Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ 10 Bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10 Công nghệ trồng trọt.

1. Một số khái niệm trong chọn và tạo giống cây trồng

- Tạo giống cây trồng: Là cách hình thành giống mới từ những nguồn vật liệu đã có qua việc thay đổi vật chất di truyền trong tế bào.

- Chọn giống cây trồng: là chọn lọc hay tuyển lựa những cây trồng đã có hoặc mới tạo ra theo hướng đem lại lợi ích cho con người.

- Vật liệu khởi đầu: là những cây dại hay cây trồng được sử dụng để tạo ra giống kowis bằng những phương pháp chọn tạo giống thích hợp.

- Giống gốc: là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.

- Giống đối chứng: là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương.

- Giống ưu thế lai: là giống biểu hiện tình trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.

2. Một số phương pháp chọn giống cây trồng

2.1. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp

- Cách tiến hành:

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng | Công nghệ trồng trọt 10

- Ưu điểm: nhanh đạt được mục tiêu chọn giống và dễ thực hiện.

- Nhược điểm: không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc.

- Đối tượng: áp dụng cho cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn

2.2. Phương pháp chọn lọc cá thể

- Cách tiến hành:

Lý thuyết Công nghệ 10 Cánh diều Bài 10: Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng | Công nghệ trồng trọt 10

- Ưu điểm: tạo sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống.

- Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và diện tích đất

- Đối tượng: áp dụng cho cây tự thụ phấn, cây nhân giống vô tính

2.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng

- Ưu điểm: rút ngắn thời gian chọn giống

- Nhược điểm: chi phí cao

- Đối tượng: áp dụng cho cây nhân giống vô tính.

3. Một số phương pháp tạo giống cây trồng

3.1. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính

- Là sự giao phối giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo ra các con lai mang nhiều tính trạng tốt của bố mẹ.

- Ưu điểm:

+ Dễ thực hiện

+ Đặc tính di truyền ổn định

+ Thế hệ sau tỉ lệ sinh sản cao.

- Nhược điểm:

+ Tốn nhiều thời gian

+ Khó loại bỏ tính trạng không mong muốn.

3.2. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen

- Dùng tác nhân tác động làm thay đổi cấu trúc hóa học của DNA trong tế bào của lá, hạt, mô gây ra đột biến gen, kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mang các tính trạng đột biến có tính bền vững và có thể di truyền cho các đời sau.

- Ưu điểm: tạo nguồn biến dị phong phú và nhanh tạo ra giống mới.

- Nhược điểm: tỉ lệ biến dị có lợi thấp.

3.3. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể.

- Là những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể tăng theo bội số nguyên lần của bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

- Ưu điểm:

+ Năng suất cao

+ Sức sống cao

+ Tính thích ứng rộng

+ Khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi.

- Nhược điểm: hạn chế nhân giống hữu tính

3.4. Tạo giống cây trồng bằng phương pháp chuyển gen

- Là sử dụng kĩ thuật kết hợp một gen hay một số gen của loài này vào gen của loài khác bằng cách chuyển DAN tái tổ hợp vào công cụ chuyển gen và đưa đến tế bào.
- Ưu điểm: nhanh đạt được mục đích chọn giống

- Nhược điểm: kĩ thuật cao và thiết bị phức tạp

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác