Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 19 Kết nối tri thức

Với Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 19 trong Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Lịch Sử 10 trang 19.

Câu hỏi 1 trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 10: Hãy cho biết đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam.

Lời giải:

- Đối tượng của lịch sử xã hội Việt Nam: là toàn bộ đời sống xã hội loài người trong quá khứ, bao gồm:

+ Các cấu trúc xã hội, các giai cấp, tầng lớp, các tổ chức và các phong trào xã hội;

+ Các quan hệ xã hội, vai trò và vị thế của cá nhân và nhóm trong xã hội;

+ Các hình thức của phân biệt xã hội và kì thị xã hội;

+ Sự di động xã hội của cá nhân và nhóm,...

Câu hỏi 2 trang 19 Chuyên đề Lịch Sử 10: Hãy tóm tắt nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam.

Lời giải:

* Thời kì dựng nước đầu tiên:

- Các cộng đồng người Việt Nam đã được tổ chức thành xã hội có độ gắn kết tương đối cao để cùng sinh hoạt, sản xuất và đương đầu với thiên tai, địch hoạ.

- Đơn vị cơ sở của xã hội là cộng đồng nông thôn đầu tiên (làng, chiêng, chạ,...).

- Quá trình phân hoá xã hội không sâu sắc và triệt để.

* Thời kì Bắc thuộc:

- Người Việt tiếp tục duy trì hình thức tổ chức xã hội cơ bản là các cộng đồng nông thôn (làng/bản) với phạm vi tự chủ khá lớn.

- Các tầng lớp xã hội có nhiều biến đổi. Trong xã hội xuất hiện tầng lớp quan lại địa chỉ người Hán, hào trưởng người Việt.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người dân Việt với chính quyền đô hộ.

- Trên cơ sở tiếp thu nền văn minh Hán, tổ chức gia đình và tổ chức xã hội của người Việt dần có sự cải biến.

* Thời kì quân chủ độc lập:

- Các cộng đồng dân cư Việt Nam nhau xây dựng xã hội tương đối hài hoà, đoàn kết.

+ Làng xã được củng cố vững chắc hơn và trở thành những tổ chức chiến đấu hiệu quả mỗi khi đất nước bị xâm lược.

+ Trong quá trình mở cõi về phía Nam đất nước, tổ chức làng xã được thành lập ở các vùng đất mới với các hình thức khác nhau.

- Xuất hiện một số thành thị và cảng thị sầm uất, như: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An… Cư dân sống tại các thành thị và cảng thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Sự phân phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc:

+ Bộ phận thống trị, gồm: vua, quan lại, địa chủ

+ Bộ phận bị trị, gồm: nho sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.

* Đến thời kì cận đại:

- Dưới tác động của chế độ thực dân Pháp, xã hội truyền thống Việt Nam có nhiều biến đổi.

+ Các giai cấp, tầng lớp trong cấu trúc xã hội truyền thống vẫn tiếp tục tồn tại, song vai trò và vị thế xã hội đã thay đổi.

+ Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện, như: quan chức thực dân người Pháp, đội ngũ quan lại người bản xứ và đội ngũ kì hào, chức dịch ở các làng xã, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam,...

- Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc (giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp) và mâu thuẫn giai cấp (giữa nông dân với địa chủ)… trong đó, mâu thuẫn dân tộc bao trùm xã hội.

* Thời kì hiện đại: Xã hội phát triển qua ba giai đoạn:

- Từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Ở miền Bắc: hai giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân tập thể, cùng với đội ngũ viên chức, trí thức,...

+ Ở miền Nam: tuyệt đại đa số nhân dân vẫn trong tình trạng bị áp bức về xã hội và bị bóc lột về kinh tế. Ở vùng giải phóng, nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống xã hội mới, tích cực tham gia kháng chiến.

- Từ năm 1975 đến năm 1986:

+ Giai cấp nông dân, công nhân và trí thức là những thành phần xã hội cơ bản.

+ Xã hội còn thiếu năng động, sáng tạo.

- Từ năm 1986 đến nay:

+ Cơ cấu xã hội phân nhóm, phân tầng phức hợp hơn. Ngoài công nhân, nông dân còn có doanh nhân và nhiều tầng lớp khác. Xuất hiện nhóm xã hội là người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

+ Nhiều chuyển biến tích cực trong xã hội đã và đang được ghi nhận như: điều kiện sống được cải thiện đáng kể, các quan hệ xã hội trở nên đa dạng, đa chiều, cởi mở hơn, xã hội nhìn chung năng động, tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân ái, văn minh hơn,...

+ Xuất hiện một số xu hướng lối sống xã hội tiêu cực như: vô cảm, ích kỉ, coi thường pháp luật và các quy chuẩn xã hội, nhiều tệ nạn xã hội và tội phạm....

Lời giải bài tập Chuyên đề Lịch Sử 10 Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Lịch Sử 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học