Soạn bài Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ - Kết nối tri thức
Với soạn bài Phần 1: Bản chất xã hội - văn hóa của ngôn ngữ trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 trong Chuyên đề 2 Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 11.
I. Tìm hiểu tri thức
1. Bản chất xã hội của ngôn ngữ
a. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất giữa các thành viên trong một cộng đồng. Chính do nhu cầu giao tiếp của cộng đồng đó mà ngôn ngữ hình thành, vì vậy nếu không có cộng đồng, tức xã hội, thì sẽ không có ngôn ngữ. Ngược lại, nếu không có ngôn ngữ thì cũng không tồn tại xã hội vì các thành viên trong một cộng đồng không thể giao tiếp với nhau để tổ chức các hoạt động chung. Ngôn ngữ thường được coi là một trong những căn cứ để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Chẳng hạn, tương ứng với dân tộc Việt, dân tộc Anh, dân tộc Pháp, dân tộc Nga, dân tộc Hán, dân tộc Nhật, dân tộc Hàn,... có tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Hàn (1),...
b. Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính "bẩm sinh" của con người. Tuy nhiên, khả năng "bẩm sinh" đó chỉ được hiện thực hoá nếu ngay từ đầu đời, đứa trẻ đã được sống trong một cộng đồng, trước hết là với những người thân trong gia đình. Nói cách khác, khả năng sử dụng ngôn ngữ chỉ được thể hiện trong môi trường xã hội. Nếu từ khi mới sinh ra, một đứa trẻ đã phải sống tách biệt với cộng đồng thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của nó sê không được hình thành và phát triển. Điều đó làm cho ngôn ngữ khác về cơ bản với những hiện tượng có tính chất bản năng ở con người như ăn, uống, đi lại,...
c. Ngôn ngữ của mỗi người không có tính chất di truyền như những đặc điểm về chủng tộc. Đứa trẻ sinh ra mang những đặc điểm di truyền của những người thuộc thế hệ trước như màu da, màu mắt, màu tóc,... nhưng tiếng mẹ đẻ của đứa trẻ trong nhiều trường hợp không phải là tiếng mẹ đẻ của cha mẹ sinh ra nó. Chẳng hạn, một đứa trẻ có bố mẹ đẻ là người Anh, nhưng được một gia đình người Hà Lan nuôi từ bé thì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Hà Lan.
Câu hỏi 1 (trang 36 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội.
Trả lời:
Ngôn ngữ và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xã hội chính là cơ sở để hình thành lên ngôn ngữ và ngôn ngữ phản ánh trình độ phát triển của xã hội đó. Các thành viên trong một cộng đồng (tức xã hội) sử dụng ngôn ngữ làm một phương tiện giao tiếp giúp người với người hiểu nhau hơn. Đồng thời, ngôn ngữ là một phương tiện giúp chúng ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Câu hỏi 2 (trang 36 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bạn hiểu như thế nào về nhận định: Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người?
Trả lời:
Nhận định: Khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người là chỉ con người từ khi mới sinh ra thông qua việc sống cùng cộng đồng, ngày ngày lắng nghe, quan sát sẽ dần hình thành và phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ.
2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
a. Vai trò cảu ngôn ngữ đối với văn hóa
Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hoá. Theo nghĩa rộng nhất của nó, văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra và làm nên đời sống của con người, bao gồm đời sống vật chất (ăn ở, sản xuất, đi lại,...), đời sống tinh thần (ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng,...) và quan hệ ứng xử của con người (giữa con người với con người, con người với thiên nhiên). Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với văn hoá, bởi vì:
- Ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần phong phú của mỗi cộng đồng, tức một phần không thể thiếu của văn hoá. Khó có thể hiểu đầy đủ về văn hoá của một dân tộc nếu không tìm hiểu về ngôn ngữ của dân tộc đó.
- Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản, phổ biến để biểu đạt và lưu giữ các giá trị về văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng,... Thông qua ngôn ngữ, có thể hiểu về các bộ phận cấu thành khác của văn hoá.
b. Ảnh hưởng của văn hóa đối với ngôn ngữ
Ảnh hưởng của văn hoá đối với ngôn ngữ thể hiện qua dấu vết của đời sống vật chất, đời sống tinh thần và quan hệ ứng xử của một cộng đồng để lại trong ngôn ngữ của họ. Vì vậy, qua cứ liệu ngôn ngữ, chúng ta cŭng hiểu được phần nào đặc điểm văn hoá của cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ đó. Tiếng Việt mang dấu ấn văn hoá Việt, nói cụ thể hơn, nó biểu hiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần và cách ứng xử của người Việt. Những biểu hiện đó có thể được nhận thấy rõ nhất qua một số nhóm từ ngữ và cách dùng từ ngữ thuộc các nhóm đó.
- Từ ngữ chỉ những sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi trong đời sống
Trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ và từ ngữ thông thường dùng lối nói so sánh, ẩn dụ mang dấu ấn đời sống gắn bó với ruộng đồng, cây trồng, sông nước,... của người Việt như: cơm no áo ấm, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, mặt trái xoan, tóc rễ tre, mắt lá răm, mặt lưỡi cày, lông mày lá liễu, dòng lịch sử, dòng đời, bến vinh quang,...
Thông qua cách dùng một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cŭng phát hiện ra những điểm đặc sắc trong cách nhận thức về thế giới, tức một phần trong văn hoá tinh thần của người Việt. Chằng hạn, từ lòng trong tiếng Việt chỉ "nơi chứa" của trạng thái tình cảm, cảm xúc: vui trong lòng, đồng lòng, phái lòng nhau, lòng yêu nước, ghi lòng tạc dạ, được lời như' cởi tấm lòng, ăn ở hai lòng,...; từ bụng, gan, mật, máu,... củng được người Việt dùng trong những cụm từ biểu đạt trạng thái tinh thần, một hiện tượng không thấy trong các ngôn ngữ châu Âu, như: tốt bụng, xấu bụng, to gan, cả gan, giận sôi gan, tím gan tím ruột, tức ưa mật, nóng máu, sôi máu,...(1).
- Từ ngữ xưng hô
Khác với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga,... tiếng Việt sử dụng phổ biến danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, chị, em, bố, mẹ, chú, bác, ông, bà,...) và danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (bác sĩ, thầy, giáo sư, giám đốc, bộ trưởng,...) để xưng hô. Cùng với những đại từ nhân xưng chính hiệu như tao, tớ, chúng tao, bọn tớ, mày, chúng mày,..., các danh từ này thường đánh dấu quan hệ tuổi tác, vị thế xã hội hoặc thái độ, tình cảm giữa người nói với người nghe. Nhiều ý kiến cho rằng việc dùng danh từ chỉ quan hệ thân tộc để xưng hô làm cho người nói và người nghe trở nên gần gŭi với nhau hơn, coi mọi người trong cộng đồng như người thân. Nhưng đồng thời, nó cŭng tiềm ẩn nguy cơ "gia tộc hoá" các quan hệ xã hội ở nhà trường, công sở, nơi mua bán,...
Các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt cŭng có thể được thay đổi linh hoạt trong quá trình giao tiếp, dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ giữa người nói và người nghe, chằng hạn chuyển xưng hô từ em - giám đốc sang tôi - anh, từ em - chị sang tôi - chị, từ anh - em sang tôi - cô,... Sự thay đổi này cho thấy các từ ngữ xưng hô có mối liên quan trực tiếp đến quan hệ tôn ti và sự ứng xử linh hoạt giữa người nói và người nghe trong giao tiếp tiếng Việt. Ngoài ra, phương châm "xưng khiêm hô tôn", gọi mình (xưng) thì khiêm nhường, gọi người giao tiếp với mình (hô) thì tôn kính, đề cao cũng được coi là thể hiện nét văn hoá Á Đông của người Việt, nhắt là người Việt thời trước, gần với cách dùng "kính ngữ"(2) trong một số ngôn ngữ khác thuộc khu vực văn hoá Á Đông như tiếng Nhật và tiếng Hàn.
c. Sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa
Do mối quan hệ khăng khít giữa ngôn ngữ và văn hoá nên sự đa dạng của ngôn ngữ nhân loại là biểu hiện của sự đa dạng về văn hóa trên thế giới. Đáng tiếc là sự đa dạng đó đang gặp phải những thách thức nghiêm trọng. Trên thế giới hiện có khoảng 7100 ngôn ngữ, nhưng chỉ khoảng 3% dân số toàn cầu đang sử dụng đến 96% các ngôn ngữ. Có đến 2000 thứ tiếng đang được dưới 1000 người bản ngữ sử dụng. Theo ước tính của UNESCO, khoảng một nửa các thứ tiếng trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỉ này. Khu vực A-ma-dôn (Amazon) ở châu Mỹ, vùng cận sa mạc Xa-ha-ra (Sahara) ở châu Phi, châu Đại Dương, Ớt-xtrây-li-a (Australia) và Đông Nam Á là những khu vực có nguy cơ sắp mất đi hầu hết các ngôn ngữ (1). Vì vậy, bảo toàn sự đa dạng của ngôn ngữ nhân loại là một vấn đề cấp bách của thế giới hiện nay.
Câu hỏi 1 (trang 38 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Vì sao nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa?
Trả lời:
Nói ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa vì:
- Ngôn ngữ là một phần thiết yếu trong đời sống tinh thần phong phú của mỗi cộng đồng, tức một phần không thể thiếu của văn hoá.
- Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản, phổ biến để biểu đạt và lưu giữ các giá trị về văn học, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng,...
Câu hỏi 2 (trang 38 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Trình bày một số biểu hiện của dấu ấn văn hóa Việt trong tiếng Việt.
Trả lời:
Một số biểu hiện của dấu ấn văn hóa Việt trong tiếng Việt:
- Trong tiếng Việt có nhiều thành ngữ và từ ngữ thông thường dùng lối nói so sánh, ẩn dụ mang dấu ấn đời sống gắn bó với ruộng đồng, cây trồng, sông nước,.. của người Việt như: cơm no áo ấm, chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, mặt trái xoan, tóc rễ tre, mắt lá răm, mặt lưỡi cày, lông mày lá liễu, dòng lịch sử, dòng đời, bến vinh quang,...
- Thông qua cách dùng một số từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những điểm đặc sắc trong cách nhận thức về thế giới, tức một phần trong văn hoá tinh thần của người Việt.
Câu hỏi 3 (trang 38 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Nêu sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác mà bạn biết. Bạn có nhận xét gì về sự khác biệt đó?
Trả lời:
Sự khác biệt về cách dùng từ xưng hô giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác: khác với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Việt sử dụng phổ biến danh từ chỉ quan hệ thân tộc (anh, chị, em, bố, mẹ, chú, bác, ông, bà,..) và danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (bác sĩ, thầy, giáo sư, giám đốc, bộ trưởng,..) để xưng hô. Cùng với những đại từ nhân xưng chính hiệu như tạo, tớ, chúng tao, bọn tớ, mày, chúng mày.... các danh từ này thường đánh dấu quan hệ tuổi tác, vị thế xã hội hoặc thái độ, tình cảm giữa người nói với người nghe. Việc dùng danh từ chỉ quan hệ thân tộc để xưng hô làm cho người nói và người nghe trở nên gần gũi với nhau hơn. Nhưng đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ "gia tộc hoá” các quan hệ xã hội ở nhà trường, công sở, nơi mua bán...
Câu hỏi 4 (trang 38 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ sự đa dạng của ngôn ngữ và sự đa dạng của văn hóa?
Trả lời:
Có thể nói sự đa dạng của ngôn ngữ nhân loại là biểu hiện của sự đa dạng về văn hóa trên thế giới bởi mỗi một dân tộc, mỗi một quộc gia hay một địa phương đều có nét đặc trưng rất riêng của dân tộc đó và cũng chỉ có những ngôn ngữ đó nói được hết những nét văn hóa đặc sắc của người dân khu vực đó.
Đọc văn bản Linh hồn tiếng Việt (Cao Xuân Hạo) và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1 (trang 40 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Bạn hiểu câu tục ngữ Chó treo mèo đậy là gì? Vì sao một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ép lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ rất đơn giản đối với nhiều người Việt?
Trả lời:
- Câu tục ngữ Chó treo mèo đậy: Ý khuyên cảnh giác cửa nẻo rương hòm để phòng trộm cuỗm mất. Nếu là chó thì treo đồ ăn thật cao để cho nó không với tới được chứ nếu có đậy mà để dưới đất là nó xơi…..còn mèo sức yếu nên ta có thể đậy lại và để dưới đất, chớ có dại mà treo trên cao vì mèo có khả năng trèo cây rất tốt và nhảy rất cao. Vì vậy, ngoài ý khuyên trên, câu tục ngữ còn đúc kết kinh nghiệm: con người muốn sống, muốn tồn tại phải biết cách ứng phó thích hợp, hợp lý nhất, phù hợp nhất với mọi việc xảy ra chung quanh.
- Một người nước ngoài giỏi tiếng Việt như I-vo Va-xi-li-ép lại không hiểu được câu tục ngữ có vẻ rất đơn giản đối với nhiều người Việt vì anh không phải người Việt, anh không hiểu hết được cái "hồn" của của ngôn ngữ, văn hóa người Việt Nam.
