Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Chuyên đề Văn 10 Phần thứ nhất: Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian trong Chuyên đề 1 Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10.

Đọc văn bản

Về đặc điểm của tục ngữ Việt Nam

1. Nội dung của tục ngữ

Quá trình lao động là quá trình phát triển khoa học và văn nghệ. Trong lao động, lí trí của con người phát triển, cảm quan thẩm mĩ được tôi luyện, những sáng tác dân gian truyền miệng sản sinh trên cơ sở của lao động sản xuất. Lao động nhằm biến thiên nhiên phục vụ cho mình, nên con người phải có những hiểu biết tối thiểu về quy luật của thiên nhiên. Thời xưa, tuy chưa có khoa học, nhưng bằng kinh nghiệm, tổ tiên chúng ta cũng nắm được trong một chừng mực nhất định quy luật của thiên nhiên. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc bằng những câu xuôi tai hoặc vần vè và được phổ biến trong dân gian. Đó là những câu tục ngữ về thời tiết, về cày cấy, về trồng trọt, về chăn nuôi,… Trong quan hệ xã hội, giữa người với người, xuất hiện những câu tục ngữ rút từ sinh hoạt, có tính chất nhận xét, giải thích, khuyên răn, theo một luận lí và một thế giới quan nhất định.

Trong những việc đối nhân xử thế, người trí thức thời xưa thường viện những lời lẽ thánh hiền để bênh vực ý kiến của mình; trong trường hợp ấy, người nông dân chỉ cần kể ra một câu tục ngữ xen vào câu chuyện là người nghe đồng ý, vì tục ngữ là ý kiến tập thể chung. Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lí trí nhiều hơn là do cảm xúc, tư tưởng đúc lại. Biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là tính chất mạnh hơn cả. Tục ngữ còn là những câu theo thói quen mà nói, nó là những câu thông tục. Tóm lại, về nội dung, tục ngữ là những sự nhận định sau kinh nghiệm của con người ta về lao động, về sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, cuộc sống trong xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú vừa, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ.

- Như về khí tượng (sau dùng theo nghĩa bóng, rộng hơn ra) có những câu:

Quá mù ra mưa.

Sương sa, hoa nở.

Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa …

- Về việc đời có những câu:

Vỏ quýt dày, móng tay nhọn.

Cái sảy nảy cái ung.

Cõng rắn cắn gà nhà …

- Về lao động và sản xuất, có những câu:

Một lượt tát, một bát cơm.

Lúa dé là mẹ lúa chiêm.

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.

Những nhận xét, những kinh nghiệm trên đây cũng không thể một ngày mà có; phải sau một thời gian nào đó mới ổn định thành một thứ phương châm. Có những câu tục ngữ chỉ có ý nghĩa ở một địa phương, nhưng lại có những câu được lưu truyền rộng rãi, nên nó được sự sửa chữa của nhiều người, trở thành những câu giáo huấn, chỉ đạo cho người đời. Đó là đặc điểm của tục ngữ: nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những bài do cảm xúc mà có.

2. Hình thức của tục ngữ

Tục ngữ là những câu được nhiều người sửa chữa, truyền đi nhiều địa phương và chọn lọc qua nhiều thế hệ. Mới đầu, nó có thể chỉ là những câu xuôi tai, hợp lí, sau mới trở nên những câu gọn gàng, cân đối hay vần vè. Trong số những câu tục ngữ, vẫn còn những câu xuôi tai, ví dụ:

Làm phúc phải tội.

Đói thì đầu gối phải bò.

Gà què ăn quẩn cối xay …

- Hay câu:

Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận.

- Lại có những câu vừa vần vè, vừa cân đối, như câu:

Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

- Tục ngữ không nhất thiết vần vè. Có một số câu không vần và cũng không cân đối như:

Ba bè, bảy bối.

Cả vốn lẫn lãi.

Có tiếng không có miếng…

- Lại có những câu tuy không vần vè, nhưng hai vế ở mỗi câu rất đối nhau, như:

No nên bụt, đói ra ma.

- Nhưng ở tục ngữ, những câu không vần vè là số ít; hầu hết tục ngữ đều có vần, và vần rất phong phú. Ở những câu tục ngữ ngắn, vẫn thường là vần lưng, nghĩa là vần ở giữa câu. Như những câu bốn chữ:

Bút sa, gà chết.

Có tật, giật mình…

- Những câu năm chữ:

Cơm treo, mèo nhịn đói.

Việc bé, xé ra to…

- Những câu sáu chữ:

Ăn lấy chắc, mặc lấy bền.

Một cậu nhịn, chín câu lành.

Đó là những câu vần lưng và vần sát, nghĩa là vần kề liền nhau, như: sa – gà; tật – giật; treo – mèo; chắc – mặc;… Còn có những câu vần lưng, nhưng là vần cách:

- Cách một chữ như:

May tay, hơn hay thuốc;

Khỏi lỗ thì vỗ về;

Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con …

- Cách hai chữ như:

Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão;

Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm…

- Cách ba chữ như:

Càng thắm thì lại mau phai

Thoang thoảng hoa nhài càng được thơm lâu…

- Và câu:

Có cây mới có dây leo

Có cột, có kèo, mới có đòn tay…

­ Những câu lục bát trên đây, người ta thường gọi là “lục bát biến thể”.

Đến lối gieo vần cách năm chữ thì tiến đến thể lục bát thông thường. Ví dụ câu sau đây:

Cá tươi thì xem lấy mang

Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai.

Có nhiều câu ca dao thể lục bát cũng gieo vần như trên. Căn cứ vào cách gieo vần của tục ngữ, ca dao, từ vần sát đến vần cách một, cách hai, cách ba, cách năm chữ, chúng ta thấy xuất hiện thể lục bát. Vậy mới có thể nói: thể lục bát đã xuất hiện trước nhất ở văn học dân gian, cụ thể là ở tục ngữ và ca dao, vì ở văn học thành văn hay văn học bác học của ta, văn vần đã dựa quá nhiều vào các thể loại Trung Quốc theo đường lối thi cử do các triều vua quy định và đã không có những lối gieo vần từ sát đến cách như chúng tôi đã trình bày ở trên.

