Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 mỗi bộ sách cả năm bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 Kết nối tri thức
................................
................................
................................
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Cây xương rồng
Ngày xưa, người ta sinh ra, lớn lên và cứ thế trẻ mãi. Khi đã sống trọn vẹn cả một cuộc đời thì lặng lẽ chết đi. Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ. Vào lúc câu chuyện này xảy ra, trên trái đất đã đầy cây cối, hoa cỏ song chưa hề có loài cây xương rồng.
Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái mồ côi cả cha lẫn mẹ, xinh đẹp nết na nhưng bị câm từ khi mới lọt lòng. Cô sống cô đơn một mình. Về sau một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng anh cũng chỉ ở với cô được vài năm thì mất, để lại cho cô một đứa con trai.
Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ hư đốn. Cậu suốt ngày bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc và cũng rượu chè bê tha như những kẻ bất trị. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.
Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà mẹ hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.
Lúc đó người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu không hóa thành cây mà biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Chỉ có loài cây xương rồng là có thể mọc lên từ sỏi cát nóng bỏng và hoang vu ấy.
Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm đã mọc lên trên cát làm cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
(Theo Văn 4 – Sách thực nghiệm CNGD)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Ngày xưa cuộc đời của con người có điều gì đặc biệt?
a- Con người sinh ra, lớn lên và trẻ mãi, khi chết đều biến thành cây
b- Con người trẻ mãi, khi chết đi đều biến thành các loài hoa
c- Con người sinh ra, lớn lên, sống mãi không bao giờ chết
d- Con người sinh ra cứ trẻ mãi, khi chết biến thành cây đại thụ
Câu 2 : Hình ảnh người mẹ có đứa con hư khi chết biến thành cây xương rồng muốn nói lên điều gì?
a- Sự vươn lên mạnh mẽ của người mẹ có đứa con trở nên hư đốn
b- Sự cằn cỗi, khô héo, nỗi khổ đau của người mẹ khi có con hư
c- Người mẹ bị trừng phạt vì đã chiều con, khiến nó trở nên hư hỏng
d- Người mẹ muốn trừng phạt đứa con hư hỏng, không nghe lời mẹ
Câu 3 : Khi chết, người con biến thành gì?
a- Người con biến thành ngọn gió lang thang
b- Người con cũng biến thành cây xương rồng
c- Người con biến thành cát, làn thành sa mạc
d- Người con biến ngay thành một cây đại thụ
Câu 4 : Việc chỉ có loài cây xương rồng mới có thể mọc lên từ cát bỏng muốn nói lên điều gì?
a- Sa mạc là nơi vô cùng cằn cỗi, các loài cây khác không thể mọc lên được
b- Lòng mẹ thương con làm cây xương rồng mọc lên khiến đứa con sa mạc bớt quạnh hiu
c- Người mẹ có đứa con hư đến lúc chết vẫn chỉ có thể được ở nơi khô cằn
d- Xương rồng và sa mạc như hai mẹ con sống chết lúc nào cũng ở bên nhau
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1 : Điền vào chỗ trống:
a) r hoặc d, gi:
Ó o từ gốc cây …ơm
Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng
Ông trời bật lửa đằng đông
Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai
Mẹ ra kéo nước…ếng khơi
Chị mây ...ậy muộn ngượng cười lên theo
Cùng em tinh nghịch chú mèo
Meo meo thể...ục bài trèo cây cau.
(Theo Nguyễn Ngọc Oánh)
Câu 2 : o hoặc ô
D..ng s...ng qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
S...ng mở những cánh buồm
Thuyền về xuôi lên ngược.
R...n rã c...n tàu dắt
Kéo cả đoàn sà lan
G... nứa từ trên ngàn
Thả bè chơi r...ng rắn.
(Theo Việt Tâm)
Câu 3 : Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào từng cột thích hợp trong bảng:
lao công, công dân, tấn công, công chúng, phản công, công cộng, nhân công, tiến công
Câu 3 : Dùng gạch chéo (/) tách các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau:
a) Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ.
b) Người mẹ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm
c) Vì người con đã biến thành sa mạc nên người mẹ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
Câu 4 : Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả hình dáng một người mà em yêu mến, trong đoạn văn có ít nhất 1 câu ghép sử dụng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ để nối các vế câu.
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Câu 5 : Điền vào chỗ trống để hoàn thiện chương trình hoạt động của lớp em: Chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3 (Lớp .......)
I – Mục đích
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
II – Phân công chuẩn bị
1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ:..................................
2. Trang trí lớp:................................................................................................
3. Làm báo tường:............................................................................................
4. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình:...........................................................................................
- Các tiết mục văn nghệ:
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ:..................................................................
III – Chương trình cụ thể
1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ:.....................................
2. Giới thiệu báo tường:......................................................................................
3. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình:..................................................................................
- Biểu diễn:
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
+..............................................................................................................................................................
4. Phát biểu kết thúc buổi lễ:...............................................................................
Phần I – 1.a 2.b 3.c 4.b
Phần II –
Câu 1 : Điền đúng
a)
Ó o từ gốc cây rơm
Chú gà phát lệnh thổi cơm khắp vùng
Ông trời bật lửa đằng đông
Cả làng nhóm bếp bập bùng ban mai
Mẹ ra kéo nước giếng khơi
Chị mây dậy muộn ngượng cười lên theo
Cùng em tinh nghịch chú mèo
Meo meo thể dục bài trèo cây cau.
b)
Dòng sông qua trước cửa
Nước rì rầm ngày đêm
Sóng mở những cánh buồm
Thuyền về xuôi lên ngược.
Rộn rã con tàu dắt
Kéo cả đoàn sà lan
Gỗ nứa từ trên ngàn
Thả bè chơi rồng rắn
Câu 2 : Giải đáp:
- Công có nghĩa là “của nhà nước, của chung”: công dân, công chúng, công cộng
- Công có nghĩa là “thợ”: lao công, nhân công
- Công có nghĩa là “đánh, phá”: tấn công, phản công, tiến công
Câu 3 : a) Tất cả các cô gái/ đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai/ đều biến thành đại thụ.
b) Người mẹ/ rất mực yêu con nhưng vì được nuông chiều, cậu con trai/ lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm
c) Vì người con/ đã biến thành sa mạc nên người mẹ/ mãi mãi làm cây xương rồng mọc trên cát bỏng cho sa mạc đỡ phần quạnh hiu.
Câu 4 : Tham khảo: Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Nước da bà đỏ hồng, lác đác vài chấm tàn hương. Tóc bà rụng nhiều, không còn dày nặng như xưa nhưng bà vẫn vấn tóc trong một vành khăn đen rất gọn gàng. Hàm răng bà đen nhánh. Em nghe mẹ kể rằng: Ngày xưa, hồi bà còn trẻ, bà nhuộm răng nên bây giờ răng bà mới chắc và đẹp như thế.
Câu 5 : Tham khảo: Chương trình liên hoan văn nghệ
Chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3
(Lớp 5D)
I – Mục đích
Chào mừng Ngày 8 – 3, bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô giáo và bộc lộ tình cảm yêu quý với các bạn nữ
II – Phân công chuẩn bị
1. Hoa tặng cô giáo chủ nhiệm và các bạn học sinh nữ: Minh, Thắng
2. Trang trí lớp: Hoàng, Hải, Xương
3. Làm báo tường: Đại, nam và Ban biên tập, cả lớp viết bài
4. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình: Tuấn Anh
- Các tiết mục văn nghệ:
+ Đồng ca: cả lớp
+ Đơn ca: Thành Trung
+ Tam ca: Hùng Dũng, Anh tài, Chí Duy
+ Ngâm thơ: Hoàng Đức
+ Độc tấu sáo: Lê Sơn
5. Kê bàn ghế và dọn lớp sau buổi lễ: Các bạn nam
III – Chương trình cụ thể
1. Đọc lời chào mừng, tặng hoa cô giáo và các bạn nữ: lớp trưởng Lê Hải
2. Giới thiệu báo tường: Trưởng Ban biên tập Trần Nam
3. Chương trình văn nghệ:
- Giới thiệu chương trình: Tuấn Anh
- Biểu diễn: + Đồng ca: cả lớp
+ Đơn ca: Thành Trung
+ Tam ca: Hùng Dũng, Anh Tài, Chí Duy
+ Ngâm thơ: Hoàng Đức
+ Độc tấu sáo: Lê Sơn
4. Phát biểu kết thúc buổi lễ: Cô giáo chủ nhiệm
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Tiền của ai?
Mạc Đĩnh Chi là một vị quan thời nhà Trần. Ông được mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” do vừa là Trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là Trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này. Không chỉ nổi tiếng là người thông minh tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người rất liêm khiết, thẳng thắn. vì thế, ông luôn được người đời ca tụng.
Một lần, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến đưa cho ông 100 quan tiền, rồi ghé tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu:
- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
Sáng ấy, như thường lệ trời chưa sáng rõ, Mạc Đĩnh Chi đã dậy, ra sân tập quyền. Lúc vào nhầ, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:
- Tiền của ai mà đánh rơi nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn trăm quan. Ông nghĩ: “Đêm qua không có ai tới, sao lại có tiền rơi?”. Ông liền khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua:
- Tâu bệ hạ, sáng nay thần bắt được 100 quan tiền trước cửa nhà, hỏi khắp nhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ cho người mất của.
Nhà vua mỉm cười bảo:
- Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng…
- Thưa, tiền này không ít, người mất của chắc xót lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
- Nhà ngươi cứ yên tâm, giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông tạ ơn vua và về nhà.
(Theo Vũ Ngọc Khánh)
a) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”?
b) Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để làm gì?
c) Viết 1 câu ghép nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi.
Câu 2: Tìm ba từ đồng nghĩa với từ công dân
Câu 3: Gạch dưới những từ dùng để nối các vế trong mỗi câu ghép sau:
a) Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ.
b) Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì cây rầm sập xuống.
c) Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.
d) Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Câu 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
a) Khi ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển … lúc từng đoàn thuyền ra khơi đã trở về bến … những con cá chim, cá song giãy đành đạch.
b) … Hùng không thật xuất sắc trong học tập … bạn ấy vẫn được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.
c) Tôi … Hà cả hai đứa cùng thích đi bơi, đánh cầu lông vào ngày nghỉ.
Câu 5: Chọn quan hệ từ thích hợp cho trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong mỗi câu ghép sau:
a) Cô giáo đã nhắc Tuấn nhiều lần ...... Tuấn vẫn nói chuyện trong giờ học. (còn, nhưng, và)
b) Khu vườn nhà em rợp bóng cây..... rộn ràng tiếng chim hót. (và,nhưng,bằng)
Câu 6:Em viết 1 – 2 ý tưởng cho chương trình hoạt động của lớp em để chào mừng kỉ niệm ngày thành lập trường.
Đáp án:
Câu 1:
a. Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là bởi ông vừa là trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này.
b. Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để thử lòng chính trực và đức liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi.
c.
- Chẳng những Mạc Đĩnh Chi có tài mà ông còn là người vô cùng chính trực và liêm khiết.
- Mạc Đĩnh Chi không chỉ nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người sống liêm khiết, thẳng thắn.
Câu 2: Trả lời: nhân dân, dân chúng, dân.
Câu 3:
a) Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ.
b) Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì cây rầm sập xuống.
c) Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.
d) Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Câu 4:
a) Khi ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc từng đoàn thuyền ra khơi đã trở về bến với những con cá chim, cá song giãy đành đạch.
b) Tuy Hùng không thật xuất sắc trong học tập nhưng bạn ấy vẫn được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.
c) Tôi và Hà cả hai đứa cùng thích đi bơi, đánh cầu lông vào ngày nghỉ.
Câu 5:
a. Nhưng
b. và
Câu 6:
- Phân nhóm chơi trò chơi hái hoa dân chủ để các bạn trả lời một số câu hỏi về trường về lớp, về các thầy cô trong trường đã chuẩn bị từ trước.
- Tiết mục văn nghệ: ca múa hát về trường lớp.
- Liên hoan bánh kẹo
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên ( / ) để ngăn cách các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu:
Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.
Câu 2. Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây:
Thái hậu ngạc nhiên nói:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
-……….Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường.
Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước...... thần xin cử Trần Trung Tá.
Câu 3. Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả? Vì sao? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn.
□ Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.
□ Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.
Câu 4. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành........... Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián........... vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn............. bạn đến nhà mình?
Câu 5. Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa:
........ nghĩa vụ ............
........ quyền ............
……... ý thức ...........
....... bổn phận ...........
....... trách nhiệm ............
....... gương mẫu .............
....... danh dự .............
Câu 6. Nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B:
Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhân cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi. |
|
Nghĩa vụ công dân |
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước. |
|
Quyền công dân |
Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác. |
|
Ý thức công dân |
Câu 7. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
…………………………
…………………………
Câu 8. Đọc câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 23 - 24) và điền nội dung trả lời vào bảng sau:
a) Mục đích của buổi liên hoan văn nghệ
…………………………………..
…………………………………..
b) Những việc cần chuẩn bị
………………………………….
.…………………………………..
c) Lớp trưởng giao việc
…………………………………..
…………………………………..
d) Diễn biến của buổi liên hoan
…………………………………..
…………………………………..
Câu 9. Giả sử em là lớp trưởng trong câu chuyện trên, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11.
Chú ý viết vắn tắt theo mẫu sau:
I - Mục đích
II - Phân công chuẩn bị
III - Chương trình cụ thể
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
………………………………………
………………………………………
………………………………………
Đáp án:
Câu 1. Gạch dưới câu ghép trong đoạn văn sau. Dùng gạch xiên ( / ) để ngăn cách các vế câu. Khoanh tròn cặp quan hệ từ nối các vế câu:
Nếutrong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu / thìnhất định các cô, các chú thành công. Muốn được như vậy, phải trau dồi đạo đức cách mạng.
Câu 2. Hãy khôi phục những từ bị lược trong hai câu ghép ở cuối đoạn văn dưới đây:
Thái hậu ngạc nhiên nói:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử?
Tô Hiến Thành tâu:
- Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường.
Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.
Câu 3. Em tán thành hay không tán thành việc lược bớt từ của tác giả? Vì sao? Đánh dấu X vào □ trước ý em chọn.
X Tán thành. Cần lược bớt từ để câu văn gọn gàng, không nặng nề.
□ Không tán thành. Bởi vì các quan hệ từ này giúp cho việc diễn đạt rõ nghĩa hơn.
Câu 4. Điền quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
Câu 5. Ghép từ công dân vào trước hoặc sau từng từ dưới đây để tạo thành những cụm từ có ý nghĩa:
nghĩa vụ công dân
quyền công dân
ý thức công dân
bổn phận công dân
trách nhiệm công dân
công dân gương mẫu
công dân danh dự
Câu 6. Nối nghĩa ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B:
Câu 7. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
Tự ngàn xưa đến nay, dân tộc ta đã có một tâm lòng yêu nước nồng nàn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu là phận gái mà dũng cảm ngồi trên bành voi xông pha chiến trận, đến những thiếu niên như Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, hạ quyêt tâm dấy binh dẹp giặc. Biết bao người con gái, con trai ngã xuống để giữ gìn bờ cõi nước nhà. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống ông cha, mỗi một người dân Việt Nam phải có ý thức và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" như lời nhắn nhủ Người gửi đến toàn dân tộc.
Câu 8. Đọc câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 23 - 24) và điền nội dung trả lời vào bảng sau:
a) Mục đích của buổi liên hoan văn nghệ.
Chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đồng thời để bày tỏ tấm lòng biết ơn và kính yêu các thầy, cô.
b) Để tổ chức buổi liên hoan, cần chuẩn bị.
- Hoa, quả, bánh kẹo
- Báo tường
- Chương trình văn nghệ
c) Lớp trưởng giao việc.
- Bạn Tâm, bạn Phượng và các bạn nữ chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo và li đĩa.
- Lớp trưởng Thủy Minh và nhóm biên tập làm báo tường. Cả lớp cùng viết bài, vẽ hoặc sưu tầm chuyện lạ đó đây, chuyện cười.
- Các tiết mục văn nghệ:
+ Dẫn chương trình: Thu Hương
+ Kịch câm: Tuấn Béo
+ Đánh đàn organ: Mai Lan
+ Các tiết mục khác
d) Diễn biến của buổi liên hoan.
- Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Thu Hương dẫn chương trình rất có duyên, Tuấn Béo biểu diễn kịch câm làm cả lớp cười rũ, Mai Lan đánh đàn rất sành điệu. Thầy xúc động và khen chương trình rất hay, các tiết mục tự nhiên và tổ chức rất chu đáo.
Câu 9. Giả sử em là lớp trưởng trong câu chuyện trên, em hãy lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11.
Chú ý viết vắn tắt theo mẫu sau :
I - Mục đích
II - Phân công chuẩn bị
III - Chương trình cụ thể
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
I. Mục đích:
Chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
II. Phân công chuẩn bị
1. Bánh kẹo, hoa quả, li đĩa: Tâm + Phương và các bạn nữ.
2. Trang trí: Trung, Nam và Sơn.
3. Báo tường : Thủy Minh và nhóm biên tập, cả lớp viết bài, vẽ tranh hoặc sưu tầm nộp cho Thủy Minh.
4. Các tiết mục văn nghệ
- Dẫn chương trình: Thu Hương
- Kịch câm: Tuấn
- Đánh đàn: Mai Lan
- Song ca: Tâm + Huệ
- Đơn ca: Vũ
- Kể chuyện: Hà An
- Tổng kết chương trình: cả lớp hát tập thể một bài
5. Vệ sinh phòng học: cả lớp
III. Chương trình cụ thể
1. Phát biểu chúc mừng thầy cô và tặng hoa: Thủy Minh
2. Giới thiệu báo tường: Sinh
3. Chương trình văn nghệ:
- Dẫn chương trình : Thu Hương
- Các tiết mục:
+ Kịch câm
+ Đánh đàn
+ Song ca
+ Kể chuyện
+ Đồng ca
4. Kết thúc: Thầy chủ nhiệm phát biểu.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
Câu 1. Điền vào chỗ trống: r, d hoặc gi.
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền....a đến….ữa ...... òng sông thì bị ...ò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy …..a sức tát nước, cứu thuyền ...........uy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy …..a. Một người khách thấy vậy, không .............ấu nổi tức ........ận, bảo:
- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông ....ồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy ? Anh chàng nọ trả lời:
- Việc gì phải lo nhỉ ? Thuyền này đâu có phải của tôi!
Câu 2. Điền vào chỗ trống: o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đ....ng trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành kh….. xác trên nền trời xám xịt. Trong h....c cây, mấy gia đình chim họa mi, chim g.... kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, l.... đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp tr....ng hang. H....i cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tr....n như m…t trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.
Câu 3. Đánh dấu X vào □ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân:
□ Người làm việc trong cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước.
□ Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
□ Người lao động làm công ăn lương ở doanh nghiệp tư nhân.
Câu 4. Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành ba nhóm:
công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm
Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung” |
………………………………………… |
Công có nghĩa là “không thiên vị” |
………………………………………… |
Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” |
………………………………………… |
Câu 5. Đánh dấu X vào □ trước những từ đồng nghĩa với từ công dân:
□ đồng bào
□ dân tộc
□ công chúng
□ nhân dân
□ dân
□ nông dân
□ dân chúng
Câu 6. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Viết lời giải thích vào chỗ trống:
Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
………………………………………
Câu 7: Lập dàn ý chi tiết cho một trong ba đề bài sau:
1. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
2. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
3. Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc. (Có thể chọn đề bài khác theo gợi ý của thầy cô).
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
Đáp án:
Câu 1. Điền vào chỗ trống: r, d hoặc gi.
Giữa cơn hoạn nạn
Một chiếc thuyền ra đến giữa dòng sông thì bị rò. Chỉ trong nháy mắt, thuyền đã ngập nước.
Hành khách nhốn nháo, hoảng hốt, ai nấy ra sức tát nước, cứu thuyền duy chỉ có một anh chàng vẫn thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một người khách thấy vậy, không giấu nổi tức giận, bảo:
- Thuyền sắp chìm xuống đáy sông rồi, sao anh vẫn thản nhiên vậy? Anh chàng nọ trả lời:
- Việc gì phải lo nhỉ? Thuyền này đâu có phải của tôi!
Câu 2. Điền vào chỗ trống: o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp).
Cánh rừng mùa đông
Cánh rừng mùa đông trơ trụi. Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu. Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác gấu đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.
Câu 3. Đánh dấu X vào □ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân:
X Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Câu 4. Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành ba nhóm:
công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm
Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung” |
công dân, công cộng, công chúng. |
Công có nghĩa là “không thiên vị” |
công bằng, công lí, công minh, công tâm. |
Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” |
công nhân, công nghiệp. |
Câu 5. Đánh dấu X vào □ trước những từ đồng nghĩa với từ công dân:
X nhân dân
X dân
X dân chúng
Câu 6. Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Viết lời giải thích vào chỗ trống:
Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…
Trong câu trên không thế thay thế từ “công dân” bằng các từ đồng nghĩa với nó. Vì ở trong câu này, nghĩa của từ “công dân” có các ý “có nguồn quyền lợi và nghĩa vụ” hoàn toàn trái với từ “nô lệ” đó là “người bị tước hết quyền làm người, không có tư liệu sản xuất, không có quyền tự do và là vật chất sở hữu của người khác”. Dùng từ “công dân” là phù hợp nhất.
Câu 7. Tham khảo
Dàn ý tả ca sĩ đang biểu diễn
I. Mở bài
- Ca sĩ Hồng Nhung là người em ngưỡng mộ nhất.
- Em đã có dịp xem cô Hồng Nhung biểu diễn qua chương trình ca nhạc trên truyền hình.
II. Thân bài
- Dáng người cô cân đối hợp với chiếc áo đầm màu trắng mà cô thường mặc.
- Mái tóc đen mượt, buông xuống ngang vai.
- Khuôn mặt trái xoan, rạng rỡ dưới ánh đèn màu.
- Nét mặt thật vui, hay cười tươi để lộ mấy chiếc răng khểnh thật có duyên.
- Tiếng hát trong trẻo với bài hát Chuyện tình của biển.
- Bàn tay thon dài, một tay cầm micrô, tay kia đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu bài hát.
- Đôi mắt sáng ngời như hòa với niềm vui của biển trời, của thiên nhiên khoáng dạt.
- Đôi chân cô luôn cử động nhịp nhàng theo tiếng phách đệm, theo lời nhạc.
- Cô biểu diễn và hát thật hay, thật sống động.
- Những bước chân di chuyển trên sân khấu thật hồn nhiên trẻ trung.
- Kết thúc bài hát, cô cúi chào khán giả.
- Những tràng pháo tay giòn giã dành cho cô.
- Cô dừng lại mấy phút để nói lời cảm ơn đến với khán giả đã ngưỡng mộ, dành tình cảm cho cô.
- Lời nói ngọt ngào, ấm áp, truyền cảm, ai cũng thích nghe.
- Những bó hoa tươi thắm tặng cô.
- Cô cười tươi đón nhận với một niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt.
III. Kết bài
- Ca sĩ Hồng Nhung là người rất gần gũi với các em thiếu nhi.
- Em mong cô mãi mãi với giọng ca hay, đem lời ca tiếng hát phục vụ cuộc sống tinh thần cho mọi người.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 5 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 5
- Giáo án Tiếng Việt lớp 5
- Giáo án Khoa học lớp 5
- Giáo án Đạo đức lớp 5
- Giáo án Lịch Sử và Địa Lí lớp 5
- Giáo án Tin học lớp 5
- Giáo án Công nghệ lớp 5
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5(có đáp án)
- Đề thi Toán lớp 5 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 (có đáp án)
- Ôn hè Toán lớp 5 lên lớp 6
- Đề thi Tiếng Anh lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Tin học lớp 5 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ lớp 5 (có đáp án)