Chuyên đề Công nghệ 10 trang 40 Kết nối tri thức
Với lời giải Chuyên đề Công nghệ 10 trang 40 trong Bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Công nghệ 10 trang 40.
Khám phá trang 40 Chuyên đề Công nghệ 10: Nêu những điểm cần chú ý trong phòng trừ sâu, bệnh hại hoa phong lan.
Lời giải:
Những điểm cần chú ý trong phòng trừ sâu, bệnh hại hóa phong lan:
Cây hoa lan là giống cây có nguồn gốc từ rừng sâu. Tùy vào điều kiện môi trường rừng khác nhau mà các loại lan có sự thích nghi khác nhau. Thiết kế giàn, giữ cho giàn lan luôn được thông thoáng, tạo không gian thoáng đãng là tạo điều kiện bất lợi cho bệnh hại lây lan và phát triển. Bộ rễ là bộ phận quan trọng quyết định sự sinh trưởng của cây. Bộ rễ có phát triển nhiều, to, khỏe thì cây mới hấp thu tốt dinh dưỡng để nuôi cây. Phân hữu cơ chính là nguồn dinh dưỡng giúp cây luôn được khỏe mạnh, phát triển một cách bền vững. Vì thế, trong mùa nắng là thời gian ngủ nghỉ của cây nên chú ý bổ sung nguồn dinh dưỡng hữu cơ để cây hấp thụ tích lũy từ từ tạo đà phát triển tăng vọt trong mùa mưa.
Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.
Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.
Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
Luyện tập 1 trang 40 Chuyên đề Công nghệ 10: Trình bày đặc điệm và yêu cầu ngoại cảnh của phong lan.
Lời giải:
Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh của phong lan:
Nhiệt độ đối với cây hoa lan
Nhiệt độ tác động ở cây lan thông qua con đường quang hợp. Thông qua cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng. Khi nhiệt độ tăng 10oC thì quang hợp tăng gấp đôi. Chính vì vậy nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây lan, do vậy trong mùa nắng cần tăng lượng phân bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng gia tăng. cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ gọi là tối thích. Mỗi loài lan chỉ sinh trưởng và phát triển trong một khoảng nhiệt độ thích hợp. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tùy thuộc vào từng loài lan. Ví dụ, đối với loài lan Phalaenopsis amabilis, nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng, phát triển là 18oC và nhiệt độ tối đa là 35oC.
Ánh sáng đối với cây hoa lan
Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lan. Ánh sáng đem lại năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp. Cường độ tổng hợp tỷ lệ với cường độ ánh sáng cho nên trong những ngày nắng nóng càng cần nhiều nước và muối khoáng để tổng hợp nên chất hữu cơ hơn là những ngày trời âm u. Đây cũng là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón cho lan trong những ngày nắng, nóng và giảm đi vào mùa mưa, trời âm u.
Độ ẩm đối với cây hoa lan
Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài lan. Các loài lan sống trong tự nhiên nhờ vào nước mưa, hơi nước trong không khí. Vì vậy, lan trồng phải thường xuyên tưới nước cho cây, nếu thiếu nước quá trình quang hợp và hô hấp ngừng trệ.
Độ thông thoáng đối với cây hoa lan
Không khí vườn lan cần luôn được thay đổi để làm mát cây và thay đổi lượng CO2 cung cấp cho sự quang hợp của cây lan. Lượng CO2 trong không khí khoảng 0,03%, trên mặt lá lượng CO2 thường xuyên bị giảm nhiều vì liên tục bị cây hấp thu do vậy không khí cần liên tục thay đổi để cân bằng lượng CO2 ở trên mặt lá.
Luyện tập 2 trang 40 Chuyên đề Công nghệ 10: Mô tả quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh cho một số loại phong lan phổ biến.
Lời giải:
Quy trình trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho một số loại phong lan phổ biến:
Hoa địa lan
Cách chăm sóc địa lan
Yêu cầu về ánh sáng mặt trời cho việc chăm sóc Địa lan
Khi ở ngoài trời, địa lan thích những nơi nửa bóng râm, chẳng hạn như trong bóng cây hoặc bụi rậm. Nếu màu của lá trở nên sẫm hơn, nghĩa cây không nhận đủ ánh sáng mặt trời. Hãy di chuyển nó đến một nơi sáng sủa hơn. Nếu không có đủ ánh sáng, địa lan sẽ không thể nở hoa. Thêm nữa, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ ánh sáng mặt trời trong mùa đông.
Yêu cầu về nhiệt độ khi chăm sóc Địa lan
Chúng chịu được nhiệt độ lạnh hơn nhiều so với hầu hết các giống lan khác. Nói chung, địa lan thích nhiệt độ phòng vừa phải, khoảng 20 oC. Không bao giờ để nhiệt độ quá 30 oC. Chúng có thể tồn tại ở nhiệt độ rất thấp, thấp đến 5 oC. Trong ‘thời kỳ lạnh giá’, bạn có thể duy trì mức nhiệt độ từ 10 đến 15 oC cho đến khi thấy các cành hoa xuất hiện và phát triển mạnh.
Tưới nước
Nên tưới 1 lần / tuần là đủ. Chú ý nhu cầu tưới nước trong thời kỳ sinh trưởng vào mùa xuân và mùa hè – địa lan sẽ cần nhiều nước hơn.
Độ ẩm
Địa lan thích độ ẩm vừa phải, từ 40 đến 60%. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rễ của chúng không ngập trong nước, vì chúng sẽ bị thối. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm mua ở cửa hàng.
Giá thể
Địa lan là loài thực vật sống bán cạn. Điều đó có nghĩa là chúng cần một giá thể thoát nước tốt và thoáng khí. Bạn nên sử dụng một số hỗn hợp giá thể trồng lan có tính axit nhẹ, thoát nước tốt.
Bón phân
Trong thời kỳ cây phát triển (mùa xuân và mùa hè), bạn có thể bổ sung phân bón một hoặc hai lần mỗi tuần. Giảm tần suất vào mùa thu, và đặc biệt là trong mùa đông – sau đó, mỗi tháng một lần là đủ.
Vấn đề sâu bệnh
Mặc dù địa lan không dễ bị sâu bệnh, nhưng một số kẻ xâm nhập có thể xuất hiện gần cây lan địa lan của bạn – nhện, rệp và vảy. Những chiếc lá mỏng dài là nơi ẩn náu tuyệt vời của bọ nhện. Để ngăn ngừa sâu bệnh, hãy tắm cây mỗi tháng một lần bằng nước ấm.
Vận dụng trang 40 Chuyên đề Công nghệ 10: Lựa chọn giá thể và phân bón thích hợp cho một số loại phong lan phổ biến ở gia đình và địa phương em.
Lời giải:
Giá thể
Không bao giờ để giá thể bị khô hoàn toàn. Cố gắng duy trì giá thể 50% khô và 50% ướt. Bạn có thể kiểm tra rễ trước khi tưới. Chúng phải đầy đặn và có màu trắng xanh.
Địa lan là loài thực vật sống bán cạn. Điều đó có nghĩa là chúng cần một giá thể thoát nước tốt và thoáng khí. Bạn nên sử dụng một số hỗn hợp giá thể trồng lan có tính axit nhẹ, thoát nước tốt.
Phân bón
Trong thời kỳ cây phát triển (mùa xuân và mùa hè), bạn có thể bổ sung phân bón một hoặc hai lần mỗi tuần. Giảm tần suất vào mùa thu, và đặc biệt là trong mùa đông – sau đó, mỗi tháng một lần là đủ.
Khi mua phân bón, hãy chọn những loại phân bón dành cho lan. Hãy đảm bảo bạn không bón quá nhiều cho địa lan vì rễ dễ bị cháy. Bón phân quá mức cũng dẫn đến tích tụ muối trong giá thể. Bạn có thể dội nước cất hoặc nước mưa qua bầu để rửa sạch các chất độc hại mỗi tháng một lần.
Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Bài 8: Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chuyên đề Công nghệ 10 Bài 10: Thực hành: trồng hoa, cây cảnh trong chậu
Chuyên đề Công nghệ 10 Bài 11: Giới thiệu về Vietgap trồng trọt
Chuyên đề Công nghệ 10 Bài 12: Các bước trong quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn Vietgap
Chuyên đề Công nghệ 10 Bài 13: Một số mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn Vietgap
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều