Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16.




Lưu trữ: Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dânn tộc 1939-1945 và cách mạng thánh Tám 1945. Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập (sách cũ)

Câu 1. Năm 1940, ai được cử làm toàn quyền Đông Dương?

A. Catơru.

B. Gôđa.

C. Brêviê.

D. Đờcu.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1940, Đờcu được cử làm toàn quyền Đông Dương.

Câu 2. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam từ sau tháng 9/1940 đến trước tháng 3/1945 là gì?

A. Đặt dưới sách thống trị của thực dân Pháp.

B. Đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.

C. Nhật hất cẳng Pháp, độc chiếm Việt Nam.

D. Đặt dưới sách thống trị của phát xít Nhật.

Đáp án: B

Giải thích: Tháng 9/1940, phát xít Nhật vượt biên giới Việt Trung vào Việt Nam. Từ đó cho đến trước tháng 3/1945, Việt Nam đặt dưới ách thống trị của Nhật - Pháp.

Câu 3. Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á ở Việt Nam trong những năm 1940 – 1945 là

A. thúc đẩy quá trình giao lưu, truyền bá văn hóa Nhật Bản - Việt Nam.

B. để nhân dân Đông Dương hiểu và tích cực hợp tác với quân đội Nhật Bản trong cuộc đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của Pháp ở đây.

C. xây dựng cơ sở xã hội cho việc thiết lập một nền thống trị của Nhật Bản ở Việt Nam trong nay mai.

D. nhằm tạo ra một áp lực chính trị - xã hội để buộc Pháp phải phục tùng mọi ý đồ cai trị của Nhật.

Đáp án: C

Giải thích: Mục đích của Nhật Bản khi đẩy mạnh tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á ở Việt Nam trong những năm 1940 – 1945 là xây dựng cơ sở xã hội cho việc thiết lập một nền thống trị của Nhật Bản ở Việt Nam trong nay mai.

Câu 4. Tình hình Việt Nam từ sau tháng 3/1945 có chuyển biến quan trọng gì ?

A. Pháp thiết lập trở lại nền thống trị trên toàn Việt Nam.

B. Vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.

C. Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kì đấu tranh mới : chống chiến tranh đế quốc.

D. Nhân dân Việt Nam chịu cảnh áp bức thống trị tàn bạo của phát xít Pháp - Nhật.

Đáp án: B

Giải thích: Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm toàn bộ Đông Dương. Vì vậy, từ sau tháng 3/1945, vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.

Câu 5. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ở Việt Nam ?

A. Chính sách "Kinh tế thời chiến".

B. Chính sách "Thuộc địa thời chiến".

C. Chính sách "Kinh tế chỉ huy".

D. Chính sách "Kinh tế mới".

Đáp án: C

Giải thích: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp đã thi hành chính sách "Kinh tế chỉ huy" ở Việt Nam.

Câu 6. Chính sách nào của Nhật - Pháp đã gây nên nạn đói lớn ở Việt Nam cuối năm 1944 – đầu năm 1945?

A. Xuất các nguyên liệu chiến lược sang Nhật Bản.

B. Bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu.

C. Đầu tư vào những ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu quân sự.

D. Kiểm soát toàn bộ hệ thống đường sá.

Đáp án: B

Giải thích: Chính sách bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu phục vụ chiến tranh của Nhật – Pháp đã gây ra nạn đói lớn cuối năm 1944 – đầu năm 1945 ở Việt Nam, làm cho gần 2 triệu người chết đói.

Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 họp tại đâu?

A. Đình Bảng (Bắc Ninh).

B. Tân Trào (Tuyên Quang).

C. Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).

D. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 họp tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định).

Câu 8. Năm 1939, ai là người giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương ?

A. Phan Đăng Lưu.

B. Lê Hồng Phong.

C. Hà Huy Tập.

D. Nguyễn Văn Cừ.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1939, Nguyễn Văn Cừ giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 9. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là

A. chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai.

B. chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

C. chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh đế quốc.

D. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.

Câu 10. Thái độ của Nhật, Pháp như thế nào khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa (9/1940)?

A. Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.

B. Nhật – Pháp hoảng sợ bỏ chạy.

C. Pháp hốt hoảng rút chạy, Nhật quay lại đàn áp cuộc khởi nghĩa.

D. Nhật tích cực thay chân Pháp, đàn áp khởi nghĩa và thiết lập ách thống trị ở nước ta.

Đáp án: A

Giải thích: Khi nhân dân Bắc Sơn nổi dậy khởi nghĩa (9/1940), Nhật câu kết với Pháp, tạo điều kiện cho Pháp tổ chức lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa.

Câu 11. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

A. Khởi nghĩa Yên Bái (1930).

B. Khởi nghĩa Nam Kì (1940).

C. Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).

D. Khởi nghĩa Đô Lương (1941).

Đáp án: B

Giải thích: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (1940).

Câu 12. Lực lượng chính tham gia khởi nghĩa Đô Lương tháng 1/1941 là

A. công nhân.

B. nông dân.

C. binh lính.

D. tù binh.

Đáp án: C

Giải thích: Lực lượng chính tham gia khởi nghĩa Đô Lương tháng 1/1941 là binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Câu 13. Người lãnh đạo cuộc binh biến Đô Lương (1/1941) là

A. Tôn Đức Thắng.

B. Võ Đức Chính.

C. Nguyễn Thái Học.

D. Đội Cung.

Đáp án: D

Giải thích: Người lãnh đạo cuộc binh biến Đô Lương (1/1941) là Đội Cung.

Câu 14. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 có nghĩa như thế nào?

A. Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng trong chỉ đạo chiến lược cách mạng.

B. Đánh dấu quá trình hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

C. Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

D. Mở ra một thời kì đấu tranh mới: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng của Đảng trong chỉ đạo chiến lược cách mạng.

Câu 15. Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Đô Lương (1/1941)?

A. Đội Cung.        B. Đội Quyền.

C. Đội Dương.        D. Đội Cấn.

Đáp án: A

Giải thích: Đội Cung là người lãnh đạo cuộc binh biến Đô Lương (1/1941).

Câu 16. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng vào năm

A. 1936.       B. 1939.

C. 1941.       D. 1945.

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Câu 17. Nhật đã thi hành các chính sách gì ở Việt Nam trong những năm 1940 - 1945 ?

A. Đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự; buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than, sắt, cao su, thóc gạo cho chúng với giá rẻ.

B. Thực hiện chính sách Tổng động viên vơ vét tiền, của, con người, phục vụ nhu cầu cho cuộc chiến tranh phát xít.

C. Thực hiện chính sách "Kinh tế chỉ huy", vơ vét tiền của, tài nguyên của đất nước ta phục vụ cho chiến tranh đế quốc.

D. Thực hiện chính sách "Kinh tế thời chiến", ban hành lệnh Tổng động viên, bắt lính ráo riết.

Đáp án: A

Giải thích: Trong những năm 1940 – 1945, phát xít Nhật đã đầu tư vào các ngành phục vụ cho nhu cầu quân sự; buộc Pháp phải cung cấp các nguyên liệu như than, sắt, cao su, thóc gạo cho chúng với giá rẻ.

Câu 18. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 họp khi nào, ở đâu?

A. Tháng 11/1939, ở Gia Định.

B. Tháng 1/1941, ở Cao Bằng.

C. Tháng 5/1941, ở Cao Bằng.

D. Tháng 11/1939, ở Thái Nguyên.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 họp vào tháng 5/1941 ở Pác Bó, Cao Bằng.

Câu 19. Điền thêm từ còn thiếu trong nhận định của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương 5/1941: "Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng ... ".

A. tư sản dân quyền.

B. dân chủ tư sản.

C. xã hội chủ nghĩa.

D. dân tộc giải phóng.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã khẳng định: "Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng".

Câu 20. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đưa ra khẩu hiệu

A. đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày.

B. lập chính quyền Xô Viết công - nông - binh.

C. giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công.

D. phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đưa ra khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

Câu 21. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã

A. đánh dấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng.

B. đánh dấu bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng.

C. đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, giai đoạn đấu tranh chính trị giành chính quyền về tay nhân dân.

D. mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: tập trung giải quyết hoàn thành nhiệm vụ dân chủ.

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đánh dấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng được đề ra tại Hội nghị tháng 11/1939, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đề ra nhiều biện pháp thực hiện nhiệm vụ đó.

Câu 22. Từ tháng 6 - 1941, ai là người giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương ?

A. Võ Văn Tần.

B. Trường Chinh.

C. Phan Đăng Lưu.

D. Hà Huy Tập.

Đáp án: B

Giải thích: Từ tháng 6 - 1941, Trường Chinh giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 23. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đưa ra quyết định gì ?

A. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước ở Đông Dương.

B. Thành lập Đảng Cộng sản riêng cho mỗi nước ở Đông Dương.

C. Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam đứng trong Mặt trận Việt Minh.

D. Thành lập Đảng Cộng sản chung cho ba nước Đông Dương.

Đáp án: A

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã quyết định thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước ở Đông Dương, ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).

Câu 24. Tất cả các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi là

A. hội Phản đế.

B. hội Cứu tế.

C. hội Ái hữu.

D. hội Cứu quốc.

Đáp án: D

Giải thích: Tất cả các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi là hội Cứu quốc.

Câu 25. Năm 1942, tỉnh nào sau đây có ba châu “hoàn toàn” trong xây dựng các hội Cứu quốc?

A. Bắc Giang.        B. Tuyên Quang.

C. Cao Bằng.         D. Lạng Sơn.

Đáp án: C

Giải thích: Năm 1942, Cao Bằng là tỉnh có ba châu “hoàn toàn” trong xây dựng các hội Cứu quốc thuộc Mặt trận Việt Minh.

Câu 26. Trung đội Cứu quốc quân được thành lập năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là

A. những đội du kích Nam Kì.

B. những đội du kích Bắc Sơn.

C. những đội du kích Ba Tơ.

D. những đội du kích Đô Lương.

Đáp án: B

Giải thích: Trung đội Cứu quốc quân được thành lập năm 1941 dựa trên cơ sở ban đầu là những đội du kích Bắc Sơn.

Câu 27. Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng ở đâu ?

A. Bắc Sơn - Võ Nhai.

B. Bắc Bó.

C. Tân Trào.

D. Vũ Lăng.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ địa cách mạng đầu tiên được xây dựng ở Bắc Sơn - Võ Nhai.

Câu 28. Hội nghị nào sau đây đã khẳng định vấn đề chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền là "nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân"?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.

C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã khẳng định vấn đề chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền là "nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân"?

Câu 29. Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đã đặt ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là

A. chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc.

B. tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật.

C. tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của Nhật - Pháp.

D. tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của bọn phản động thuộc địa Pháp.

Đáp án: B

Giải thích: Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đã đặt ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là tập trung lực lượng đánh đổ ách thống trị của phát xít Nhật.

Câu 30.Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Đảng đưa ra khẩu hiệu

A. "Đánh đuổi Pháp - Nhật".

B. "Đánh đuổi phát xít Nhật".

C. "Đánh đuổi đế quốc Pháp".

D. "Đánh đuổi bọn đế quốc, Việt gian".

Đáp án: B

Giải thích: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Đảng đưa ra khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật".

Câu 31. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là

A. chống chủ nghĩa phát xít.

B. đòi tự do, dân chủ.

C. đánh đổ phong kiến.

D. giải phóng dân tộc.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

Câu 32. Năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân được thành lập dựa trên các lực lượng

A. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và đội du kích Ba Tơ.

B. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân II.

C. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân III.

D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Việt Nam Cứu quốc quân.

Đáp án: D

Giải thích: Năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân được thành lập dựa trên các lực lượng Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Việt Nam Cứu quốc quân.

Câu 33. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa từng phần từ

A. tháng 8 đến tháng 9/1945.

B. tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

C. tháng 9/1940 đến giữa tháng 8/1945.

D. tháng 5/1941 đến tháng 8/1945.

Đáp án: B

Giải thích: Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành khởi nghĩa từng phần từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945.

Câu 34. Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc (thành lập năm 1945) nằm ở

A. Tân Trào - Tuyên Quang.

B. Đình Cả - Thái Nguyên.

C. Yên Thế - Bắc Giang.

D. Bắc Sơn - Lạng Sơn.

Đáp án: A

Giải thích: Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc (thành lập năm 1945) nằm ở Tân Trào - Tuyên Quang.

Câu 35. Tỉnh nào sau đây không thuộc Khu giải phóng Việt Bắc ?

A. Phú Thọ.         B. Vĩnh Yên.

C. Quảng Ninh.         D. Hà Giang.

Đáp án: C

Giải thích: Khu giải phóng Việt Bắc (thành lập ngày 4/6/1945), bao gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.

Câu 36. Một trong bốn địa phương giành được chính quyền tỉnh lị sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. Hà Tiên.

B. Đồng Nai Thượng.

C. Huế.

D. Bắc Giang.

Đáp án: D

Giải thích: Bốn địa phương giành được chính quyền tỉnh lỵ sớm nhất trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Câu 37. Chỉ hai ngày sau khi ra đời, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở

A. Thái Nguyên và Tuyên Quang.

B. Cao Bằng và Bắn Kạn.

C. Yên Bái và Thái Nguyên.

D. Phay Khắt và Nà Ngần.

Đáp án: D

Giải thích: Chỉ hai ngày sau khi ra đời, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngần.

Câu 38. Ai là đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Xích Thắng.

C. Hoàng Sâm.

D. Nguyễn Hữu Kì.

Đáp án: C

Giải thích: Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hoàng Sâm.

Câu 39. Cờ đỏ sao vàng năm cánh chính thức trở thành Quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào khi nào ?

A. Ngày 2/9/1945.

B. Ngày 19/8/1945.

C. Ngày 17/8/1945.

D. Ngày 25/8/1945.

Đáp án: A

Giải thích: Cờ đỏ sao vàng năm cánh chính thức trở thành Quốc kì của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào ngày 2/9/1945.

Câu 40. Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cải tổ từ

A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

C. Tổng bộ Việt Minh.

D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc.

Đáp án: B

Giải thích: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được cải tổ từ Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

Câu 41. Những tỉnh nào dưới đây giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Nam Định.

B. Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.

C. Bắc Thái, Hải Dương, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh.

D. Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh.

Đáp án: D

Giải thích: Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Nam, Hà Tĩnh là bốn tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lị sớm nhất trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Câu 42. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã chủ trương thành lập

A. ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng để lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Mặt trận nhân dân chống phát xít ở Đông Dương.

C. Mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi nước Đông Dương để phát huy tinh thần dân tộc ở mỗi nước.

D. Mặt trận chống phát xít Đông Dương để tăng cường khối đoàn kết cách mạng ba nước.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở mỗi nước Đông Dương để phát huy tinh thần dân tộc ở mỗi nước.

Câu 43. Địa phương nào giành được chính quyền muộn nhất trong cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Bắc Ninh.         B. Bạc Liêu.

C. Hà Tiên.         D. An Giang.

Đáp án: C

Giải thích: Hà Tiên và Đồng Nai Thượng là một trong những tỉnh giành được chính quyền muộn nhất trong cả nước trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Câu 44. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn khi nào?

A. Ngày 2/9/1945.

B. Ngày 23/8/1945.

C. Ngày 25/8/1945.

D. Ngày 30/8/1945.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.

Câu 45. Người sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là

A. Trần Phú.

B. Hồ Chí Minh.

C. Trường Chinh.

D. Phạm Văn Đồng.

Đáp án: B

Giải thích: Người sáng tác bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là Phạm Văn Đồng.

Câu 46. Điền từ còn thiếu trong câu cuối của Tuyên ngôn độc lập : "Toàn thể... Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững ... ấy".

A. nhân dân … nền độc lập.

B. quốc dân … quyền tự do và độc lập.

C. dân tộc … nền độc lập.

D. dân tộc … quyền tự do và độc lập.

Đáp án: D

Giải thích: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".

Câu 47. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn diễn ra vào thời điểm nào ?

A.Ngày 23/8/1945.

B. Ngày 25/8/1945.

C. Ngày 22/8/1945.

D. Ngày 24/8/1945.

Đáp án: B

Giải thích: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn diễn ra vào ngày 25/8/1945.

Câu 48. Tổng khởi nghĩa diễn ra trong khoảng nào ?

A. Từ ngày 14/8 đến ngày 25/8/1945.

B. Từ ngày 14/8 đến ngày 28/8/1945.

C. Từ ngày 5/8 đến ngày 2/9/1945.

D. Từ ngày 16/8 đến ngày 28/8/1945.

Đáp án: B

Giải thích: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra từ ngày 14/8 đến ngày 28/8/1945

Câu 49. Thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam xuất hiện khi

A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

B. Liên Xô tiến công quân Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

C. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Đáp án: D

Giải thích: Thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam xuất hiện khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 50. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi vào ngày

A. 16/8/1945.

B. 18/8/1945.

C. 19/8/1945.

D. 23/8/1945.

Đáp án: C

Giải thích: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi vào ngày 19/8/1945.

Câu 51. Thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam được Trung ương Đảng xác định trong khoảng thời gian

A. từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng đến khi quân Đồng minh hoàn thành nhiệm vụ quân quản.

B. từ khi Nhật kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Việt Nam.

C. từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh đến trước khi quân đội Đồng minh vào Việt Nam.

D. từ khi Nhật kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh đến khi quân Nhật rút về nước.

Đáp án: C

Giải thích: Thời cơ tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam được Trung ương Đảng xác định trong khoảng thời gian từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh đến trước khi quân đội Đồng minh vào Việt Nam.

Câu 52. Ngày 25/8/1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi ở

A. Hải Dương.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. Sài Gòn.

Đáp án: D

Giải thích: Ngày 25/8/1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi ở Sài Gòn.

Câu 53. Bản Tuyên Ngôn Độc lập được Hồ Chí Minh đọc tại

A. Nhà hát Lớn.

B. Khu giải phóng Việt Bắc.

C. Quảng trường Ba Đình.

D. Dinh Độc Lập.

Đáp án: C

Giải thích: Bản Tuyên Ngôn Độc lập được Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

Câu 54. Ý nghĩa của Quốc dân đại hội ngày 16 - 17/8/1945?

A. Khẳng định tinh thần thống nhất, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc của toàn Đảng ta.

B. Khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế nhân dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Khẳng định đây là thời cơ ngàn năm có một để dân tộc ta giành lại độc lập.

D. Khẳng định sự ra đời của một chính quyền cách mạng: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đáp án: B

Giải thích: Đại hội Quốc dân ở Tân Trào (16 - 17/8/1945) đã khẳng định tinh thần nhất trí, quyết tâm cao độ của toàn thế nhân dân cả nước ủng hộ Mặt trận Việt Minh tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 55. Đảng ta xác định kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn từ 1939 đến trước tháng 3/1945 là

A. các thế lực phản động thuộc địa và tay sai.

B. đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

C. thực dân Pháp và phong kiến tay sai.

D. phát xít Nhật.

Đáp án: B

Giải thích: Đảng ta xác định kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn từ 1939 đến trước tháng 3/1945 là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

Câu 56. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là

A. giải phóng giai cấp lên.

B. chống chủ nghĩa phát xít.

C. giải phóng dân tộc.

D. chống chiến tranh đế quốc.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 xác định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc.

Câu 57. Đến tháng 11 - 1939. Tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là:

A. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Phản đế, phản phong.

D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 58. Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: "Độc lập dân tộc và "Ruộng đất cho dân cày được giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?

A. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.

B. Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ.

D. Tạm gác lại việc thực hiện hai khẩu hiệu trên.

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời kì 1939 – 1945, Đảng chủ trương tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đặt khẩu hiệu độc lập dân tộc lên hàng đầu.

Câu 59. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn của Đảng vì đã

A. kịp thời giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B. xác định đúng kẻ thù là phát xít Nhật.

C. mở rộng vấn đề dân chủ trên toàn cõi Đông Dương.

D. giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Đáp án: D

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn của Đảng vì đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu.

Câu 60. Khẩu hiệu thành lập Chính phủ dân chủ cộng được đưa ta tại Hội nghị nào của Đảng trong thời kì 1939 - 1945?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941.

C. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945.

D. Hội nghị toàn quốc của Đảng tháng 8/1945.

Đáp án: A

Giải thích: Khẩu hiệu thành lập Chính phủ dân chủ cộng được đưa ta tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939.

Câu 61. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa:

A. Bắc Sơn (1940).

B. Nam Kì (1940).

C. Ba Tơ (1945).

D. Đô Lương (1941).

Đáp án: B

Giải thích: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì (1940).

Câu 62. Phát xít Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam năm

A. 1930.

B. 1940.

C. 1941.

D. 1945.

Đáp án: B

Giải thích: Phát xít Nhật vượt biên giới Việt – Trung vào miền Bắc Việt Nam vào tháng 9/1940.

Câu 63. Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì?

A. thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.

B. phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu.

C. Pháp ngăn chặn việc vận chuyển lương thực từ miền Nam ra miền Bắc.

D. Nhật kiểm soát tất cả các hệ thống giao thông ở Việt Nam.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu khiến hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc chết đói cuối năm 1944 – đầu năm 1945 là phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu phục vụ chiến tranh.

Câu 64. Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 là

A. Lê Hồng Phong.

B. Nguyễn Văn Cừ.

C. Nguyễn Ái Quốc.

D. Trường Chinh.

Đáp án: C

Giải thích: Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 là Nguyễn Ái Quốc.

Câu 65. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 chủ trương thành lập

A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Liên Việt.

D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Đáp án: B

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.

Câu 66. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là

A. đi từ khởi nghĩa toàn phần lên tổng khởi nghĩa.

B. tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

C. đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

D. đi từ tổng khởi nghĩa lên khởi nghĩa từng phần.

Đáp án: C

Giải thích: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5/1941 xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học