10 Bài tập trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa



Chuyên đề hydrocarbon thơm

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 9,2g một ankyl benzene A thu được 30,8g CO2. Công thức phân tử của A là:

A.C6H6    B.C8H10     C.C7H8     D.C9H12

Câu 2: Đốt cháy 12,72 g A (CxHy) → 10,8g H2O. A có chứa 1 vòng benzene. Công thức phân tử của A là:

A.C3H4    B.C8H10     C.C9H12     D.C12H16

Câu 3: Đốt cháy hết 9,18 g 2 đồng đẳng của benzene A, B thu được 8,1 g H2O và CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 100ml dd NaOH 1M thu được m g muối. Giá trị của m và thành phần của muối:

A.64,78 g (2 muối)    B.64,78g (N2CO3)

C.8,4g (NaHCO3)    D.10,6g (N2CO3)

Câu 4: Đốt cháy hết 9,18 g 2 đồng đẳng của benzene A, B thu được H2O và 30,36 g CO2. Cộng thức phân tử của A và B lần lượt là:

A.C8H10; C9H14     B. C8H10; C9H12     C. C8H12; C9H14     D. C8H14; C9H16

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m g A đồng đẳng của benzene thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 ml H2O (lỏng). Công thức của A là:

A. C7H8     B. C8H10     C. C9H12    D. C10H14

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O (lỏng). Công thức của CxHy là:

A. C7H8     B. C8H10     C. C10H14     D. C9H12

Câu 7: Đốt cháy hết m gam 2 đồng đẳng của benzene A, B thu được 4,05 gam H2O và 7,728 lít

CO2 (đktc). Giá trị của m và số tổng số mol của A, B là:

A. 4,59 và 0,04.    B. 9,18 và 0,08.    C. 4,59 và 0,08.    D. 9,14 và 0,04.

Câu 8: 40g hỗn hợp gồm benzene và o-Xilen phản ứng đủ 0,8 mol KMnO4 trong dung dịch, to. % khối lượng của benzene là

A. 47%    B.53%    C.94%    D. Đáp số khác

Câu 9: A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra 2 ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa:

A.4 mol H2; 1 mol brom    B. 3 mol H2; 1 mol brom

C.3 mol H2; 3 mol brom    D. 4 mol H2; 4 mol brom.

Câu 10: Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylen (1,2-dimethylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4

0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

A. 0,48 lít.    B. 0,24 lít.    C. 0,12 lít.    D. 0,576 lít

Đáp án và hướng dẫn giải

1. C2. C3. C4. B5. C
6. A7. A8. B9. A10. C

Câu 1:

nCO2 = 0,7 mol; MA = 13,1n => n = 7

Câu 2:

nH2O = 0,6 mol; MA = (12,72.(n-3))/0,6 => n = 8

Câu 3:

mC = 9,18 – 0,45.2 = 8,28 gam;

nCO2 = 0,69 mol; T = 0,1/0,69 = 0,14

=> tạo muối NaHCO3

mNaHCO3 = 0,1. 84 = 8,4 g

Câu 5:

nCO2 = 20,16/22,4 = 0,9 mol;

nH2O = 10,8/18 = 0,6 mol;

0,9/0,3 = n/(n-3) => n = 9

Câu 7:

nCO2 = 7,728/ 22,4 = 0,345 mol;

nH2O = 4,05/18 = 0,225

=> m = mC + mH = 0,345.12 + 0,225.2 = 4,59 g;

n = (0,345 – 0,225)/3 = 0,04 mol

Câu 8:

no-Xilen = 0,8/4 = 0,2 mol => %mo-Xilen = (0,2 .106)/40.100%= 53%

Câu 10:

no-Xilen = 10,6/ 106 = 0,1 mol

=> nKMnO4 = 0,1.2 = 0,2 mol; dung dư 20%

=> nKMnO4 = 0,2.120/100 = 0,24 mol

=> V = 0,24/0,5 = 0,48 lít.

Xem thêm Chuyên đề Hóa học 11 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:


chuyen-de-hidrocacbon-thom.jsp


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học