Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18 (có đáp án): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)



Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Bài 18 (có đáp án): Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945)

Câu 1. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. Cách mạng tháng Hai thành công.

C. Cách mạng tháng Mười thành công.

D. Luận cương tháng tư được công bố.

Đáp án: C

Giải thích: Mục phần III bài 9 Trang 52 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mang lại kết quả ra sao?

A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản

C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức

D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền

Đáp án: A

Giải thích: Mục phần III Trang 52 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Liên Xô là cụm từ viết tắt của

A. Liên minh Xô viết

B. Liên hiệp các Xô viết

C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần I) bài 10 Trang 55 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên tg và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động?

A. Chế độ quân chủ chuyên chế       B. Chế độ tư bản chủ nghĩa

C. Chế độ quân chủ lập hiến       D. Chế độ xã hội chủ nghĩa

Đáp án: B

Giải thích: Mục bài 9 Trang 48 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thường được gọi là

A. trật tự thế giới đa cực.      B. trật tự thế giới đơn cực.

C. trật tự hai cực Ianta.      D. hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 bài 11 Trang 59 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 để lại là

A. làm sụp đổ nền tài chính ở nhiều quốc gia tư bản.

B. sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.

C. khiến cho đời sống nhân dân trở nên khó khăn, cực khổ.

D. làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện đời sống.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 bài 11 Trang 62 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Các nước Mĩ, Anh, Pháp đã làm gì để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

A. Cải cách kinh tế - xã hội.

B. Phát xít hóa nền kinh tế.

C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 bài 11 Trang 62 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập (Đức – Italia - Nhật Bản và Mĩ – Anh - Pháp) cùng cuộc chạy đua vũ trang vào những năm 30 của thế kỉ XX đã báo hiệu điều gì?

A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít

B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc

C. Nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới

D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 bài 11 Trang 62 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước Đức, Italia và Nhật Bản có điểm gì tương đồng?

A. Xóa bỏ chế độ quân chủ, thay thế bằng chế độ độc tài phản động.

B. Tiến hành cải cách kinh tế, dân chủ hóa xã hội.

C. Cải cách kinh tế - chính trị theo hướng quân sự hóa.

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3 bài 11 Trang 62 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bùng nổ đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Anh.      B. Mĩ.

C. Pháp.      D. Đức.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 bài 11 Trang 61 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Nội dung nào phản ánh đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng

B. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình

C. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình

D. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 bài 15 Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Nội dung nào phản ánh đúng nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phong trào dân tộc tư sản thất bại hoàn toàn.

B. Sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn.

D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao.

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 bài 16 Trang 84 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 11 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học