Câu hỏi 2 (trang 40 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Cao Xuân Hạo đã chứng minh về “linh hồn tiếng Việt” bằng cách nào? Bạn có đánh giá gì về cách chứng minh đó?
Trả lời:
- “Linh hồn của tiếng Việt” được tác giả chứng minh qua: "câu ca dao tục ngữ, của những câu Kiều, những câu ngâm của người chinh phụ vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần jeans hay váy đầm thời nay rung động trong từng đường gần thớ thịt của mình.". Cách chứng minh này của tác giả rất thú vị, dễ hình dung và dễ dàng tiếp cận với người đọc.
II. Luyện tập, vận dụng
Câu hỏi 1 (trang 41 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Tìm kiếm thông tin từ các nguồn mà bạn có thể tiếp cận và cho biết:
a. Những ngôn ngữ nào trên thế giới được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất?
b. Những ngôn ngữ nào được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất?
c. Những ngôn ngữ nào được dùng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất?
Trả lời:
a. Ngôn ngữ trên thế giới được nhiều người sử dụng với tư cách là tiếng mẹ đẻ nhất: tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha.
b. Những ngôn ngữ được sử dụng ở nhiều quốc gia nhất đó là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả-rập, tiếng Pháp.
c. Tiếng Anh là tiếng được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia nhất. Tiếp đến là tiếng Trung, tiếng Hindi, tiếng Tây Ban Nha…
Câu hỏi 2 (trang 41 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Tìm thêm những thông tin thú vị khác về các ngôn ngữ trên thế giới để chia sẻ trong nhóm hoặc trước lớp. Chọn một thông tin và thể hiện bằng sơ đồ hoặc biểu đồ.
Trả lời:
Trong tiếng Anh, câu so sánh rất hay được sử dụng. Ngoài mục đích so sánh đơn thuần, câu so sánh sẽ được sử dụng khi muốn nhấn mạnh ý trong câu.
1. So sánh hơn và So sánh nhất
- So sánh hơn dùng để so sánh giữa 2 người, sự vật về một đặc điểm, đặc tính nào đó
- So sánh nhất dùng khi bạn muốn so sánh giữa 3 người, sự vật về một đặc điểm, đặc tính nào đó trở lên
2. So sánh bằng
- So sánh bằng dùng để so sánh giữa 2 người, sự vật khi họ có sự tương đồng ở một đặc điểm, đặc tính nào đó.
3. Các cấu trúc so sánh đặc biệt
- So sánh kém: So sánh kém hơn với tính từ/trạng từ; so sánh kém hơn với danh từ; so sánh kém nhất.
- So sánh kép: So sánh kép trong câu đơn; so sánh kép trong câu kép.
Câu hỏi 3 (trang 41 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Tìm ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hoá của dân tộc (trong tiếng Việt, trong ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số ở nước ta hoặc một ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Hán, tiếng Nhật,...).
Trả lời:
- Ví dụ về một số hiện tượng trong ngôn ngữ thể hiện đặc điểm văn hóa của dân tộc: "Ý thức sử dụng ngôn ngữ, ý thức phát triển và bảo vệ ngôn ngữ như thế nào tùy thuộc vào mỗi cộng đồng, là hành vi văn hóa của cộng đồng. Chẳng hạn, chúng ta thấy nhiều dân tộc sử dụng chung một mẫu tự nhưng thái độ, ý thức, hình thức, mục đích sử dụng mẫu tự đó hoàn toàn khác nhau. Người Việt dùng mẫu tự Latinh để viết chữ quốc ngữ nhưng chắc chắn chữ quốc ngữ rất riêng, rất Việt Nam. Người Khmer sử dụng chữ viết của người Ấn Độ (chữ Bắc Phạn - Sanskrit vào thế kỷ VIII và chữ Nam Phạn - Pali vào thế kỷ XII) nhưng chắc chắn chữ Khmer khác rất xa so với chữ Ấn Độ. Người Nhật mượn mẫu tự Hán, làm thành hệ thống chữ Kanji(Hán tự) nhưng cách họ sử dụng chữ Hán không giống như người Hán trước đây và người Trung Quốc hiện nay. Là con đẻ của hai dân tộc Gôloa và German nhưng hậu duệ của họ - người Anh hiện nay, có tiếng nói khác với tiếng nói của hai dân tộc trên. Chữ viết của họ cũng khác. Tất cả những dẫn chứng này cho thấy, khi một dân tộc có tiếng nói và (hoặc) chữ viết riêng thì chắc chắn họphải có một nền văn hóa riêng. Ngược lại, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm, đặc trưng về văn hóa và nó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của dân tộc đó."
Câu hỏi 4 (trang 41 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu ý kiến của bạn về một vấn đề liên quan đến nội dung Phần 1, Chuyên đề 2 , chắng hạn: tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất, việc dùng tiếng Anh như ngôn ngữ toàn cẩu, khả năng phổ biến của E-xpê-ran-tô (Esperanto-quốc tế ngữ),...
Gợi ý:
- Hiện có nhiều thông tin phong phú và nhiều ý kiến trái ngược nhau về những vấn đề được gợi ý ở trên. Tìm đọc các thông tin và ý kiến đó để có cơ sở xác định một góc nhìn hay một quan điểm mà bạn cho là đúng đắn. Mỗi vấn đề sẽ đặt ra những câu hỏi riêng cần trả lời để chuẩn bị nội dung cho đoạn văn, chẳng hạn:
+ Tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mắt đang diễn ra như thế nào? Tình trạng đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của con người khống? Một ngôn ngữ bị mất đi có ảnh hưởng như thế nào đến sự đa dạng về văn hoá của nhân loại?
+ Tiếng Anh hiện đang được dùng rộng rãi như thế nào trên thế giới? Việc dùng tiếng Anh rộng rãi như vậy có những lợi ích và tác hại gì? Theo bạn, có nên dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ đẻ để dạy học trong nhà trường không, vì sao? Có nhiều người cho rằng một số nước phát triển nhanh nhờ dùng tiếng Anh thay thế cho tiếng mẹ đẻ, bạn có bình luận gì về ý kiến đó?
+ Quốc tế ngữ là gì? Bạn đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển, phổ biến của quốc tế ngữ? Dựa vào cơ sở nào mà bạn có đánh giá như vậy?
- Đoạn văn cần triển khai theo định hướng của kiểu văn bản nghị luận. Mở đầu đoạn, cẩn nêu một câu chủ đề (ý kiến, nhận định của bạn về vấn đề được bàn), phấn còn lại của đoạn sẽ trình bày lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho ý kiến, nhận định đã nêu.
Trả lời:
Ngày nay, việc giao thương giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được đẩy mạnh và ngôn ngữ chính là một trong những yếu tố thúc đẩy chúng. Việc sử dụng ngôn ngữ chung trên trường quốc tế ngày càng phổ biến và nó dần dẫn đến tình trạng nhiều ngôn ngữ trên thế giới có nguy cơ bị biến mất. Sự biến mất của một ngôn ngữ thường được biểu hiện ở sự ít được mọi người biết đến; ít được sử dụng. Đó là khi một quốc gia thay vì dạy người dân thứ ngôn ngữ của họ thì họ quyết định dạy người dân của họ ngôn ngữ chung được sử dụng. Điều đó khiến cho ngôn ngữ vốn có của dân tộc họ bị mai một. Làm sao chúng ta có thể phát triển một ngôn ngữ khi nó chỉ được nói ở những người cao tuổi? Họ nên biết rằng những người trẻ mới là những người truyền bá tư tưởng, văn hóa của đất nước họ và cần thiết phải dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho họ. Thật đáng buồn khi thế hệ trẻ lại không biết đến văn hóa, lịch sử của dân tộc mình. Sự mai một về ngôn ngữ cũng đồng nghĩa với việc phai nhòa về giá trị văn hóa bởi ngôn ngữ chính là một phần quan trọng tạo nên sắc thái riêng cho bản sắc văn hóa của một dân tộc. Chúng ta không nên vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi bằng sự biến mất của một nền văn hóa đã có giá trị từ bao đời nay. Hãy học và truyền bá sự đa dạng văn hóa của dân tộc mình bằng việc sử dụng tiếng nói của mình.
Câu hỏi 5 (trang 41 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11): Thuyết trình về một vấn đề ngôn ngữ mà bạn đã đề cập trong bài tập 4.
Trả lời:
HS trình bày vấn đề.
Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Văn 11 Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại hay khác:
Chuyên đề Ngữ văn 11 Phần 2: Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội
Chuyên đề Ngữ văn 11 Phần 3: Vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ trong giao tiếp
Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam
- Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 2: Tìm hiểu ngôn ngữ trong đời sống xã hội hiện đại
- Chuyên đề Ngữ văn 11 Chuyên đề 3: Đọc, viết và giới thiệu về một tác giả văn học
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Kết nối tri thức
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyên đề Văn 11 Cánh diều
- Giải lớp 11 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 11 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 11 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều