Soạn bài Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam - Cánh diều
Với soạn bài Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới và Việt Nam Chuyên đề Văn 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 12.
1. Văn học hiện đại và hậu hiện đại trên thế giới
1.1. Về cơ bản, văn học trung đại có tính khu vực đậm nét. Một số nền văn học dân tộc, do những điều kiện địa lí và văn hoá tương cận, chia sẻ với nhau những đặc điểm chung, có tính khép kín. Trong suốt mười thế kỉ, văn học Việt Nam nằm trong khu vực văn học Đông Á với Trung Quốc, Triều Tiên (bao gồm Hàn Quốc và Triều Tiên hiện nay) và Nhật Bản - là những nước đồng văn (cùng sử dụng chữ Hán, cùng sử dụng hệ thống thể loại vay mượn từ Trung Quốc,...). Sang thời hiện đại, tính khép kín của vùng văn học đã bị phá vỡ để hình thành nền văn học chung của toàn thế giới. Hoạt động giao lưu, tiếp biến văn hoá và văn học đã làm xuất hiện những trào lưu, khuynh hướng sáng tác có sức lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới: hiện thực, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, hiện thực huyền ảo, ... Tuy nhiên, cũng chính trong sự tương tác này mà bản sắc văn học dân tộc của từng quốc gia không chỉ có cơ hội được làm phong phú, đổi mới mà còn mài sắc thêm những điểm độc đáo của riêng mình.
1.2. Từ cuối thế kỉ XIX đến nay, nhân loại luôn phải đối mặt với những nghịch lí của sự phát triển:
- Tích lũy của cải càng lớn thì bất bình đẳng trong xã hội càng tăng. Theo thống kê mới nhất, từ năm 2020 đến 2022, 63% của cải thặng dư nằm trong tay nhóm người chỉ chiếm 1% dân số thế giới. Từ một góc nhìn khác: Nếu một người thuộc nhóm
90 % nghèo nhất kiếm được 1 USD thì một tỉ phú sẽ kiếm được 1,7 triệu USD.
- Cá nhân được giải phóng những con người lại rơi vào sự cô đơn, bất an thường trực; con người bị tha hoá trong xã hội tiêu dùng, bị thao túng bởi truyền thông để trở thành những bản sao nhợt nhạt của đám đông.
- Cùng với sự phát triển của văn minh và khoa học, nhân loại phải đối diện với những thảm họa khủng khiếp của chiến tranh, của môi trường bị huỷ hoại.
- Thế giới dường như đã "phẳng" hơn nhưng những xung đột về tôn giáo, chính trị vẫn gia tăng, dẫn đến xung đột, bạo lực, di dân vẫn luôn hiện hữu.
Tất cả những điều nói trên khiến người ta phải đặt câu hỏi về phương thức để hiện thực hóa những lí tưởng nhân văn đẹp đẽ mà nhân loại đã theo đuổi trong suốt nhiều thế kỉ qua. Một mô hình mang tính phổ quát chung cho nhân loại trong việc tìm kiếm sự tiến bộ bắt đầu bị chất vấn. Thay vào đó, người ta dần nhận ra tầm quan trọng của những khác biệt, của sự đối thoại giữa các nền văn hoá. Thay cho thế giới quan ở đó chỉ có một chân lí duy nhất, phổ quát, nhân loại đang hướng tới chấp nhận sự song song tồn tại và tương tác qua lại của những chân lí khác nhau.
Sự nghi ngờ về một chân lí phổ quát này càng được củng cố bởi những thành tựu của khoa học vật lí hiện đại. Trong vật lí cổ điển, vật chất chỉ có thể là tồn tại dưới dạng hạt (khu trú trong một không gian rất nhỏ) hoặc sóng (di chuyển khắp không gian). Chân lí vì thế được hình dung một cách xác định theo đúng nguyên lí của A-ri-xtốt (Aristoteles): Mọi vật chỉ có thể là A hoặc không A (phủ định của A ). Nhưng với vật lí lượng tử, người ta bắt gặp một dạng thức khác: Trong một số tình huống, electron tồn tại dưới dạng sóng nhưng trong một số tình huống khác, nó lại tồn tại dưới dạng hạt. Chân lí vì thế trở nên bất định: vừa là A vừa không phải là A. Mở rộng hơn, những chân lí trong môi trường vật li vĩ mô đã không còn đúng với vật li vi mô (thế giới lượng tử). Không có một chân lí phổ quát. Ở những cấp độ khác nhau của thế giới vật chất tồn tại những chân lí khác biệt.
