Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 sách mới | Trắc nghiệm KTPL 12



Môn Giáo dục công dân 12 được đổi tên thành Giáo dục Kinh tế & Pháp luật 12. Trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 chương trình sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức. Mời các bạn đón đọc:




Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (sách cũ)

Câu 1. Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. giáo dục.

Đáp án: C

Câu 2. Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế- xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. xã hội.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. văn hóa.

Đáp án: C

Câu 3. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy đó là cơ sở

A. để giáo dục ý thức tôn trọng các giá trị văn hóa.

B. của sự bình đẳng về tín ngưỡng.

C. của sự bình đẳng giữa các dân tộc.

D. của sự bình đẳng về văn hóa.

Đáp án: C

Câu 4. Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều

A. được đảm bảo công bằng.

B. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. hưởng mọi quyền lợi như nhau.

D. thực hiên tốt nghĩa vụ công dân.

Đáp án: B

Câu 5. Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. xã hội.

B. kinh tế.

C. chính trị.

D. văn hóa.

Đáp án: C

Câu 6. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được

A. pháp luật bảo hộ.

B. Đảng quản lí.

C. tổ chức tôn giáo bí mật.

D. Mặt trận Tổ quốc giữ gìn.

Đáp án: A

Câu 7. Việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo là hoạt động

A. tôn giáo.

B. tâm linh.

C. truyền giáo.

D. tín ngưỡng.

Đáp án: A

Câu 8. Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. tôn giáo.

D. dân tộc.

Đáp án: C

Câu 9. Trong cơ quan quyền lực của Nhà nước việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng

A. giữa các dân tộc.

B. tham gia quản lí nhà nước.

C. giữa các công dân.

D. giữa các vùng, miền.

Đáp án: A

Câu 10. Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?

A. Quản lí Nhà nước.

B. Hội nhập quốc tế.

C. Tự do tín ngưỡng.

D. Phê chuẩn công ước.

Đáp án: C

Câu 11. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. các bên cùng có lợi.

B. bình đẳng.

C. đoàn kết.

D. tôn trọng lợi ích.

Đáp án: B

Câu 12. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo

A. tín ngưỡng tôn giáo.

B. giáo luật.

C. quy định của pháp luật.

D. quan niệm tôn giáo.

Đáp án: C

Câu 13. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. tự do tín ngưỡng.

Đáp án: C

Câu 14. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. giáo dục.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. văn hóa.

Đáp án: A

Câu 15. Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức dân chủ

A. trực tiếp.

B. gián tiếp.

C. trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

D. đại diện và dân chủ gián tiếp.

Đáp án: C

Câu 16. Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là

A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.

B. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm.

C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo.

D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ.

Đáp án: A

Câu 17. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa là cơ sở

A. của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. để công dân thực hiện quyền tự do tôn giáo

C. để công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.

D. để phát huy quyền dân chủ của công dân.

Đáp án: A

Câu 18. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về giáo dục được hiểu là các dân tộc đều

A. được nhà nước chú trọng phát triển giáo dục ở thành phố.

B. bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục.

C. được nhà nước quan tâm phát triển giáo dục mũi nhọn.

D. bình đẳng trong hưởng thụ một nền văn hóa.

Đáp án: B

Câu 19. Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân…” quy định này của pháp luật được hiểu là các dân tộc đều được bình đẳng

A. thực hiện nghĩa vụ công dân.

B. tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến công việc chung.

C. thực hiện quyền công dân.

D. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Đáp án: D

Câu 20. Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục

A. sự phân hóa giàu nghèo.

B. trình độ phát triển thấp.

C. sự tương đồng về trình độ phát triển.

D. sự chênh lệch về trình độ phát triển.

Đáp án: B

Câu 21. Nhà nước luôn có các chính sách học bổng và ưu tiên con em vùng đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là thể hiện các dân tộc bình đẳng về

A. điều kiện học tập.

B. hưởng thụ nền văn hóa.

C. cơ hội học tập.

D. tiếp cận nền giáo dục.

Đáp án: C

Câu 22. Nội dung bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc được thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước là không có sự phân biệt giữa

A. các dân tộc đa số.

B. các chủng tộc.

C. các dân tộc thiểu số.

D. dân tộc đa số và thiểu số.

Đáp án: D

Câu 23. Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Đáp án: A

Câu 24. Nội dung nào nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

A. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lí của Nhà nước.

B. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí.

C. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.

D. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.

Đáp án: B

Câu 25. Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

B. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.

C. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

D. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn tôn giáo nhỏ.

Đáp án: D

Câu 26. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng của người Việt Nam?

A. Yểm bùa.

B. Thờ cúng tổ tiên.

C. Lên đồng.

D. Xem bói.

Đáp án: B

Câu 27. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền công dân.

B. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.

C. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân.

D. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Đáp án: D

Câu 28. Đâu là nhận định không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

B. Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.

C. Mọi tôn giáo, tín ngưỡng được tự do hoạt động.

D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật.

Đáp án: C

Câu 29. Chị K là người dân tộc thiểu số, chị được tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIII, điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. xã hội.

D. văn hóa.

Đáp án: B

Câu 30. Bố chị N (theo đạo Thiên chúa) không đồng ý cho chị kết hôn với anh K (theo đạo Phật), vì lí do hai người không cùng đạo. Trong trường hợp này bố chị N đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân về vấn đề nào sau đây?

A. Dân tộc.

B. Tôn giáo.

C. Chính trị.

D. Dân chủ.

Đáp án: B

Câu 31. Trong ngày hội đoàn kết các dân tộc Việt Nam, để thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc mình, em sẽ lựa chọn trang phục nào sau đây để tham dự?

A. Trang phục của Nhật Bản.

B. Trang phục hiện đại.

C. Trang phục truyền thống của dân tộc mình.

D. Trang phục truyền thống của Hàn Quốc.

Đáp án: A

Câu 32. Ở địa phương em, xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?

A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia.

B. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương.

C. Không quan tâm.

D. Nhận tiền nhưng không tham gia.

Đáp án: B

Câu 33. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo của công dân?

A. Nếu không theo tôn giáo này thì phải theo một giáo khác.

B. Có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

C. Tự do thôi không theo tôn giáo mà mình đã theo nữa.

D. Tự do theo một tôn giáo khác với tôn giáo mà mình đã từng theo.

Đáp án: A

Câu 34. Việc làm nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Hằng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và ngày rằm.

B. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.

C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.

D. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

Đáp án: D

Câu 35. Việc nào dưới đây thể hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân ?

A. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo.

B. khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo.

C. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xâm hại đến danh dự của người khác.

D. Xin phép chính quyền địa phương trước khi xây dựng đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ.

Đáp án: D

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học