Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức Bài 7: Khám phá bản thân (trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48)
Với lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 Bài 7: Khám phá bản thân trang 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Đạo đức lớp 3.
Đạo đức lớp 3 trang 42 Khởi động
Giải Đạo đức lớp 3 trang 42 Câu hỏi:
- Hỏi các bạn trong lớp: “Theo bạn, tớ có ưu điểm gì?”.
- Chia sẻ cảm xúc khi nghe lời nhận xét từ bạn.
Trả lời:
- Theo tớ, bạn có ưu điểm là luôn lạc quan, mang nguồn năng lượng tích cực đến cho mọi người, giọng nói ấm áp và rất dễ thương.
- Khi nghe lời nhận xét từ bạn, em cảm thấy thấy vui và hạnh phúc.
Đạo đức lớp 3 trang 43, 44, 45 Khám phá
Giải Đạo đức lớp 3 trang 43 Câu hỏi 1: Khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu đó?
- Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?
Trả lời:
- Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu là:
Điểm mạnh:
+ Tốt bụng, cẩn thận
+ Hài hước, trung thực
Điểm yếu:
+ Nhút nhát
+ Sợ nước
- Để khắc phục các điểm yếu trên các bạn dự định sẽ mạnh dạn hơn để không còn nhút nhát nữa và sẽ đi học bơi để còn không sợ nước.
- Em thấy bản thân có những điểm mạnh như chăm chỉ, hòa đồng, biết yêu thương mọi người xung quanh. Bên cạnh đó còn tồn tại những điểm yếu như cẩu thả, không cẩn thận, tỉ mỉ khi làm một việc gì đó.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 43, 44 Câu hỏi 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
- Hà có biết được điểm mạnh của bản thân không? Vì sao?
- Tại sao Hòa luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất?
- Theo em, vì sao cần phải biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Trả lời:
- Hà không biết được điểm mạnh của bản thân vì khi được Mai rủ tham gia biểu diễn tiết mục múa để chúc mừng ngày 20 tháng 11 Hà đã từ chối và cho rằng mình không biết múa.
- Hà luôn chăm chỉ tập thể dục, ăn uống đủ chất vì muốn cải thiện chiều cao và vóc dáng của mình để không còn mặc cảm và tự ti nữa.
- Theo em, cần biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vì chỉ khi cải thiện, khắc phục được điểm yếu và phát triển, duy trì những điểm mạnh thì bản thân chúng ta mới tiến bộ không ngừng, từ đó có thể hoàn thiện và phát triển bản thân.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 44, 45 Câu hỏi 3: Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
- Hiền đã khám phá bản thân bằng cách nào?
- Em còn biết cách nào để khám phá bản thân?
Trả lời:
- Hiền đã khám phá bản thân bằng cách:
+ Suy ngẫm và viết ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó tìm ra cách khắc phục.
+ Thường xuyên hỏi bạn bè, người thân điều mà mình băn khoăn và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh mình.
+ Tham giá nhiều hoạt động tập thể ở trường, lớp.
+ Lập và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. - - Cách khác để khám phá bản thân:
+ Tự nhìn nhận và điều chỉnh bản thân từ những lỗi lầm mắc phải.
+ Tâm sự, trò chuyện với bố mẹ, người thân, bạn bè để lắng nghe nhận xét, góp ý của họ.
Đạo đức lớp 3 trang 45, 46, 47 Luyện tập
Giải Đạo đức lớp 3 trang 45, 46 Câu hỏi 1: Em đồng tình hoặc không đồng tình với nội dung nào dưới đây về cách khám phá bản thân? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với nội dung 1,2 và 4 về cách khám phá bản thân vì:
+ Nội dung 1: Tham gia các hoạt động ở trường, lớp sẽ tạo điều kiện cho chúng ta tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, từ đó chúng ta bớt rụt rè, nhút nhát, tự tin trước đám đông hoặc hơn thế nữa có thể giúp chúng ta khám phá ra những khả năng mới của bản thân như ca hát, nhảy múa, làm MC…
+ Nội dung 2: Tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của bản thân để từ đó biết được những điều nào ta chưa làm được để từ đó có những phương pháp khắc phục, điều chỉnh phù hợp để bản thân ngày càng tiến bộ.
+ Nội dung 4: Sự đánh giá của người khác luôn có cái nhìn khách quan hơn, chính xác hơn tự mình đánh giá.
- Em không đồng tình với nội dung 3 và 5 vì:
+ Nội dung 3: Ý kiến nhận xét của bố mẹ cũng rất quan trọng tuy nhiên cần lắng nghe nhận xét từ nhiều người khác nhau như thầy cô, bạn bè, anh chị… sẽ cho chúng ta nhiều cách nhìn nhận, nhiều góc nhìn khác nhau để từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp giúp bản thân không ngừng tiến bộ.
+ Nội dung 5: Chúng ta có thể tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhưng đó chỉ là cái nhìn chủ quan, chắc chắn không toàn diện như hỏi ý kiến của người khác.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 46 Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
Trả lời:
Nhận xét:
- Hành vi 1: Tùng đã ý thức được điểm yếu của mình là học chưa tốt môn Tiếng Việt và có ý thức rất cao trong việc khắc phục hạn chế đó bằng cách chăm chỉ đọc sách và nhờ cô giáo hướng dẫn, vì vậy Tùng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.
- Hành vi 2: Hoa không nên có cách cư xử như vậy vì mọi người yêu quý và muốn bản thân bạn trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn nên mới góp ý, Hoa cần phải điều chỉnh lại thái độ của min mình.
- Hành vi 3: Nam đang tự tin thái quá về bản thân, về những gì bản thân đang đạt được, điều này là không nên vì sẽ ảnh hưởng tới tính cách của bạn sau này, một người chỉ biết nhìn vào điểm mạnh của mình mà không cố gắng thì sẽ không bao giờ tiến bộ được.
- Hành vi 4: Thu cần mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông. Để cải thiện điều đó bạn nên tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 46, 47 Câu hỏi 3: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
Trả lời:
- Tình huống 1: Minh suy nghĩ như vậy là sai. Nếu là bạn của Minh em sẽ khuyên bạn cố gắng học tập để đạt được những mục tiêu đặt ra. Ông cha ta đã có câu “Cần cù bù thông minh”, có năng khiếu thôi vẫn chưa đủ, cần phải cố gắng mới đem lại được kết quả như mong muốn.
- Tình huống 2: Em không đồng tình với Ngọc. Em sẽ khuyên Ngọc hãy nhìn nhận lại xem bản thân đang muốn gì và cần gì, hãy chứng minh cho bố mẹ thấy là mình có năng khiếu và đam mê thực sự với mỹ thuật, nếu có thể hãy tham gia một cuộc thi vẽ nào đó và cố gắng đạt giải cao để bố mẹ nhìn nhận lại và thay đổi suy nghĩ để cho bạn theo đuổi đam mê của mình.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 47 Câu hỏi 4: Em hãy khám phá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân theo gợi ý sau:
Trả lời:
Điểm mạnh |
Cách phát huy |
Điểm yếu |
Cách khắc phục |
Năng khiếu ca hát |
Tham gia vào đội văn nghệ của trường, lớp |
Nói ngọng |
Tập nói trước gương một cách chậm rãi, tròn vành rõ chữ. |
Đạo đức lớp 3 trang 48 Vận dụng
Giải Đạo đức lớp 3 trang 48 Câu hỏi 1: Hãy nhớ lại những lần em đã thành công và thấy tự hào về bản thân, sau đó viết vào một mảnh giấy hình lá hoặc hình hoa để dán lên “Cây thành công”.
Trả lời:
Một lần thành công em nhớ nhất đó chính là vào học kì 2 lớp 2, em đã đạt được giải 3 kì thi viết chữ đẹp cấp huyện, em cảm thấy rất tự hào về bản thân.
Giải Đạo đức lớp 3 trang 48 Câu hỏi 2: Chia sẻ cách em phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Trả lời:
Điểm mạnh |
Cách phát huy |
Điểm yếu |
Cách khắc phục |
Tự tin, có tinh thần trách nhiệm tốt |
Xung phong tham gia làm cán bộ lớp, tham gia vào các hoạt động của trường. |
Thấp bé, lười vận động |
Chăm tập thể dục điều độ và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. |
Giải Đạo đức lớp 3 trang 48 Câu hỏi 3: Thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
Trả lời:
Hằng ngày cần khám phá bản thân, tự nhận xét bản thân đã làm được và chưa làm được gì, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để bản thân có thể hoàn thiện hơn.
Xem thêm lời giải bài tập Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Đạo đức lớp 3 Bài 1: Chào cờ và hát quốc ca
- Đạo đức lớp 3 Bài 2: Tự hào tổ quốc Việt Nam
- Đạo đức lớp 3 Bài 8: Xử lí bất hoà với bạn bè
- Đạo đức lớp 3 Bài 9: Đi bộ an toàn
- Đạo đức lớp 3 Bài 10: An toàn khi tham gia các phương tiện giao thông
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)