Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 Kết nối tri thức

Với lời giải Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21 trong Bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Công nghệ 10 trang 21.

Khám phá trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Quan sát Hình 4.1, mô tả quy trình phát hiện sớm virut gây bệnh cho cây trồng

Quan sát Hình 4.1, mô tả quy trình phát hiện sớm virut gây bệnh cho cây trồng

Lời giải:

Quy trình phát hiện nhanh virus gây bệnh cho cây trồng:

Từ mẫu thực vật ta tách chiết RNA tổng số trong mẫu, sau đó tổng hợp cDNA từ RNA. cDNA được khuyếch đại bằng phản ứng PCR, sau đó diện di kiểm trá sản phẩm PCR.

Kết nối năng lực trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về một số thành tựu ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virut gây hại cây trồng.

Lời giải:

Một số thành tựu ứng dụng công nghệ sinh học phát hiện nhanh virus gây hại cây trồng:

Các bệnh trên cây trồng thường lây lan nhanh và khó phát hiện ở giai đoạn sớm, không chỉ gây khó khăn cho công tác sản xuất mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng nông sản. Vì vậy, thực tiễn sản xuất luôn đòi hỏi những công cụ chẩn đoán và phát hiện bệnh chính xác, nhanh nhạy. Gần đây, nhiều công cụ hiện đại nhằm xác định và chẩn đoán bệnh hại trên cây trồng được ra đời và ứng dụng vào thực tiễn, trong đó kỹ thuật RPA (recombinase polymerase amplification) khuếch đại acid nucleic đẳng nhiệt được đánh giá là có tiềm năng lớn trong chẩn đoán bệnh virus. Bài viết giới thiệu những thành tựu của kỹ thuật này và đánh giá tiềm năng ứng dụng trong quản lý dịch bệnh trên cây trồng tại Việt Nam

Kết nối năng lực trang 21 Chuyên đề Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về thành phần của một số loại chế phẩm vi sinh vật và cơ chế phòng trừ sâu, bệnh hại của chúng.

Lời giải:

Thành phần của một số loại chế phẩm vi sinh vật và cơ chế phòng trừ sâu bệnh hại của chúng:

Chế phẩm sinh có tên khoa học là probiotics theo nghĩa gốc, "biotic" hay "biosis" từ chữ "life" là đời sống, và "pro" là thân thiện, nên probiotic có thể hiểu là những chế phẩm được chế xuất từ các loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên cho con người và thân thiện với môi trường.

- Chế phẩm chứa các thành phần sau đây có tác dụng phòng ngừa các loại sâu trên cây trồng

Aspergillus orysae, Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus, Beauveria bassiana, Isaria sp, Metarhizium anisopliae, Nomuraea rileyi, Paecilomyces sp, Pseudomonas entomophila, Verticillium chlamydosporium: 108 CFU/g

– Phòng trừ các loại sâu bệnh như: Các loại rầy, bọ cánh cứng, bọ chích hút, bọ rùa ăn lá, nhện đỏ, cào cào, châu chấu, ấu trùng sâu, ve sầu, mối, rệp sáp, rầy nâu, sùng đất, tuyến trùng

Lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Bài 4: Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học