Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 31 (có đáp án): Tập tính ở động vật



Bộ 12 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 31: Tập tính ở động vật có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm Sinh 11.

Câu 1. Cho các tập tính sau ở động vật:

(1) Sự di cư của cá hồi

(2) Báo săn mồi

(3) Nhện giăng tơ

(4) Vẹt nói được tiếng người

(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn

(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

(7) Xiếc chó làm toán

(8) Ve kêu vào mùa hè

Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?

A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)

B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)

C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)

D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)

Đáp án: A

Câu 2. Xét các đặc điểm sau:

(1) Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể

(2) Rất bền vững và không thay đổi

(3) Là tập hợp các phản xạ không điều kiện

(4) Do kiểu gen quy định

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

A. (1) và (2)         B. (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)        D. (1), (2) và (4)

Đáp án: C

Câu 3. Cho các trường hợp sau :

(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững

(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi

(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi

(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền

Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là

A. (1), (3) và (4)        B. (2), (3) và (4)

C. (1), (2) và (3)        D. (1), (2) và (4)

Đáp án: A

Câu 4. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền

D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Đáp án: A

Câu 5. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. học được         B. bẩm sinh

C. hỗn hợp         D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp

Đáp án: B

Câu 6. Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

A. 1         B. 2         C. 3        D. 4

Đáp án: A

Giải thích: Trường hợp đúng là: 2

Câu 7. Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

Đáp án: D

Câu 8. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên

B. kích thích của môi trường kéo dài

C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần

D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Đáp án: A

Câu 9. Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu

(3) Ve kêu vào mùa hè

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là

A. (2) và (5)        B. (3) và (5)

C. (3) và (4)        D. (4) và (5)

Đáp án: B

Câu 10. Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể

B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài

C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể

D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Đáp án: D

Câu 11. Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là

A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động

B. kích thích → cơ quản thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động

C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động

D. kích thích → cơ quản thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Đáp án: D

Câu 12. Xét các phát biểu sau đây :

(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên

(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững

(3) hầu hết tập tính học được đều bền vững

(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh

(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết

(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?

A. 2         B. 3        C. 4         D. 5

Đáp án: B

Giải thích: 1,2,4,5

Câu 13: Tập tính học được ở động vật có chung các đặc điểm:

A. Suốt đời không đổi.

B. Sinh ra đã có.

C. Được truyền từ đời trước sang đời sau.

D. Phải học trong đời sống mới có được.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện

B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron

C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi         

D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ

Câu 15: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?

A. Nhện chăng tơ.

B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

C. Thú con bú sữa mẹ.

D. Hổ săn mồi.

Câu 16: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được?

A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa.

B. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

C. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần.

D. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn.

Câu 17: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.

B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi

C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.

D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh,

Câu 18: Người ta làm thí nghiệm nuôi các chim non trong một vùng rộng lớn mà không có chim bố mẹ. Đến khi trưởng thành, các chim con cũng tha rác và có về một chỗ nhưng chúng không làm được to. Điều này chứng tỏ

A. sự chăm sóc của con người đã làm mất bản năng làm tổ ở chim.

B. tập tính làm tổ được hình thành qua quá trình học tập.

C. tập tính làm tổ vừa mang tính bẩm sinh, vừa phải học tập.

D. chỉ những cá thể đã qua sinh sản mới biết làm tổ.

Câu 19: Đâu là tập tính hỗn hợp ở động vật?

A. Nhện chăng tơ.

B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.

C. Thú con bú sữa mẹ.

D. Hổ săn mồi.

Câu 20: Tập tính nào sau đây là tập tính hỗn hợp ở động vật?

A. Hổ săn mồi.

B. Mèo bắt chuột.

C. Tập tính xây tổ của chim .

D. Cả A, B và C

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học