Nhìn chung, từ cuối thế kỉ XIX đến nay, nhân loại chia sẻ một trải nghiệm chung: không còn nữa một chân lí có sẵn, phổ quát cho tất cả. Tuy nhiên, đứng trước trải nghiệm này, có hai cách ứng xử tương ứng với hai kiểu tâm thức:
- Cách ứng xử thứ nhất: hoài nghi những chân lí phổ quát (những đại tự sự) nhưng cũng đồng thời than khóc cho sự biến mất của những nguyên lí phổ quát, bất biến này. Đây là tâm thức hiện đại.
- Cách ứng xử thứ hai: nhìn nhận sự biến mất của những nguyên lí phổ quát, bất biến như là cơ hội cho sự tự do, sự tồn tại và đối thoại của những khác biệt. Chân lí không có sẵn, chân lí nằm trong sự tương tác, qua lại, qua sự đối thoại bất tận giữa "anh" và "tôi", giữa chúng ta và người khác. Đây là tâm thức hậu hiện đại.
Tâm thức hiện đại và hậu hiện đại đem lại những biến đổi to lớn trong văn học. Trong lí luận văn học, đó là sự xuất hiện lí thuyết đối thoại của M. Ba-khtin (Bakhtin), giải cấu trúc của Đê-ri-đa (Derrida),... nhằm khước từ mô hình độc thoại, đơn âm, để hướng tới mô hình đối thoại, đa âm. Trong thực tế sáng tác, nhà văn bắt đầu rời bỏ vị trí quyền uy của người phát ngôn về chân lí để kêu gọi và hướng tới sự đối thoại của người đọc. Trong văn học hiện đại và hậu hiện đại, người đọc từng bước khẳng định mình như một chủ thể sáng tạo. Người đọc không chỉ là người tiếp nhận, tìm kiếm những chân lí được nhà văn phát hiện, gửi gắm trong tác phẩm mà còn là người đồng sáng tạo, tranh biện với tác giả.
2. Văn học hiện đại và hậu hiện đại ở Việt Nam
Trong giới hạn của bậc học phổ thông, chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu về văn học hiện đại và hậu hiện đại trong bối cảnh của văn học Việt Nam. Này sinh trong một bối cảnh văn hoá - xã hội đặc thù, văn học hiện đại và hậu hiện đại Việt Nam bên cạnh những đặc điểm chung của văn học thế giới cũng có những đặc điểm và quy luật đặc thù của riêng mình.
Văn học Việt Nam hiện đại là thời kì nối tiếp của văn học trung đại. Việc chọn mốc cho văn học Việt Nam hiện đại hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Về cơ bản, văn học hiện đại được tính từ đầu thế kỉ XX đến nay. Đây là thời kì văn học tuy không dài nhưng có những thành tựu đặc biệt to lớn với sự phong phú, đa dạng của số lượng tác giả, tác phẩm và những kết tinh nghệ thuật độc đáo.
Với trên dưới một thế kỉ phát triển, văn học Việt Nam hiện đại có thể chia làm hai giai đoạn chính:
a) Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: Đây là giai đoạn văn học Việt Nam, qua bước đầu giao lưu với văn hoá, văn học phương Tây, từng bước biến đổi từ phạm trù văn học trung đại sang hiện đại.
Trên những nét lớn, có thể phân biệt văn học hiện đại với văn học trung đại qua một số tiêu chí sau:
Thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại, văn học Việt Nam giai đoạn này được hiện đại hoá thông qua việc học tập các kinh nghiệm sáng tác từ phương Tây: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại,... Không chỉ chống thực dân, văn học giai đoạn này còn hướng tới đả phá luân lí Nho giáo, đề cao quyền sống của cá nhân, hướng tới tái hiện chân thực đời sống của những số phận dưới đáy xã hội.
Các tác giả tiêu biểu của giai đoạn này: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu,...
b) Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
- Từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975: Văn học gắn với đời sống kháng chiến (chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ), vì thế một cách tất yếu được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Văn hoá nghệ thuật trở thành một mặt trận và nhà văn trở thành người chiến sĩ, đồng hành với thực tế chiến đấu của nhân dân:
+ Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu ngııời yêu dấu gian lao.
(Những đêm hành quân - Xuân Diệu)
+ Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên)
Đi theo con đường này, các tác giả tạm thời gác lại những vấn đề cách tân, hiện đại hoá văn học của giai đoạn trước năm 1945 để nhường chỗ cho xu hướng đại chúng hóa. Đại chúng vừa là độc giả chính của văn học vừa là đối tượng phản ánh của văn học: Lượm (Tố Hữu), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Ngırời mẹ cầm súng (Nguyễn Thi),...; những hình thức nghệ thuật gần gũi với đại chúng (chất liệu và các thể loại văn học dân gian, những cách diễn đạt gần gũi, giản dị, gắn với lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng) trở thành tiêu chí nghệ thuật để người cầm bút hướng tới khai thác, học hỏi.
Trong kháng chiến, vận mệnh của Tổ quốc đòi hỏi sự đoàn kết đồng lòng của toàn dân tộc. Một cách tự nhiên, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dần trở thành khuynh hướng sáng tác chủ đạo của văn học giai đoạn 1945 - 1975. Khuynh hướng sử thi khiến đề tài, chủ đề trong văn học luôn gắn với những sự kiện lịch sử, tình cảm cộng đồng. Nhân vật trung tâm là lãnh tụ, là người chiến sĩ cách mạng, là quần chúng nhân dân được giác ngộ lí tưởng của Đảng, tràn đầy tinh thần yêu nước, chiến đấu quả cảm (Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Việt Bắc của Tố Hữu; Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài; Đất nuớ̛c của Nguyễn Đình Thi; Tây Tiến của Quang Dũng;...). Giọng điệu chủ đạo của văn học vì thế cũng là giọng ngợi ca, hùng ca, là lời hiệu triệu. Khuynh hướng sử thi gắn bó chặt chẽ với cảm hứng lãng mạn. Các nhà văn, nhà thơ luôn nhìn hiện thực trong quá trình phát triển cách mạng. Theo đó, văn học giai đoạn này tràn ngập những hình ảnh về sự hồi sinh, về sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, về niềm tin vào một tương lai đẹp đẽ như một tất yếu lịch sử.
Các tác giả tiêu biểu: Bên cạnh những nhà thơ và nhà văn giai đoạn trước năm 1945 "lột xác" để đi theo cách mạng như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài,..., văn học giai đoạn này có sự góp mặt của một loạt những cây bút mới: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Quang Dũng, Nguyễn Khải, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Trần Đăng Khoa,...
Những năm 1954 - 1975 ở miền Nam có sự song song tồn tại của hai bộ phận: văn học giải phóng và văn học nằm trong vùng quản lí của chính quyền Việt Nam cộng hoà. Bộ phận văn học giải phóng là "sự nối dài của văn học cách mạng hình thành trên miền Bắc". Bộ phận văn học trong vùng quản lí của chính quyền Việt Nam cộng hòa "phân hóa thành nhiều xu hướng, trào lưu, quan niệm khác nhau rất phức tạp, vừa quan hệ thuận chiều hay nghịch chiều với văn học cách mạng, vừa chịu ảnh hưởng của phương Tây, vừa nỗ lực tìm kiếm một lối đi riêng để khẳng định sự sáng tạo của mình". Một số tác giả tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn này: Trần Vàng Sao, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Trang Thế Hy, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Vũ Hạnh, Nguyễn Mộng Giác,...
- Từ năm 1975 đến nay: Sau Đại thắng 30-4, đất nước thống nhất. Văn học dần trở lại quỹ đạo hiện đại hóa trong sự mở cửa giao lưu và tiếp nhận những ảnh hưởng của văn học thế giới. Đây là giai đoạn của sự nhận thức lại những thành tựu và giới hạn của khuynh hướng sử thi (ở giai đoạn 1945 - 1975), cũng là giai đoạn nỗ lực để đổi mới văn học, đề cao trở lại ý thức về cá tính sáng tạo của người cầm bút nhằm đưa văn học thoát khỏi quán tính của tư duy minh hoạ ở giai đoạn trước; những yếu tố của hậu hiện đại cũng từng bước xuất hiện trong sáng tác. Kết quả: Trong văn xuôi, tinh thần dân chủ, lối viết đối thoại theo cảm quan hiện đại và hậu hiện đại với các thủ pháp tiêu biểu (dòng ý thức, liên văn bản, hiện thực huyền ảo, phân mảnh,...) dần trở thành chủ lưu của nền văn học. Trong thơ, người ta bắt gặp những ảnh hưởng đậm nét của thơ tượng trưng, siêu thực, tân hình thức,... Một hướng đi khác của cách tân thơ là sự trở về khai thác tư duy và biểu tượng của văn học tộc người trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số.
Đi theo hướng này, văn học Việt Nam đã chạm vào những chủ đề, những băn khoăn chung của toàn nhân loại: chiến tranh, thân phận của những chủ thể yếu thế (phụ nữ, những người di dân, trẻ em), sinh thái,. . Nhiều tác phẩm của các tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư,... đã được dịch, giới thiệu và nhận những giải thưởng của cộng đồng văn học thế giới.
Một số tác giả tiêu biểu: Bên cạnh những tác giả đã thành danh từ giai đoạn trước năm 1975 (Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Thanh Thảo, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa,...), làm nên diện mạo của văn học giai đoạn này là một loạt những gương mặt mới như Lưu Quang Vũ (kịch); Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Ngọc Tư,... (văn xuôi); Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Y Phương,... (thơ).
Câu hỏi 1 (trang 10 Chuyên đề Ngữ văn 12): Mối quan hệ giữa văn học thế giới và văn học dân tộc trong thời kì văn học hiện đại là gì?
Trả lời:
Mối quan hệ giữa văn học thế giới và văn học dân tộc trong thời kì văn học hiện đại có thể được hiểu là:
+ Tính dân tộc và tính hiện đại: Trong văn học nghệ thuật thời kì đổi mới, tính dân tộc và tính hiện đại đã, đang và sẽ tác động sâu sắc đến nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Tính dân tộc và tính hiện đại là hai thuộc tính căn bản của nền văn hóa dân tộc, xử lí đúng đắn mối quan hệ của chúng có ý nghĩa hệ trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới.
+ Văn học dân tộc và văn học thế giới: Văn học dân tộc hình thành và phát triển theo lịch sử. Sự hình thành các dân tộc ở phương Tây đưa tới sự hình thành các nền văn hóa dân tộc ở Châu Âu là một quá trình kéo dài nhiều thế kỉ. Văn học hiện đại được chia thành 3 giai đoạn, trong đó văn học Việt Nam có sự thừa kế tinh hoa của văn học truyền thống, bên cạnh đó là sự tiếp thu, du nhập tinh hoa của văn học các nước khác.
Câu hỏi 2 (trang 10 Chuyên đề Ngữ văn 12): Văn học hiện đại của Việt Nam có mấy giai đoạn? Nêu đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn.
Trả lời:
- Văn học hiện đại của Việt Nam chia làm hai giai đoạn chính sau:
+ Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: là giai đoạn văn học Việt Nam, qua bước đầu giao lưu với văn hóa, văn học phương Tây, từng bước biến đổi từ phạm trù văn học trung đại sang hiện đại. Văn học giai đoạn này được thông qua việc học tập các kinh nghiệm sáng tác từ phương Tây: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện đại…Ngoài ra văn học còn hướng tới đả phá luân lí Nho giáo, đề cao quyền sống cá nhân, hướng tới tái hiện chân thực đời sống của những số phận dưới đáy xã hội.
+ Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay: nền văn học đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Đi theo con đường này, những vấn đề về cách tân, hiện đại hóa văn học của giai đoạn trước năm 1945 tạm thời gác lại, nhường chỗ cho xu hướng đại chúng hóa. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn dần trở thành khuynh hướng sáng tác chủ đạo của văn học giai đoạn 1945 – 1975. Còn từ năm 1975 đến nay, nền văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, lấy tư tưởng nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân là nền tảng cho tư tưởng và cảm hứng nhân đạo.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại hay khác:
III. Viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
IV. Thuyết trình về một vấn để văn học hiện đại và hậu hiện đại
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học hiện đại và hậu hiện đại
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 2: Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học
- Chuyên đề Văn 12 Chuyên đề 3: Tìm hiểu phong cách sáng tác của một trường phát văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Cánh diều
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều