn đó:
a) DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG
1. Mở bài:Giới thiệu vẻ yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn
2. Thân bài:Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông lúc hoàng hôn.
Gồm hai đoạn:
- Đoạn 1: Tả sự đổi sắc của sông Hương lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Đoạn 2: Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hồn đến lúc thành phố lên đèn.
3. Kết bài: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
b) Dàn ý của bài văn tả Vịnh Hạ Long
1. Mở bài: Giới thiệu Vịnh Hạ Long- một thắng cảnh có một không hai của nước ta.
2. Thân bài:Tả vẻ đẹp của Hạ Long và sự duyên dáng của thiên nhiên cùng với sự riêng biệt của bốn mùa.
- Đoạn 1: Tả cái đẹp của Hạ Long: sự kì vĩ của thiên nhiên.
- Đoạn 2: Sự duyên dáng của thiên nhiên.
- Đoạn 3: Những nét riêng biệt hấp dẫn lòng người của bốn mùa Hạ Long.
3. Kết bài: Nhân dân ta đời nọ tiếp nối đời kia giữ gìn cảnh đẹp Hạ Long.
c) Dàn ý của bài văn “Kì diệu rừng xanh”.
(Bài tập đọc chỉ là một đoạn trích. Do đó chỉ có phần thân bài và kết bài)
1. Thân bài
- Đoạn 1: Miêu tả sự kì diệu của nấm dại cùng những cảm xúc kì lạ của tác giả.
- Đoạn 2: Sự chuyển động của rừng xanh, qua nắng, qua lá và qua những con vượn, con chồn sóc.
- Sắc vàng rực rỡ của rừng khộp
2. Kết bài: cảm nghĩ của tác giả.
Câu 7: Đọc bài Buổi sáng ở Thành phố Hố Chí Minh (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 132), trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
b) Tìm một chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như hoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố khiến chúng trở nên nguy nga đậm nét / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm sâu vào đất / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương / Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
c) Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với cảnh được miêu tả?
Hai câu này là hai câu cảm thán, thể hiện tình cảm yêu quý, những ngưỡng mộ và từ hào của tác giả đối với vẻ đẹp của Thành phố.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)