Trắc nghiệm GDCD 12 năm 2023 có đáp án (ôn thi THPTQG GDCD)

Để giúp học sinh lớp 12 có thêm tài liệu trắc nghiệm GDCD 12 ôn thi THPT Quốc gia năm 2023 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn 500 Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 có đáp án mới nhất

Câu 1: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước là khái niệm của

A. Pháp luật.

B. Quy chế.

C. Quy định.

D.Pháp lệnh.

Lời giải: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế?

A. Công dân.

B. Xã hội.

C. Tổ chức.

D. Nhà nước.

Lời giải: 

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

A. Ý chí của Nhà nước.

B. Quyền lực Nhà nước.

C. Ý thức tự giác của công dân.

D. Dư luận xã hội.

Lời giải:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính thuyết phục.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Lời giải: 

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:   Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B và C.

Lời giải: 

Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính giáo dục, thuyết phục.

Lời giải: 

Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc chung đối với tất cả mọi cá nhân

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

Lời giải: 

Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Pháp luật mang bản chất của

A. Giai cấp cầm quyền.

B. Giai cấp tiến bộ nhất.

C. Mọi giai cấp.

D. Dân tộc.

Lời giải: 

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên

A. Lĩnh vực kinh tế

B. Lĩnh vực chính trị

C. Lĩnh vực xã hội

D. Tất cả mọi lĩnh vực

Lời giải: 

Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang

A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.

C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.

D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc

Lời giải: 

Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau.

A. Gắn bó.

B. Chặt chẽ.

C. Khăng khít.

D. Thân thiết.

Lời giải:

Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức

A. Phương tiện cơ bản.

B. Phương tiện đặc trưng.

C. Phương tiện phù hợp.

D. Phương tiện đặc thù.

Lời giải:

Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là:

A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.

B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.

C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.

Lời giải:

Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

A. Quản lí công dân.

B. Bảo vệ công dân.

C. Quản lí xã hội.

D. Bảo vệ xã hội.

Lời giải:

Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội

A. Hiệu quả nhất.

B. Hữu hiệu nhất.

C. Đơn giản nhất.

D. Phù hợp nhất.

Lời giải:

Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.

Đáp án cần chọn là: B

Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 2 có đáp án mới nhất

Câu 1: Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Xây dựng pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Lời giải:

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự như thế nào với quy định của pháp luật?

A. Đúng đắn.

B. Phù hợp.

C. Gắn liền.

D. Chuẩn mực.

Lời giải:

Pháp luật đi vào đời sống nếu khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể, trong các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cá nhân lựa chọn các xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Lời giải:

Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước bao gồm bốn hình thức: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật:

A. Quy định phải làm.

B. Cho phép làm.

C. Quy định cấm làm.

D. Không cho phép làm.

Lời giải:

Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Thi hành pháp luật là các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Tuân thủ pháp luật là các nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật có chủ thể thực hiện là cá nhân, tổ chức. Chủ thể thực hiện của áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành là hình thức

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Lời giải:

Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lí, điều hành.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Vi phạm đạo đức.

D. Trách nhiệm đạo đức.

Lời giải:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại

A. Hành động.

B. Không hành động.

C. Có thể hành động.

D. Có thể không hành động.

Lời giải:

Hành vi trái luật có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật, hoặc không hành động – không làm những viêc phải làm theo quy định của pháp luật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Dấu hiệu nào dưới đây không phải  là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.

D. Hành vi trái pháp luật.

Lời giải:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.

B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.

D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.

Lời giải:

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật, buộc họ phải chịu những thiệt hại nhất định để trừng phạt, đồng thời răn đe, giáo dục những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại

A. Nghĩa vụ pháp lí.

B. Trách nhiệm pháp lí.

C. Nghĩa vụ cụ thể.

D. Trách nhiệm cụ thể.

Lời giải:

Vi phạm pháp luật thường được chia thành 4 loại, và tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?

A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.

D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội

Lời giải:

Căn cứ để phân chia: Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Lời giải:

Có bốn loại trách nhiệm pháp lí gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật.

Đáp án cần chọn là: B


Các loạt bài lớp 12 khác