Chuyên đề Hóa học 10 trang 43 Chân trời sáng tạo

Với lời giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 43 trong Bài 6: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa học 10 trang 43.

Bài 1 trang 43 Chuyên đề Hóa học 10: Điểm chớp cháy là

A. nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa.

B. nhiệt độ cao nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa.

C. nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí.

D. nhiệt độ cao nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một hợp chất hữu cơ hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa.

Lưu ý: Chất cháy cần phải tiếp xúc với nguồn nhiệt.

Bài 2 trang 43 Chuyên đề Hóa học 10: Nhiệt độ tự bốc cháy là

A. nhiệt độ cao nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cân tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiệu áp suất khí quyển.

B. nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

C. nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

D. nhiệt độ cao nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy khi tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt tại điều kiện áp suất khí quyển.

Lưu ý: Chất cháy không cần tiếp xúc với nguồn nhiệt.

Bài 3 trang 43 Chuyên đề Hóa học 10: Tinh dầu trầm hương được chiết xuất từ nhựa cây Dó bầu bị nhiễm dầu (tụ trầm) bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Một số tác dụng của tinh dầu trầm hương được biến đến như: giảm căng thẳng, giảm nguy cơ trầm cảm, ngủ ngon giấc hơn; ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư; tốt cho hệ tiêu hóa; giảm triệu chứng dị ứng ở đường hô hấp trên; chăm sóc da do đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxi hóa; ... Tinh dầu trầm hương có điểm chớp cháy là 51oC. Hãy cho biết tinh dầu trầm hương được gọi là chất lỏng dễ cháy hay chất lỏng có thể gây cháy.

Lời giải:

Tinh dầu trầm hương có điểm chớp cháy là 51oC > 37,8oC

⇒ Tinh dầu trầm hương được gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

Lưu ý:

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC được gọi là chất lỏng dễ cháy.

+ Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy.

 

 

Lời giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 6: Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học