Chuyên đề Hóa học 10 trang 25 Chân trời sáng tạo

Với lời giải Chuyên đề Hóa học 10 trang 25 trong Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa học 10 trang 25.

Luyện tập 1 trang 25 Chuyên đề Hóa học 10: Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 24 kJ/mol, so sánh tốc độ phản ứng ở 2 nhiệt độ là 27oC và 127oC.

Lời giải:

Dựa vào phương trình Arrhenius, tốc độ phản ứng tại thời điểm T1 là:

Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 24 kJ/mol, so sánh tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng tại thời điểm T2 là:

Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 24 kJ/mol, so sánh tốc độ phản ứng

Chia hai vế phương trình (2) cho (1), thu được:

Một phản ứng có năng lượng hoạt hóa là 24 kJ/mol, so sánh tốc độ phản ứng

Vậy khi tăng nhiệt độ từ 27oC lên 127oC thì tốc độ phản ứng tăng 11,08 lần.

Câu hỏi 5 trang 25 Chuyên đề Hóa học 10: Nhận xét ảnh hưởng của enzyme đối với năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Lời giải:

Enzyme là chất xúc tác sinh học, có vai trò làm tăng tốc độ phản ứng.

Mà theo phương trình Arrhenius, tốc độ phản ứng tăng thì năng lượng hoạt hóa của phản ứng giảm.

Vậy enzyme có vai trò làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Luyện tập 2 trang 25 Chuyên đề Hóa học 10: Trong công nghiệp hóa chất, người ta sử dụng chất xúc tác để tăng tốc độ của phản ứng, như phản ứng tổng hợp SO3 từ SO2 và O2 dùng xúc tác V2O5. Hãy kể tên một số xúc tác cho các phản ứng mà em biết.

Lời giải:

+ H2 phản ứng vô cùng chậm với O2 ở nhiệt độ phòng, nhưng khi thổi khí H2 qua lưới kim loại platinum (Pt) trong không khí, H2 có thể bốc cháy. Trong trường hợp này, Pt đóng vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng:

Trong công nghiệp hóa chất, người ta sử dụng chất xúc tác để tăng tốc độ của phản ứng

+ Trong các nhà máy sản xuất phân đạm người ta thường dùng sắt làm chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng giữa nitrogen (N2) và hydrogen (H2)

Trong công nghiệp hóa chất, người ta sử dụng chất xúc tác để tăng tốc độ của phản ứng

+ Hỗn hợp bột aluminium và iodine ở nhiệt độ thường không có phản ứng xảy ra, nhưng khi cho thêm một ít nước làm xúc tác, phản ứng xảy ra mãnh liệt, tạo hợp chất aluminium iodine.

Trong công nghiệp hóa chất, người ta sử dụng chất xúc tác để tăng tốc độ của phản ứng

Lời giải bài tập Chuyên đề Hóa 10 Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học