Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

Với tóm tắt lý thuyết Chuyên đề Sử 12 Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Chuyên đề học tập Lịch Sử 12.

1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1973)

a) Thời kì Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng (1945-1952)

♦ Bối cảnh:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận, chịu những tổn thất nặng nề. Nền kinh tế khủng hoảng, lạm phát; xã hội rối loạn, mất phương hướng.

- Theo quy định của Hội nghị Pốt-xđam, quân Đồng minh vào chiếm đóng Nhật Bản nhằm mục đích đảm bảo Nhật Bản không trở thành mối đe doạ cho nền hoà bình thế giới.

♦ Quá trình dân chủ hoá

- Bộ Chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành một số biện pháp “phi quân sự hoá” và thực hiện “dân chủ hoá” Nhật Bản.

+ Giải tán lực lượng vũ trang của Nhật Bản, tiến hành xét xử tội phạm chiến tranh, thanh trừng những người có hành vi liên quan tới chiến tranh phát xít.

+ Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, thay đổi nền chính trị Nhật Bản. Về thể chế, Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến nhưng theo chế độ dân chủ đại nghị, dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: chủ quyền của toàn dân, vai trò tượng trưng của Thiên hoàng và hoà bình, tôn trọng những quyền cơ bản của con người. Với Hiến pháp mới, ngôi vị Thiên Hoàng vẫn được duy trì nhưng không còn quyền lực với nhà nước. Nghị viện gồm hai viện (Thượng viện và Hạ viện) do nhân dân bầu ra, là cơ quan quyền lực tối cao giữ quyền lập pháp; Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu, giữ quyền hành pháp.

+ Nhật Bản cam kết vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, không đe doạ hay sử dụng lực lượng quân sự làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế, không duy trì quân đội thường trực, không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài,...

♦ Những chuyển biến về kinh tế, xã hội

- SCAP cũng tuyên bố thực hiện các chính sách cải cách về kinh tế ở Nhật Bản, tạo nên những chuyển biến quan trọng về kinh tế, xã hội:

+ Giải thể tài phiệt, được gọi là Dai-bát-xư (là các tập đoàn, công ty độc quyền do một dòng họ sở hữu và chi phối). Chính sách này đã góp phần loại bỏ tình trạng tập trung kinh tế, tạo điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ trong các ngành công nghiệp Nhật Bản, mở rộng sở hữu tư bản.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất, xoá bỏ chế độ địa chủ ở nông thôn Nhật Bản, ruộng đất thực sự chuyển vào tay người canh tác. Địa chủ chỉ mất tài sản từ ruộng đất nhưng mọi quyền lợi khác được bảo vệ, vì vậy, ít gây bất ổn về chính trị, xã hội. Cải cách ruộng đất đã làm cho năng suất nông nghiệp tăng nhanh và tạo sự ổn định trong xã hội nông thôn.

+ Dân chủ hoá quyền lợi người lao động thông qua các đạo luật về lao động. Kết quả là trong hai năm đã tăng số lượng nghiệp đoàn và số lao động tham gia, phát triển phong trào công đoàn của công nhân.

+ Nền giáo dục ở Nhật Bản được cải cách trên nhiều phương diện. Năm 1947, ban hành Luật Giáo dục, đặt cơ sở xây dựng nền giáo dục mới khoa học và tiến bộ, đáp ứng mục tiêu dân chủ hoá nước Nhật. Nội dung giáo dục có thay đổi lớn: khuyến khích phát triển văn hoá, truyền bá tư tưởng hoà bình, phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở.

=> Với những cải cách tiêu biểu, nền kinh tế, xã hội Nhật Bản đã được dân chủ hoá, ổn định, tạo nền tảng quan trọng cho sự phục hồi mạnh mẽ của Nhật Bản trong giai đoạn tiếp theo.

b) Thời kì tăng trưởng cao về kinh tế (1952-1973)

♦ Tình hình kinh tế:

- Từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.

- Từ năm 1960 đến năm 1973 là giai đoạn phát triển “thần kì” của Nhật Bản.

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 10,8 %.

+ Năm 1968, Nhật Bản vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản (sau Mỹ) với tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỉ USD.

+ Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính trong thế giới tư bản, cùng với Mỹ và Tây Âu.

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

- Nhật Bản đặc biệt coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Nguyên nhân phát triển “thần kì” của Nhật Bản:

+ Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm

+ Coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

+ Nhiều tập đoàn và công ty có tầm nhìn xa, quản lí tốt, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.

+ Chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1 % GDP), có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế.

+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như nguồn viện trợ Mỹ, lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953), ở Việt Nam (1954 - 1975),…

Tình hình chính trị-xã hội

- Về chính trị:

+ Từ năm 1955, Đảng Dân chủ Tự do (LDP), liên tục cầm quyền, mở ra thời kì mới cho nền chính trị Nhật Bản. Thời kì 1960-1964, Nhật Bản chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung và đưa ra kế hoạch tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong 10 năm (1960-1970).

+ Về đối ngoại, Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ. Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản kí năm 1951 nhằm đảm bảo an ninh cho Nhật Bản, tạo nền tảng quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản xây dựng chính sách đối ngoại chủ động, đa dạng. Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô và trở thành thành viên Liên hợp quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (1972), Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1973),...

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

- Về xã hội:

+ Điều kiện giáo dục, y tế được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng cao.

+ Dân số tăng trưởng nhanh, tuổi thọ tăng lên đáng kể. Đầu những năm 1970, Nhật Bản trở thành nước có trình độ dân trí cao.

=> Kết luận:

- Từ năm 1952 đến năm 1973 là giai đoạn phát triển ngoạn mục của Nhật Bản. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, sự ổn định về chính trị và sự phát triển mọi mặt của xã hội, Nhật Bản đã vươn lên địa vị cường quốc kinh tế.

- Tuy nhiên, Nhật Bản cũng phải đối diện với nhiều thách thức về vấn đề thiếu tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khoảng cách về mức sống, xung đột quyền lợi,...

2. Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

a) Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973-2000)

► Sự phát triển không ổn định về kinh tế

♦ Biểu hiện

- Thời kì khủng hoảng và phục hồi:

+ Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, đến năm 1974, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng siêu lạm phát, có mức độ lạm phát cao nhất thế giới; sản xuất bị đình đốn…

+ Để cứu vãn tình thế, từ năm 1974, Chính phủ Nhật Bản đề ra các biện pháp nhằm phục hồi kinh tế, ưu tiên phát triển các ngành tiêu thụ ít năng lượng, tìm ra các nguồn năng lượng mới, phát triển công nghiệp tái chế.

+ Từ nửa sau thập niên 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung đầu tư cho những ngành công nghiệp tiên tiến như vật liệu mới, thông tin máy tính, bán dẫn, hàng không vũ trụ, khai thác biển, kĩ thuật sinh học, ...

+ Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, quá trình dịch vụ hoa nền kinh tế dược đẩy mạnh ở Nhật Bản với sự gia tăng các loại hình dịch vụ như công nghệ tin học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, cung cấp chuyên gia,...

+ Nhật Bản thay đổi chính sách khoa học - kĩ thuật, chuyển từ tình trạng chủ yếu là mua phát mình sáng chế từ bên ngoài sang quá trình tự sáng tạo. Nhờ vậy, đến đầu những năm 1980, Nhật Bản hình thành các tổ hợp kinh tế ứng dụng thành tựu công nghệ cao, kĩ thuật điều khiển và công nghệ tin học. Nhật Bản trở thành cường quốc khoa học - kĩ thuật.

+ Trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản vẫn đạt mức độ ổn định với tốc độ tăng trưởng, khoảng 4%/năm. Nhật Bản vẫn giữ được vị thế kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Nhật Bản trở thành cường quốc tài chính hàng đầu thế giới, là chủ nợ của nhiều quốc gia.

- Thời kì suy thoái

+ Từ cuối những năm 1980 xuất hiện “nền kinh tế bong bóng”.

+ Bước vào thập niên 90 của thế kỉ XX, nước Nhật lâm vào cuộc suy thoái kéo dài. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997-1998) đã gây những khó khăn cho nền kinh tế Nhật Bản. Sự sụt giá trầm trọng của chứng khoán, bất động sản, tình trạng phá sản ngân hàng đánh dấu sự sụp đổ của “nền kinh tế bong bóng”.

+ Tuy nhiên, khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng, chinh phục vũ trụ.

Nguyên nhân của “sự phát triển không ổn định” về kinh tế

- Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động bởi những nhân tố khách quan như khủng hoảng năng lượng năm 1973, khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998,

- Những nhân tố đưa lại “sự thần kì" cho nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trước không còn, thậm chí một số nhân tố lại trở thành “vật cản”trong xu thế phát triển mới như chế độ làm việc suốt đời, chính sách “đuổi bắt” kĩ thuật tiên tiến,...

- Các biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm khắc phục tình trạng suy thoái, kích thích tăng trưởng chưa thực sự hiệu quả và mang tính bền vững.

- Thị trường xuất khẩu của Nhật Bản bị giảm sút; không đủ nguồn vốn đầu tư, đặc biệt sau thời kì“bong bóng vỡ, nhiều ngân hàng Nhật Bản rơi vào tình trạng phá sản.

- Tình trạng già hoá dân số gia tăng, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản.

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

Tình hình chính trị-xã hội

Về chính trị:

- Đối nội:

+ Từ năm 1973 đến năm 1993, Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản, đề ra nhiều chiến lược phát triển đất nước. Tuy nhiên, thời kì sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút.

+ Tháng 8-1993, Đảng LDP mất quyền lãnh đạo vào tay các thế lực đối lập gồm liên minh nhiều đảng phái. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng. Trong bối cảnh căng thẳng của Chiến tranh lạnh, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được tăng cường.

- Đối ngoại:

+ Nhật Bản tiếp tục đường lối đối ngoại riêng, tăng cường vị thế ngoại giao nước lớn, gây ảnh hưởng ở khu vực. Sự ra đời của Học thuyết Phu-cư-đa (tháng 8-1977) được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản. Đến năm 1991, Thủ tướng Khai-phu đưa ra Học thuyết Kai-phu, tiếp tục phát triển tư tưởng này trong điều kiện mới.

+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, Trật tự thế giới hai cực l-an-ta tan rã, Nhật Bản tham gia vào việc xây dựng trật tự đa cực với tư cách là cường quốc về kinh tế và chính trị. Quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản với Tây Âu, các nước công nghiệp mới (NICs) và khu vực ASEAN cũng gia tăng mạnh mẽ. Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, hai bên đã ra tuyên bố tái khẳng định việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật Bản (tháng 4-1996).

♦ Về xã hội:

- Tình hình xã hội Nhật Bản bộc lộ những hạn chế không dễ khắc phục.

+ Các vấn đề về già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp ngày càng tăng.

+ Sự phát triển về kinh tế dẫn đến tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển, một số trung tâm công nghiệp lớn nhưng có diện tích nhỏ (ví dụ Tô-ky-ô, Ô-xa-ca, Na-gôi-a,..). Điều này cũng dẫn đến các vấn đề về xã hội và môi trường.

b) Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI

► Cải cách và quá trình phục hồi kinh tế

- Hơn hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI, có nhiều nhân tố tác động vào sự phát triển của Nhật Bản.

+ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009) gây ra hậu quả nặng nề cho các nền kinh tế lớn. Năm 2011, Nhật Bản hứng chịu thảm hoạ kép do động đất và sóng thần.

+ Tháng 3-2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện, là đại dịch lớn nhất trong lịch sử nhân loại, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội.

- Trước tình hình suy thoái, Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.

+ Từ năm 2002-2007, Thủ tướng Côi-dư-mi đã đưa ra chính sách tái cơ cấu kinh tế, bước đầu đưa đến những khởi sắc cho nền kinh tế Nhật Bản. Năm 2012, ông Sin-giỗ A-bê đã đưa chính sách kinh tế (còn được gọi là Abenomics) nhằm phục hưng nền kinh tế Nhật Bản “hai thập kỉ mất mát”.

+ Sau thời gian triển khai cải cách, kinh tế Nhật Bản có bước phục hồi, thể hiện ở các chỉ tiêu phát triển kinh tế, tốc độ tăng GDP ổn định, xuất khẩu khởi sắc, chỉ số giá tiêu dùng tăng.

+ Từ năm 2021, Nhật Bản triển khai nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Năm 2022, GDP của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Trung Quốc). Nhật Bản tiếp tục chú trọng phát triển công nghệ, trong đó, trọng tâm là công nghệ số, công nghệ nano, Internet vạn vật (loT),...

► Những chuyển biến về chính trị - xã hội

- Về chính trị:

+ Từ năm 2012, Đảng LDP liên tục giữ vị trí trên chính trường Nhật Bản. Với các nhiệm kì của Thủ tướng Sin-giô A-bê, tình hình chính trị-xã hội Nhật Bản có nhiều chuyển biến tích cực.

+ Trong bối cảnh quốc tế mới, Chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

- Về xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp giảm ở thời điểm năm 2020.

+ Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn phải đối diện với tình trạng thiếu hụt lao động có kĩ năng, đặc biệt là trong các ngành kĩ thuật và công nghệ; tỉ lệ sinh con thấp nhất thế giới, dân số “già hoá” gánh nặng an sinh xã hội lớn,

3. Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản

a) Về nhân tố con người

- Con người được xem là yếu tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển “thần kì” về kinh tế của Nhật Bản.

- Người Nhật có những phẩm chất đáng quý như luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín,... Họ còn là người có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, có khả năng thích ứng, coi trọng học vấn, có tinh thần và kĩ năng làm việc tập thể,...

- Nhật Bản lấy con người làm trung tâm trong việc hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội. Hệ thống giáo dục được xem là “chìa khoá” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo sự ổn định về chính trị-xã hội.

- Nhật Bản đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của đất nước, thích ứng với hoàn cảnh mới.

+ Người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới. Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước.

+ Các nhà quản lí kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thành công của công ty Nhật Bản trên trường quốc tế.

b) Về vai trò của nhà nước

- Vai trò của nhà nước thể hiện ở việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lí kinh tế, vừa là chủ thể đầu tư đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tố đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới.

- Sự điều tiết của nhà nước những tập đoàn kinh phần tác động trực kinh tế. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhật Bản là một khía n trọng giúp gia tăng kiểm soát của nhà nước i phối khu vực tư nhân, tiêu đạt được tăng anh và bền vững.

c) Về hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất

- Các nhà lãnh đạo kinh tế Nhật Bản đã du nhập từ bên ngoài các kinh nghiệm về tổ chức, quản lí sản xuất, các chiến lược kinh doanh,...

- Phương thức quản trị của các công ty Nhật Bản là chế độ làm việc trọn đời và chế độ phúc lợi, thăng tiến theo thâm niên. Theo đó, người lao động khi vào làm việc trong một công ty thì trung thành, gắn bó suốt đời với công ty đó. Đổi lại họ được nhận tiền lương và thăng chức theo thâm niên.

- Tổ chức công đoàn có trong hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật Bản và đóng vai trò trung gian giữa nhân viên và công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

d) Về truyền thống lịch sử, văn hoá

- Nhật Bản có một nền văn hoá riêng biệt, mang đậm tính truyền thống. Trải qua các thời kì lịch sử, Nhật Bản vẫn duy trì được nền văn hoá mang đậm bản sắc của mình. Văn hoá đã trở thành một trong những động lực quan trọng đưa đến sự phát triển “thần kì Nhật Bản”, đảm bảo tính bền vững, lâu dài của dân tộc.

- Các giá trị văn hoá truyền thống được lưu truyền tảng đạo đức xã hội Nhật Bản. Người Nhật biết dung duy trì thuyết duy linh Thần đạo, quan niệm duy cảm với tự nhiên… Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những phẩm chất truyền thống và phát huy giá trị trong công việc.

- Văn hoá Nhật Bản có sự pha trộn hài hoà nhưng không kém phần đặc sắc giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây. Hệ thống di sản văn hoá được bảo tồn gần như nguyên vẹn, từ các di sản vật thể như đền, chùa, các ngôi làng cổ truyền,... đến các di sản phi vật thể như lễ hội truyền thống, nghệ thuật, phong tục tập quán,...

Lý thuyết Chuyên đề Lịch Sử 12 Chân trời sáng tạo Chuyên để 2: Nhật Bản: hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay

Xem thêm tóm tắt lý thuyết chuyên đề Lịch Sử lớp 12 Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học