Khi phân đoạn thành những câu riêng rẽ, người ta thấy vần ở tục ngữ rất phong phú, có khi vần ở chữ đầu câu dưới, vần ở chữ thứ hai câu dưới, ở chữ thứ ba câu dưới,… Nhưng thật ra cũng chỉ là những vần sát, vần cách như chúng tôi đã kể trên.

- Vần ở đầu câu, như:

Khôn cho người ta rái,

Dại cho người ta thương;

Dở dở ương ương,

Chỉ tổ người ta ghét.

- Vần ở chữ thứ hai câu, như:

Cơn đằng đông,

Vừa trông vừa chạy;

Cơn đằng tây,

Vừa cày vừa ăn.

Lối gieo vần ở tục ngữ đã làm khuôn mẫu cho nhiều thể thơ. Như trong truyện Phật bà Quan Âm, có những câu gieo vần ở chữ thứ tư câu dưới (lục bát biến thể, như đã nói ở trên):

Này chuyện con vua Thủy Thần,

Thái tử đi tuần, đội lốt lí ngư.

Cả những lối đối chữ, đối nghĩa, tục ngữ cung cấp cho các nhà thơ những hình thức phong phú có thể làm cho nội dung câu thơ nổi hơn hết.

Như vậy, thể thơ lục bát và song thất lục bát của ta dã bắt nguồn từ lối gieo vần của tục ngữ, ca dao.

Nhịp bình thường của câu thơ là nhịp đôi, câu sáu có ba nhịp, câu tám có bốn nhịp. Đôi khi câu sáu gồm hai nhịp ba và câu tám gồm hai nhịp ba, một nhịp hai.

Trong mỗi câu, cứ chữ cuối của nhịp trước là bằng thì chữ cuối của nhịp sau là trắc và ngược lại. Các chữ cuối nhịp phải lần lượt bằng, trắc xen nhau. Riêng chữ thứ sáu và chữ thứ tám trong câu tám tuy đều là bằng, nhưng không được cùng một thanh. Nếu chữ này là “phù bình thanh” thì chữ kia phải là “trầm bình thanh”, hoặc trái lại.

Xét về cả hai mặt nội dung và hình thức, tục ngữ là một loại văn học dân gian đã phát triển trước ca dao. Vì những lí do sau đây: tục ngữ là những câu ngắn, có câu chỉ là một lời nói xuôi tai, không vần vè, nhiều câu có thể xuất hiện vào thời tiếng nói của ta chưa phát triển mấy. Còn ca dao, ngay ở những bài được coi là cổ, như bài: “Tay cần con dao, làm sao cho sắc… ”, nhạc điệu cũng đã rất phong phú và lời cũng rất chắc, biểu hiện những hình ảnh diễn biến, tiến lên từng cung bậc một, theo cử chỉ, hành động của người hái củi, đủ tả hết tình ý của anh ta trong lúc “một mình thui thủi” ở rừng sâu. Về mặt khác, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người về muôn mặt, nên chỉ có thể phát triển vào thời mà đời sống xã hội đã phức tạp.

Tóm lại, khi nói: ‘tục ngữ, ca dao có thể xuất hiện cùng với thần thoại và truyền thuyết” là nói những tục ngữ, ca dao còn thô sơ, cũng như người ta nói: “tiếng hát xuất hiện trong lao động sau khi loài người có tiếng nói” thì tiếng hát ấy cũng không phải như tiếng hát của chúng ta ngày nay.

(Theo Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ Ca dao Dân ca Việt Nam –

in lần thứ 11 có sửa chữa và bổ sung, NXB KHXK, tr. 48 – 53)

Câu hỏi 1 (trang 11 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Xác định vấn đề được tác giả trình bày trong văn bản trên. Theo bạn, vấn đề đó liên quan đến phạm vi đối tượng nào dưới đây?

a. Một tác phẩm văn học dân gian.

b. Một thể loại văn học dân gian.

c. Một hình tượng hay một chi tiết nghệ thuật trong văn học dân gian.

d. Một đặc trưng của văn học dân gian.

Trả lời:

Đáp án đúng là: b.

Một thể loại văn học dân gian.

Câu hỏi 2 (trang 11 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Tục ngữ Việt Nam được tác giả tìm hiểu từ phương diện nào? Mỗi phương diện ấy lại được xem xét từ các yếu tố nào? Hãy tóm tắt nội dung bài viết bằng một sơ đồ.

Trả lời:

- Tác giả trình bày tục ngữ Việt Nam ở hai phương diện: nội dung và hình thức.

- Mỗi Phương diện được xem xét từ các yếu tố sau:

+ Trong phương diện nội dung, tác giả xem xét ở các yếu tố kinh nghiệm về lao động sản xuất, đời sống gia đình, đời sống xã hội.

+ Trong phong diện hình thức, tác giả xem xét ở các yếu tố: đối, vần, nhịp, thanh điệu. Vần trong tục ngữ chủ yếu là vần lưng với nhiều dạng: cách hai chữ, ba chữ, năm chữ,...

- Sơ đồ tóm tắt nội dung bài viết:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 (trang 11 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Trong các thao tác dưới đây, những thao tác nào được tác giả sử dụng để triển khai vấn đề?

Phân tích

Tổng hợp

So sánh

Thống kê

Trả lời:

Các thao tác được sử dụng trong văn bản:

- Phân tích: Chia vấn đề (tục ngữ) ra thành các mặt, khía cạnh (hình thức và nội dung) để làm rõ đặc điểm của đối tượng. Trong từng mặt, từng khía cạnh lại tiếp tục chia nhỏ, nêu dẫn chứng và lí giải các chi tiết nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn. Về hình thức tục ngữ, tác giả đã các định nhiều loại vần, đi sâu vào từng trường hợp, có dẫn chứng cụ thể.

- Tổng hợp: Sau khi phân tích các mặt biểu hiện của nội dung tục ngữ, tác giả có tổng hợp lại thành một ý khái quát ở cuối đoạn 2. Hoặc là, sau khi phân tích nội dung các câu tục ngữ về khí tượng, về việc đời và lao động, cô đọng thành những Phương châm, tác giả tổng hợp lại trong câu: “Đó là đặc điểm của tục ngữ: nội dung của nó khác với ca dao và dân ca, hầu hết đều là những bài do cảm xúc mà có”.

- So sánh: Trong phần cuối, sau khi phân tích nội dung và hình thức tục ngữ, tác giả đã đối chiếu ca dao với tục ngữ để làm rõ sự ra đời sớm của lục ngữ.

- Thống kê: Để tăng thêm phần thuyết phục và cung cấp tri thức cho người đọc, VB đã dùng cách liệt kê những trường hợp các câu tục ngữ có vần liền kề nhau: sa - gà; tật -giật, treo – mèo, đặc – mặc,...

Câu hỏi 4 (trang 11 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Thử hình dung về cách làm việc của tác giả để đưa ra những nhận định hay kết luận trong văn bản: tác giả đã tìm hiểu, thu thập thông tin bằng những cách nào (tập hợp, thu thập, phân loại các câu tục ngữ, tham khảo bài viết của người khác, …)?

Trả lời:

- Tác giả phải thu thập, phân loại các câu tục ngữ theo nhiều yêu cầu như tập hợp, phân nhóm câu để khảo sát về nội dung, hình thức.

- Tìm các ví dụ câu tương ứng với các dạng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh.

- Liên hệ trích dẫn thể loại khác; trích dẫn ý kiến của các nhà nghiên cứu khác hay của mình từ các bài viết khác.

Câu hỏi 5 (trang 11 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Từ bài viết trên, bạn rút ra được điều gì về các nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?

Trả lời:

- Khi nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian chúng ta cần:

+ Xác định vấn đề nghiên cứu

+ Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu.

+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu

+ Xác định cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

I. Khái quát về vấn đề văn học dân gian

1. Văn học dân gian

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ có từ thời xa xưa của quần chúng nhân dân, được sáng tác và phổ biến, truyền bá chủ yếu theo phương thức truyển khẩu, bằng cả văn xuôi lẫn văn vần hoặc bằng những loại hình văn hóa khác có yếu tố văn học. Hầu như mọi dân tộc đều có văn học dân gian. Văn học dân gian gồm nhiều thể loại, nhóm thể loại, tùy theo mỗi góc nhìn mà có cách phân loại riêng. Tuy nhiên, người ta thường nói đến các nhóm thể loại, thể loại sau đây: 1) nhóm thể loại tự sự dân gian với các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyền thơ, vè,…; 2) nhóm thể loại trữ tình dân gian (hay thơ ca dân gian) với ca dao, dân ca,… 3) nhóm thể loại sân khấu dân gian với chèo cổ, tuồng đồ, múa rối,… Ngoài ra còn có các thể loại khác thiên về lí trí như tục ngữ, câu đố,…

Mỗi thể loại, nhóm thể loại nêu trên đều có các điểm riêng cần lưu ý khi thực hiện nghiên cứu một vấn đề liên quan.

Khi đọc một bài ca dao, nghe một câu dân ca hay kể một câu chuyện cổ tích, chúng ta có thói quen sẽ suy nghĩ về các tác phẩm đó giống như đọc một bài thơ, một truyện ngắn hoặc nghe một bản nhạc nhằm mục đích giải trí. Kì thực, các tác phẩm văn học dân gian có những đặc điểm sáng tác, hoàn cảnh thể hiện và cách thưởng thức khác xa văn học viết. Do đó, khi nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề của văn học dân gian, bên cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về văn học, thể loại văn học nói chung, bạn còn phải tự trang bị thêm cho mình những kiến thức, kĩ năng phù hợp với việc nghiên cứu, tìm hiểu một vấn đề thuộc lĩnh vực này.

2. Vấn đề văn học dân gian

Văn học dân gian còn được đến ngày nay phần lớn là tồn tại trong các đơn vị tác phẩm, thuộc một thể loại nhất định. Bên cạnh việc phân tích tác phẩm truyện cổ dân gian như trong sách Ngữ văn 10 đã học, bạn còn nên biết cách nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Vậy, thế nào là một vấn đề văn học dân gian?

Vấn để là một điều gì đó (thường có mâu thuẫn hoặc chưa rõ ràng) cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết. Vấn đề văn học dân gian có thể là những sự kiện chưa rõ, những chi tiết có nhiều cách hiểu, những công thức mang nhiều ý nghĩa, những nhân vật gây nhiều tranh luận,… trong các tác phẩm hoặc các thể loại văn học dân gian thành một số loại như sau:

Loại vấn đề liên quan đến một tác phẩm cụ thể ( một truyền thuyết, một truyện cổ tích, một bài ca dao,…) như: sự trùng khớp hay khác biệt giữa các dị bản của một bài ca dao, một truyện cổ tích, một truyện truyền thuyết, …; hiện tượng đổi vần và đảo từ ngữ trong bài: Trong đầm gì đẹp bằng sen…; Con mèo mà trèo cây câu… là tự sự hay trữ tình, thể hiện thông điệp gì?

Loại vấn đề liên quan đến một hình tượng nhân vật, một chi tiết nghệ thuật như: hình tượng nhân vật chính diện, phản diện, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi; hình tượng tiên bụt trong truyện / nhóm truyện cổ tích thần kì; yếu tố phi lí, yếu tố thanh / tục, lối nói ngược trong một bài ca dao,…

Loại vấn đề liên quan đến đặc điểm nội dung, hình thức của một hay một số thể loại như: cách gieo vần trong tục ngữ, sự gần gũi giữa tục ngữ và ngụ ngôn, khác biệt giữa tục ngữ với ca dao, cái kết có hậu trong truyện cổ tích, vai trò của đoạn kết trong văn bản truyền thuyết,…; hoặc việc phân loại, xác lập hệ thống thể loại của văn học dân gian,…

Loại vấn đề liên quan đến các đặc trưng của văn học dân gian như: diễn xướng, ảnh hưởng qua lại giữa văn học viết,…

II. Tìm hiểu cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian

Xác định đề tài, mục đích và lập kế hoạch nghiên cứu

a, Xác định đề tài nghiên cứu

Xác định đề tài nghĩa là khoanh vùng lấy một khía cạnh, một mảng hay một nhánh trong nhiều mặt của văn học để tìm hiểu. Trong lĩnh vực được chọn đó, đề tài nghiên cứu là những sự việc có chứa mâu thuẫn, còn chưa rõ, còn nhiều tranh luận, tức là có vấn đề. Để có sự khoanh vùng các lĩnh vực trong văn học dân gian, bạn có thể sử dụng mô hình cây mục tiêu hoặc sơ đồ tư duy để phân chia làm rõ các mảng / nhánh vấn đề của một nền văn học:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trong hai sơ đồ trên, sơ đồ bên trái gợi ý nghiên cứu một số yếu tố thuộc hình thức của ca dao. Từ những cụm từ quan trọng chỉ các yếu tố mà sơ đồ này gợi lên, có thể xác lập các đề tài nghiên cứu, chẳng hạn:

Cách lựa chọn từ ngữ gợi tả hay biểu cảm qua một số bài ca dao

Cách sử dụng hình ảnh và biểu tượng trong một hay một số bài ca dao

Biện pháp so sánh trong các bài ca dao so với vần, nhịp trong tục ngữ

Sơ đồ bên phải gợi ý nghiên cứu một số yếu tố thuộc nội dung của truyền thuyết. Từ những từ ngữ quan trọng chỉ các yếu tố mà sư đồ này gợi lên có thể xác lập các đề tài nghiên cứu, chẳng hạn:

Đặc điểm của nhân vật truyền thuyết qua một số truyền thuyết Việt Nam thời đại Hùng Vương

Cảm hứng ngợi ca lịch sử của cộng đồng trong truyền thuyết

Bối cảnh lịch sử - văn hóa sản sinh tác phẩm truyền thuyết

Chuỗi sự kiện và cách kết thúc trong truyền thuyết

Sau khi đã chọn được lĩnh vực, diễn đạt vấn đề đó thành một ý tưởng, bạn có “đề tài nghiên cứu”. Đề tài nghiên cứu thường là một cụm từ hay một mệnh đề chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu. Các ví dụ về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp so sánh, vần, nhịp,… trong ca dao; về nhân vật, cảm hứng, lịch sử - văn hóa, sự kiện trong truyền thuyết vừa nếu trên đây chính là các ý tưởng được nêu dưới dạng đề tài nghiên cứu văn học dân gian.

Trong quá trình xác định đề tài, bạn nêu lưu ý đến “tính vấn đề” trong đề tài. Tính vấn đề nghĩa là trong đối tượng nghiên cứu còn chứa đựng những mâu thuẫn, những điều chưa rõ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo, cần phân tích, lí giải từ những góc nhìn mới. Đề tài có tính vấn đề giúp bạn có trọng tâm để thực hiện, giới hạn phạm vi nghiên cứu và tăng khả năng thành công. Còn đề tài chưa có tính vấn đề nghĩa là thiếu những yếu tố cần phải giải quyết, nó có phạm vi quá rộng hay quá hẹp, dễ gây lạc đề hoặc không đủ tầm để nghiên cứu. Bảng so sánh sau đây giúp bạn phân biệt đề tài nghiên cứu có tính vấn đề và đề tài nghiên cứu chưa có tính vấn đề:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

b, Xác định mục đích, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Công việc sau khi có đề tài nghiên cứu là bạn sẽ xác định “mục đích nghiên cứu”.

Mục đích nghiên cứu là trạng thái mong muốn có được sau khi tiến hành tìm cách nghiên cứu, giải quyết vấn đề. Mục đích thường giải quyết, làm rõ những góc khuất, những điều chưa rõ hoặc nhũng mâu thuẫn có trong “vấn đề”. Cũng có khi, mục đích là tìm ra cái mới, cái độc đáo trong những vấn đề rất quen thuộc. Chẳng hạn, mục đích của bài nghiên cứu về tục ngữ nêu trên là phát hiện ra đặc điểm về hình thức và nội dung của tục ngữ. Những đặc điểm này vốn dĩ một số người có thể hiểu sơ lược, nhưng lập luận và phân tích một cách có hệ thống như vậy thì phải qua công trình của Vũ Ngọc Phan.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bạn hãy tiếp tục xác định mục tiêu nghiên cứu cho các đề tài còn thiếu trong bảng trên đây.

Từ những mục tiêu nghiên cứu, bạn phải thiết lập một hệ thống các luận điểm lập thành đề cương nghiên cứu. Để các luận điểm không bị lạc đề và trùng lặp, bạn cần đặt câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu. Hai yếu tố này giúp cho bạn xây dựng các luận điểm nghiên cứu một cách chặt chẽ, có trọng tâm. Câu hỏi nghiên cứu thể hiện những hình dung của bạn về vấn đề cốt lõi cần giải quyết. Giả thuyết là một kết luận giả định về bản chất của vấn đề do bạn đưa ra để chứng minh (nếu nó đúng) hoặc bác bỏ (nếu nó sai). Với những đề tài có tính vấn đề, bạn dễ dàng đặt câu hỏi, và từ câu hỏi mà nêu giả thuyết nghiên cứu.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Tham khảo vấn đề, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu ở các ví dụ 1, 3, 5 trong bảng trên, bạn hãy xác định câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu cho các vấn đề 2, 4.

c, Lập kế hoạch nghiên cứu

Để bài nghiên cứu thành công, đúng tiến độ và đạt mục tiêu, bạn cần phải định ra các công việc sẽ làm, xác lập các mốc thời gian, dự kiến những sản phẩm có được. Công việc đó chính là lập ra kế hoạch nghiên cứu.

Hình thức của kế hoạch có thể tùy vào người lập miễn sao đảm bảo yêu cầu rõ ràng, dễ đọc dễ hiểu, dễ thực hiện; khuyến khích sử dụng các biểu tượng để kích thích cảm xúc người xem, giúp người thực hiện dễ hình dung ra công việc.

Nội dung của kế hoạch, ngoài mục tiêu, đề cương cần có đủ thông tin. Ví dụ:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

2. Thu thập thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu

a. Thu thập thông tin từ các tài liệu

Có nhiều loại tài liệu trong nghiên cứu văn học dân gian và mỗi loại tài liệu có một cách sưu tầm.

Tài liệu từ sách, báo, tạp chí,…

Tài liệu từ internet

Tất cả các tài liệu đều phải được ghi rõ nguồn gốc và được tập hợp thành thư mục. Có nhiều cách để lập thư mục, nhưng phổ biến nhất là dùng Phiếu thông tin để thu thập và ghi chép khi đọc mỗi tài liệu. Trong phiếu này, có ba yếu tố quan trọng, cần bạn ghi chép là: Biết (nội dung chính và thông điệp của tác giả); Hiểu (các thông tin có liên quan cần cho đề tài nghiên cứu); Dùng (“Trích nguyên văn các nội dung, quan trọng phục vụ cho dẫn chứng khi viết báo cáo” – số trang).

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

b, Thu thập thông tin qua tìm hiểu, phỏng vấn chuyên gia

Ngoài việc đọc sách báo, một trong những cách thu thập thông tin mà những người nghiên cứu văn học dân gian hay sử dụng là phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia. Do có nhiều sự kiện, nhân vật hoặc chi tiết mà tác phẩm phản ánh đã không còn hiện diện trong đời sống hiện đại nên việc tham khảo ý kiến chuyên gia là rất cần thiết và tiết kiệm thời gian, công sức. Điều này vừa giúp cho bạn hiểu đúng vừa tránh những suy diễn và phân tích không cần thiết.

Chẳng hạn, nếu bạn thấy trong truyện Tấm cám, chi tiết kết thúc có phần mâu thuẫn với truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, bạn tìm hiểu nhiều nhưng không biết ý kiến trên tài liệu nào là đúng. Bạn hãy sử dụng cách thức hỏi chuyên gia. Hãy đọc văn bản sau để biết cách đặt câu hỏi và các thông tin nhận được từ chuyên gia.

Văn bản

PGS. Chu Xuân Diên: Văn học dân gian không có bản chính thức duy nhất

Thứ hai, 14 – 11 – 2011 10:21 (GMT + 7)

Những ngày vừa qua, dư luận xôn xao về việc sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 10 đã thay đổi đoạn kết trong câu chuyện cổ tích quen thuộc Tấm cám. Xung quanh vấn đề này, phóng viên (PV) đã có cuộc trao đổi với PGS. Chu Xuân Diên, nguyên Trưởng bộ môn Văn hóa dân gian, Trường Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn, người có nhiều năm nghiên cứu văn học dân gian.

PV: Ông nhận xét như thế nào xung quanh chuyện tranh cãi về đoạn kết truyện Tấm cám trong sách giáo khoa lớp 10?

PGS. Chu Xuân Diên: Vào khoảng những năm 2002 – 2003, sinh viên khoa Ngữ Văn – Báo chí khi ấy có tổ chức một chuyến sưu tầm thơ văn dân gian ở Bạc Liêu, tôi có đề nghị các em chú ý xem người dân ở đây kể truyện Tấm cám như thế nào. Kết quả, các em đã ghi nhận 17 lời kể Tấm cám khác nhau, trong đó đoạn kết có nhiều kiểu.

Nhắc đến điều đó để cho thấy, cần ghi nhớ, Tám cám là truyện dân gian, mang tính truyền khẩu. Mà đã truyền khẩu thì việc tồn tại những dị bản khác nhau là hết sức bình thường. Bản Tấm cám dùng trong sách giáo khoa hiện nay chủ yếu dựa vào bản kể trong “Truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam” (1961) do nhà văn Vũ Ngọc Phan làm chủ biên. Mà bản này lại có phần giống bản của GS. Nguyễn Đổng Chi trong tập bốn, bộ “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”.

Thực ra, so với các truyện cổ tích khác, Tấm cám là một tác phẩm tương đối đặc biệt, vì trong số dị bản có một số dị bản có cái kết “khác thường”, cho nhanh vật chính có sự thay đổi về tính cách, điều hiếm xảy ra với các truyện cổ tích. Chính vì thế, không phải đến bây giờ mới nảy sinh các tranh cãi về đoạn kết Tấm cám mà đã nhiều lần, giới khoa học đề cập đến vấn đề này trong các công trình nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam.

PV: Vậy theo PGS, truyện Tấm cám trong sách giáo khoa có nên thay đổi đoạn kết hay không và nế thay đổi thì nên như thế nào mới hợp lí?

PGS. Chu Xuân Diên: Với trường hợp Tấm cám, đây là một tác phẩm đặc thù nên khi giảng dạy ở trường học, chỉ cẩn lựa chọn một dị bản phù hợp với ý nghĩa của truyện là người tốt được hưởng hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng phạt là đủ. Phần kết hiện nay nếu cảm thấy nhạy cảm thì hoàn toàn có thể chọn một dị bản có phần kết nhẹ nhàng hơn, như một số dị bản cho vua hoặc ông trời là người trừng phạt.

Bên cạnh đó, sách nâng cao, sách dành cho giáo viên có thể mở rộng thêm bằng cách giới thiệu những dị bản, nhất là những dị bàn có phần kết khác biệt hoàn toàn để học sinh có thể hiểu thêm.

Đừng hiểu nhầm là cứ đưa vào sách giáo khoa là trở thành tác phẩm chuẩn mực khó thay thế, cần phải chú ý rằng, trong văn học dân gian, không có cái gọi là bản chính thức duy nhất, có thể thay thế cho mọi dị bản, vì thế việc sửa chữa hay thay thế dị bản này bằng dị bản khác cũng không phải là chuyện không thể.

Tuy nhiên, không nhất thiết tác phẩm nào cũng vậy, do Tấm cám có những bị bản khác nhau hoàn toàn về tính cách nhân vật nên mới bổ sung thêm. Còn nhiều truyện dân gian, cổ tích khác, các dị bản chỉ khác nhau một số chi tiết phụ, không quá quan trọng thì ở cấp trường học không cần bổ sung thêm các dị bản khác.

Câu hỏi 1 (trang 20 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Bài phỏng vấn có mấy phần? Nội dung từng phần là gì?

Trả lời:

Bài phỏng vấn có hai phần:

- Quan điểm của PGS. Chu Xuân Diên về cuộc tranh luận quanh cái kết của truyện Tấm Cám tróng SGK lớp 10.

- Đề xuất của PGS. Chu Xuân Diên về cách xử lí các vấn đề dễ gây tranh luận kiểu như truyện Tấm Cám.

Câu hỏi 2 (trang 20 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Bài phỏng vấn được thực hiện trong bối cảnh nào, nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tháng 11 – 2011, dư luận xôn xao về việc SGK Ngữ văn 10 đã thay đổi đoạn kết trong câu chuyện cổ tích quen thuộc Tấm Cám. Với nhiều ý kiến trái chiều xuất hiện trên báo chí, PV đã thực hiện hỏi ý kiến chuyên gia nhằm mục đích có cái nhìn rõ ràng, thấu dáo và mang tính khoa học hơn về vấn đề.

Câu hỏi 3 (trang 20 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Vì sao phóng viên chọn người trả lời phỏng vấn là PGS. Chu Xuân Diên?

Trả lời:

Vì PGS Chu Xuân Diên là người đã từng công tác và có vị trí ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu (nguyên Trưởng bộ môn Văn hoá dân gian, Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn). Đồng thời là người có chuyên môn cao (Phó Giáo sư) và có nhiều kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu văn học dân gian) nên đủ vị thế chuyên gia để trả lời các vấn đề còn nhiều quan điểm trái chiều.

Câu hỏi 4 (trang 20 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Nhận xét về cách đặt một câu hỏi và bố trí các câu hỏi của phóng viên.

Để tiến hành phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị trước các câu hỏi, ghi thành Phiếu hỏi chuyên gia để tránh thiếu thông tin hoặc lệch mục tiêu khi phỏng vấn. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc các phương tiện khác với sự đồng ý của chuyên gia.

Trả lời:

+ Khi đặt một câu hỏi, người hỏi dùng các đại từ phù hợp để xung hố (ông) nhằm trong tác và kết nối với người trả lời. Ngôn từ có chú ý tính lịch sự, đúng vị thế của người trả lời.

+ Việc bố trí câu hỏi được tính toán kĩ, nội dung vấn đề đang có mâu thuẫn được hỏi trước để chuyên gia lí giải nguyên nhân. Sau đó, đặt câu hỏi để tìm ra giải pháp cho việc ấy và những việc tương tự trong tương lai,

Thực hành: Bạn hãy dùng mẫu phiếu hỏi sau và thực hiện phỏng vấn về một đề tài mà bạn đã chọn nghiên cứu:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Gợi ý thực hiện:

- HS chia thành các nhóm

- Cùng chọn một vấn đề cần phỏng vấn chuyên gia

- Chọn một chuyên gia

- Tiến hành đặt một số câu hỏi và ghi ra phiếu để chuẩn bị

- Các nhóm trình bày và so sánh kết quả

- Rút ra kết luận.

c, Ghi chép trải nghiệm thực tiễn

Điểm quan trọng của việc trải nghiệm là ghi lại cảm xúc của chính bản thân khi bạn tham gia vào sự kiện muốn tìm hiểu, nhất là khi tham gia một buổi sinh hoạt văn hóa nhằm tìm ra nét đặc trưng của tác phẩm nghiên cứu. Bên cạnh việc theo dõi trình tự diễn ra của sự kiện, bạn cần ghi lại suy nghĩ, cảm xúc của bản thân ngay lúc đó. Điều này sẽ không có được nếu bạn chỉ đọc văn bản.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Cụ thể hơn về người tham gia:

Ông Thạch Thuôl:

64 tuổi, làm ruộng (nguyên Phó Hiệu trưởng trường Tiểu họ Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, 30 năm dạy học, đã nghỉ hưu).

Đặc điểm (suy nghĩ, quan niệm): Suy nghĩ theo hướng hiện đại, cập nhật thông tin đất nước và địa phương qua báo đài. Đối với truyền thống, không cứng nhắc.

Những người tham gia: cũng giống ông Thuôl và có nhiệm vụ tương tác với ông trong quá trình kể chuyện.

Tình huống:

Buổi sáng, khi mọi người ra khỏi nhà, các vị lớn tuổi thường ngồi tại một quán cà phê gần nhà uống ước và trò chuyện. Họ nói về mùa màng, bàn chuyện lúa thóc, tranh luận chuyện thời sự trong nước và quốc tế. Khi cô chủ quán bưng ra một đĩa bánh gừng, một loại bánh của người Khmer trong lễ cưới, mời mọi người ăn thì ông Thuôl hỏi: “Đám cưới của ai?” Cô chủ quán: “Dạ, đám của đứa em ruột”. Ông Thuôl quay sang hỏi tôi: “Thầy ăn bánh gừng chứ có biết sự tích lễ cưới người Khmer không?”. Tôi cười và thú nhận: “Dạ chưa ạ, xin bác cứ kể”.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1 (trang 24 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Bản ghi chép trên ghi lại những loại nội dung gì? Theo bạn, các nội dung ghi chép ấy có thể giúp ích gì cho việc nghiên cứu các tác phẩm Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn?

Trả lời:

+ Bản ghi chép ghi lại loại nội dung truyện kể dân gian theo cách thức trải nghiệm thực tiễn. Bên cạnh nội dung kể còn có miêu tả hoàn cảnh xảy ra việc kể chuyện, thái độ của người nghe kể và suy nghĩ của người ghi chép.

+ Việc ghi chép ấy giúp cho việc nghiên cứu trở nên đa dạng, đúng với bản chất của văn học dân gian (tổn tại trong môi trường cụ thể, trực tiếp). Ghi lại cảm nhận tức thời của sự việc đang diễn ra giúp cho phần phân tích, lí giải của HS có chiều sâu và mang đậm cảm xúc thẩm mĩ.

Câu hỏi 2 (trang 24 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Loại nội dung được ghi trong Diễn biến của hoạt động kể - nghe kể (cột bên trái), cột Văn bản qua lời kể (cột bên trái), cột Văn bản qua lời kể (cột bên phải) và các ô Theo dõi, cảm nhận (từ 1 đến 5) khác nhau như thế nào?

Trả lời:

+ Cột Diễn biến của hoạt động kể – nghe kể ghi lại những hành động, cảm xúc, thái độ, lời nói trao đổi của người kể và người nghe kể Những yếu tố này có sự tác động hoặc góp phần lí giải nội dung câu chuyện.

+ Cột VB qua lời kể: sản phẩm thể hiện nội dung của câu chuyện được kể Đây là phần VB thường dùng để in và lưu trữ.

+ Ô Theo dõi, cảm nhận: ghi lại sự lĩgiải cá nhân người ghi chép về một chi tiết nào đó trong quá trình tương tác giữa người kể và người nghe. Ngoài ra, những cảm xúc, nhận định ngay lúc sự việc đang diễn ra cũng là những điều được ghi nhận giúp cho quá trình lí giải sau này sâu sắc hơn.

Câu hỏi 3 (trang 24 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Tìm đọc Chuyện bốn anh tài và hoàng tử Pras Thôn được in trong sách và trả lời các câu hỏi:

a. Thông tin thu được qua ghi chép trải nghiệm khác như thế nào so với một truyện kể in thông thường?

b. Bản ghi chép trải nghiệm này có thể mang đi in để cho độc giả thưởng thức hay không? Vì sao?

Trả lời:

a) Thông tin được ghi chép khác với truyện kể in thông thường ở chỗ: ngoài VB còn có thêm các yếu tố cấu trúc lời nói, hoạt động giao tiếp, tâm li, cảm xúc người kể và người nghe cùng với cảm nhận của người ghi chép. Những yếu tố này làm cho bản ghi chép có vẻ "rườm rà” hơn nhưng chứa nhiều thông tin hon,

b) Bản ghi chép này không thể mang đi in để độc giả thưởng thức. Vì nó chỉ phục vụ tốt nhất cho hoạt động nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian. Nếu muốn in, cần được biên tập theo một hình thức thích hợp.

Câu hỏi 4 (trang 24 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Bạn rút ra lưu ý gì về yêu cầu trải nghiệm và cách ghi chép tư liệu trong nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian?

Bạn hãy dùng mẫu phiếu ghi chép trải nghiệm sau đây để ghi chép lại một sự kiện văn hóa mà bạn trực tiếp tham gia. Có thể dùng các phương tiện ghi âm hay ghi hình để sau đó chép lại thành văn bản, những suy nghĩ và cảm xúc bạn nên ghi tại chỗ xảy ra sự kiện.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Chuẩn bị ghi chép lại loại nội dung truyện kể dân gian qua cách thức trải nghiệm thực tiễn theo mẫu gồm các yếu tố:

+ Diễn biến hoạt động kể - nghe kể

+ VB qua lời kể;

+ Theo dõi cảm nhận.

- Khi tham gia trải nghiệm cần lưu ý để ghi chép cả ba yếu tố. Nếu thấy khó khăn, có thể sử dụng thiết bị để hỗ trợ ghi âm, ghi hình,... Sau đó sẽ chép lại phần VB, còn phần diễn biến và cảm nhận thì phải ghi ngay tại hiện trường.

- Cần chú ý VB phải trung thực với lời kể, cảm nhận phải trung thực với bản thân mình. Nếu làm việc nhóm, có thể phân công nhau mỗi người một nhiệm vụ: người ghi nhận VB, người miêu tả hoạt động và cảm nhận... Sau đó sẽ đối chiếu, so sánh khi tiến hành các bước nghiên cứu, lập hồ sơ.

3. Xử lí, tổng hợp thông tin

a. Xử lí thông tin

Ghi chú khi đọc tài liệu:

Sau khi có thư mục nghiên cứu, bạn cần phải đọc và xử lí các thông tin có được. Hãy sử dụng ngôn từ của riêng bạn để ghi lại các sự kiện quan trọng, ý tưởng, và các chi tiết khi đọc tài liệu. Điều này sẽ kích thích trí não, giúp bạn hiểu rõ nội dung, dễ dàng giữ lại thông tin và tránh tình trạng lấy văn của người khác làm văn của mình (“đạo văn”) mà không hay biết. Một trong những cách thuận lợi là ghi chú trực tiếp trên tài liệu đang đọc bằng cách ghi bên lề những từ khóa và suy nghĩ của chính bạn. Nếu muốn bảo quản tài liệu nguyên vẹn, bạn có thể dùng giấy ghi chú nhỏ (sticky note) để dán vào góc tài liệu.

Thực hành: Bạn hãy đọc lại văn bản “Về đặc điểm tục ngữ Việt Nam” và ghi chú trực tiếp bên lề trong quá trình đọc. Sau đó trình bày và trao đổi với bạn học.

. Học sinh tự thực hiện

- Phân tích theo sơ đồ, bảng biểu:

Khi tổng hợp các tài liệu để hình thành các luận điểm, bạn có thể dùng sơ đồ bảng biểu để ghi các ý chính, hệ thống hóa các ý từ những mẫu tư liệu rời, sau đó nhìn vào sơ đồ để xâu chuỗi các ý lại. Các ý này giúp cho khả năng bao quát vấn dề của bạn tốt hơn, tránh bỏ sót ý.

Thực hành: Sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt ý của bài nghiên cứu “ Về đặc điểm tục ngữ Việt Nam”

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

- Ghi chú và tổng hợp theo phương pháp Cornell:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Thực hành: Dùng mẫu ghi chú Cornell để tóm tắt ý bài nghiên cứu: “Về đặc điểm tục ngữ Việt Nam”.

Trả lời:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

b. Lập hồ sơ tài liệu:

- Kế hoạch;

- Đề cương;

- Các hiện vật, tranh, ảnh, phim sưu tầm hoặc bạn tự ghi;

- Các bản ghi chép khi bạn tham gia các sự kiện hay phỏng vấn;

- Những giấy tờ hành chính (giấy giới thiệu, quyết định, bằng công nhân,…) bạn thu nhập được trong quá trình thực hiện nghiên cứu;

- Danh mục tài liệu tham khảo;

- Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Đối với phương pháp học dựa trên dự án, việc lập hồ sơ học tập là một yêu cầu bắt buộc và phải đúng quy chuẩn.

Tóm tắt quy trình, thao tác nghiên cứu

1. Đề tài, vấn đề, mục đích và kế hoạch nghiên cứu

a. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu: tiến hành từng bước từ lĩnh vực, vấn đề nghiên cứu, tính vấn đề trong đề tài,…

b. Xác định mục đích, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu: xác định trạng thái mong muốn của vấn đề, đặt câu hỏi chính và trả lời để thiết lập giả định.

c. Lập kế hoạch nghiên cứu: phân công vai trò của từng bộ phận, thời gian, nơi chốn, công việc và sản phẩm dự kiến.

2. Thu thập thông tin về đề tài, vấn đề nghiên cứu

a. Sưu tầm và lập thư mục tài liệu: vận dụng các kĩ thuật thu thập thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

b. Tìm hiểu, phỏng vấn chuyên gia: cần chọn vấn đề và chuyên gia có thể cho ý kiến hữu ích.

c. Ghi chép trải nghiệm thực tiễn: thể hiện nội dung và cách kể theo cột và hiện cảm nhận cá nhân.

3. Xử lí, tổng hợp thông tin

a. Xử lí thông tin: dùng các kĩ thuật để hệ thống, sắp xếp các thông tin đã có.

b. Lập hồ sơ tài liệu: cần hệ thống, đúng và gọn.

c. Lập tài liệu tham khảo: đảm bảo đúng quy định.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

III. Bài tập thực hành

Bài tập thực hành 1 (trang 28, Sách chuyên đề học tập 10 – Chân trời). Xác định vấn đề nghiên cứu: Sau đây là một số lĩnh vực/ mảng/ vấn đề thuộc văn học dân gian cho sẵn, bạn hãy viết nó thành đề tài nghiên cứu:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bài tập thực hành 2 (trang 29, Sách chuyên đề học tập 10 – Chân trời). Trong số các đề tài đã được thầy cô và các bạn góp ý để viết mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu vào bảng dưới đây:

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Đề tài: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ và Trung Bộ

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bài tập thực hành 3 (trang 29, Sách chuyên đề học tập 10 – Chân trời). Bạn hãy dùng biểu bảng để lập kế hoạch nghiên cứu.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Kế hoạch nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ và ca dao Trung Bộ.

- Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu đặc điểm của hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ trong sự đối sánh với ca dao Trung Bộ.

- Câu hỏi nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có đặc điểm khác với hình tượng trong ca dao Trung Bộ hay không?

- Giả thuyết nghiên cứu: Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có đặc điểm khác với ca dao Trung Bộ.

Soạn bài Tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian | Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đề cương

1. Ca dao là tiếng hát trữ tình, phản ảnh đời sống của nhân dân lao động

a. Bộc lộ tâm tình người dân lao động, nhất là nông dân

b. Thể hiện sự phản kháng của tầng lớp dưới trong xã hội

c. Miêu tả thân phận con người, nhất là người phụ nữ

2. Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ

a. Trong đời sống hôn nhân

b. Trong đời sống gia đình

c. Vì thế ngoài xã hội

3. Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Trung Bộ

a. Trong đời sống hôn nhân

b. Trong đời sống gia đình

c. Vị thế ngoài xã hội

Bài tập thực hành 4 (trang 29, Sách chuyên đề học tập 10 – Chân trời). Sau khi lập kế hoạch, bạn sử dụng các kĩ thuật thu thập và xử lí thông tin để tiến hành nghiên cứu đề tài. Sau khi thu thập đủ tư liệu và thực hiện xong các bước, bạn tiến hành viết báo cáo và trình bày kết quả.

Trả lời:

- Sau khi lập kế hoạch, cá nhân/ nhóm sử dụng kĩ thuật xử lí thông tin để tiến hành nghiên cứu đề tài đã chọn.

- Khi thu thập đủ tài liệu và thực hiện xong các bước đã lên trong kế hoạch. HS tiến hành viết báo cáo và trình bày kết quả.

- Ghi nhận góp ý của GV và các cá nhân/ nhóm khác.

Tham khảo các bài soạn Chuyên đề Ngữ văn 10 Chuyên đề 1: Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các bài Soạn Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học