23 câu trắc nghiệm Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình cực hay có đáp án (phần 1)
Câu 1: Trong tinh thể, các hạt (nguyên tử, phân tử, ion)
A. dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng.
B. đứng yên tại những vị trí xác định.
C. chuyển động hỗn độn không ngừng.
D. chuyển động trên quỹ đạo tròn xung quanh một vị trí xác định.
Chọn A.
Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.
Câu 2: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là
A. tinh thể thạch anh.
B. tinh thể muối ăn.
C. tinh thể kim cương.
D. tinh thể than chì
Chọn B.
Tinh thể muối ăn có cấu trúc được tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương.
Câu 3: Nhờ việc sử dụng tia Rơn-ghen (hay tia X) người ta biết được
A. bản chất của các hạt trong tinh thể là nguyên tử, phân tử hay ion.
B. các hạt trong tinh thể chuyển động nhanh hay chậm.
C. trật tự sắp xếp của các hạt trong tinh thể.
D. các hạt trong tinh thể liên kết với nhau mạnh hay yếu.
Chọn C.
Khi nghiên cứu về cấu trúc vật rắn, người ta dùng tia Rơn-ghen (hay tia X).
Câu 4: Tinh thể của một chất
A. được tạo thành từ cùng một lọa hạt thì có tính chất vật lí giống nhau.
B. được hình thành trong quá trình nóng chảy.
C. được tạo thành từ cùng một loạt hạt thì có dạng hình học giống nhau.
D. có kích thước càng lớn nếu tốc độ kết tinh càng nhỏ.
Chọn D.
Kích thước của các tinh thể phụ thuộc tốc độ kết tinh khi chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: Tốc độ kết tinh càng nhỏ thì kích thước của các tinh thể càng lớn.
Câu 5: Kim cương có tính chất vật lí khác nhau với than chì vì
A. cấu trúc tinh thể không giống nhau.
B. bản chất các hạt tạo thành tinh thể không giống nhau.
C. loại liên kết giữa các hạt trong tinh thể khác nhau.
D. kích thước tinh thể không giống nhau.
Chọn A.
Kim cương có tính chất vật lí khác nhau với than chì vì cấu trúc tinh thể không giống nhau.
Câu 6: Chất kết tinh không có đặc tính nào sau đây?
A. Chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
B. Ở mỗi áp suất, mỗi cấu trúc tinh thể có nhiệt độ nóng chảy xác định, không đổi.
C. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng.
D. Cấu trúc tinh thể được tạo thành từ cùng một loại hạt thì có tính chất vật lí giống hệt nhau.
Chọn D.
Các đặc tính của chất rắn kết tinh
- Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
- Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.
+ Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng. Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim cương...
+ Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng. Ví dụ: kim loại...
Câu 7: Chất kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định là
A. thủy tinh.
B. đồng.
C. cao su.
D. nến (sáp).
Chọn B.
Mỗi chất rắn kết tinh ứng với mỗi cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước. Đồng là chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 8: Chất nào sau đây có tính dị hướng?
A. Thạch anh.
B. Đồng.
C. Kẽm.
D. Thủy tinh.
Chọn A.
Thủy tinh là chất kết tinh đơn tinh thể nên có tính dị hướng.
Câu 9: Tính chất chỉ có ở chất rắn đơn tinh thể là
A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
B. có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. tính dị hướng.
D. có cấu trúc tinh thể.
Chọn C.
Các vật rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng (độ bền, độ nở dài, độ dẫn nhiệt,...) thay đổi theo các hướng khác nhau.
Còn các vật rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng, tức là các tính chất vật lí của chúng theo mọi hướng đều giống nhau.
Câu 10: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A. Hạt muối.
B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.
C. Viên kim cương.
D. Miếng thạch anh.
Chọn B
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vật rắn vô định hình?
A. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể.
B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.
C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.
D. Vật rắn vô định hình khi bị nung nóng chúng mềm dần và chuyển sang lỏng.
Chọn C
+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
Câu 12: Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?
A. Vật rắn tinh thể và vật rắn vô định hình.
B. Vật rắn dị hướng và vật rắn đẳng hướng.
C. Vật rắn tinh thể và vật rắn đa tinh thể.
D. Vật rắn vô định hình và vật rắn đa tinh thể.
Chọn A
Chất rắn được phân thành 2 loại: kết tinh và vô định hình.
Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án hay khác:
- 10 câu trắc nghiệm Ôn tập Chương 6 cực hay có đáp án
- 23 câu trắc nghiệm Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình cực hay có đáp án (phần 2)
- 11 câu trắc nghiệm Biến dạng cơ của vật rắn cực hay có đáp án
- 25 câu trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của vật rắn cực hay có đáp án (phần 1)
- 25 câu trắc nghiệm Sự nở vì nhiệt của vật rắn cực hay có đáp án (phần 2)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều