Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều
Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 9. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
(Kết nối tri thức) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
(Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Khí áp và gió
Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (sách cũ)
Câu 1: Ngoại lực là
A. Lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.
B. Lực phát sinh từ bên trong trái đất.
C. Lực phát sinh từ các thiên thể trong hệ mặt trời.
D. Lực phát sinh từ bên ngoài trên bề mặt trái đất.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra ngoài lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng , thủy triều , dòng biển .. ).
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng từ bức xạ mặt trời.
D. nguồn năng lượng từ lòng đất.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Tác nhân của ngoại lực là
A. sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.
B. yếu tố khí hậu các dạng nước , sinh vật và con người.
C. sự uốn nếp các lớp đá.
D. sự đứt gãy các lớp đất đá.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Quá trình phong hóa là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác.
D. quá trình tích tụ ( tích lũy ) các sản phẩm đã bị phá hủy , biến đổi.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt trái đất, vì đó là nơi.
A. trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.
B. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển , thủy quyền và sinh quyển.
C. chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
D. tất cả các nguyên nhân trên.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Kết quả của phong hóa lí học là
A. chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về màu sắc thành phần và tính chất hóa học.
C. chủ yếu làm cho đá và khoáng vật nứt vỡ nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần tính chất hóa học của chúng.
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chứng từ nơi khác.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở
A. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm , ẩm.
B. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới.
C. miền khí hậu khô nóng ( hoang mạc và bán hoang mạc ) và miền khí hậu lạnh.
D. miền khí hậu xích đạo nóng , ẩm quanh năm.
Đáp án: C
Giải thích: Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền khí hậu lạnh.
Câu 8: Phong hóa lí học xáy ra chủ yếu bởi tác động của
A. trọng lực.
B. nước và các hợp chất hòa tan trong nước , khí cacbonic, ooxxi , axit hữu cơ.
C. vi khuẩn , nấm , dễ , cây, ...
D. sự thay đổi nhiệt độ , sự đóng băng của nước , sự kết tinh của muối , ...
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/32 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Phong hóa hóa học là quá trình
A. phá hủy đá và khoáng vật nhưng không làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
B. phá hủy đá và khoáng vật nhưng chủ yếu làm biến đổi chúng về thành phần và tính chất hóa học.
C. chủ thiếu làm nứt vỡ đá và khoáng vật nhưng đồng thời làm thay đổi thành phần và tính chất hóa học của chúng.
D. phá hủy đá và khoáng vật đồng thời di chuyển chúng tới nơi khác.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/33 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Những tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cácbonic, oxi ,axit hữu cơ
D. sự va đập của gió, sóng, nước chảy, tác động của con người,..
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/33 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic tới các loại đá dễ thấm mước và dễ hòa tan đã hình thanh nên dạng địa hình các – x tơ ( hang động ,.. ) . ở nước ta , địa hình các – x tơ rất phát triển ở vùng
A. tập trung đá vôi.
B. tập trung đá granit.
C. tập trung đá badan.
D. tập trung đá thạch anh
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/33 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Phong hóa sinh học là sự phá hủy đa và các khoang vật dưới tác động của sự
A. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của muối.
B. vi khuẩn, nấm, rễ cây.
C. nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí cacbonic.
D. hoạt đọng sản xuất của con người.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/34 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh do
A. gió thổi mạnh.
B. nhiều bão cát.
C. nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
D. sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Đáp án: D
Giải thích: Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) chủ yếu do ở nơi này có sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Câu 14: Ở miền khí hậu lạnh , phong hóa lí học xảy ra mạnh do
A. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
B. nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
D. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
Đáp án: A
Giải thích: Phong hoá lí học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối. Nên quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu lạnh chủ yếu do nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
Câu 15: Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu
A. nóng , ẩm. B. nóng ,khô.
C. lạnh ,ấm. D. lạnh , khô.
Đáp án: A
Giải thích: Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càng mạnh. Vì vậy, phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
Câu 16: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ yếu xảy ra phong hóa lí học?
A. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm.
B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ.
C. Sự đóng băng của nước.
D. Tác động con người.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/32, địa lí 10 cơ bản.
Câu 17: Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do
A. Tác dụng của gió, nước mưa
B. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước, tác động con người.
C. Nguốn nhiệt độ cao từ dung nhan trong lòng đất
D. Tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/32, địa lí 10 cơ bản.
Câu 18: Quá trình làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó được gọi là
A. quá trình phá hủy.
B. quá trình tích tụ.
C. qua trình bóc mòn.
D. quá trình vận chuyển.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/32, địa lí 10 cơ bản.
Câu 19: Sự tích tụ các vật liệu phá huỷ cón được gọi là
A. bồi tụ.
B. nén ép.
C. vận chuyển.
D. bóc mòn.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/34, địa lí 10 cơ bản.
Câu 20: Bồi tụ được hiểu là quá trình
A. Tích tụ các vật liệu phá huỷ.
B. Nén ép các vật liệu dưới tác dụng của hiện tượng uốn nếp.
C. Tích tụ các vật liệu trong lòng đất.
D. Tạo ra các mỏ khoáng sản.
Đáp án A.
Giải thích: SGK/34, địa lí 10 cơ bản.
Câu 21: Hiện tượng mài mòn do sóng biển không tạo nên các dạng địa hình nào dưới đây?
A. Hàm ếch sóng vỗ.
B. Vách biển.
C. Bậc thềm sóng vỗ.
D. Các cột đá, nấm đá.
Đáp án D.
Giải thích: SGK/32, địa lí 10 cơ bản.
Câu 22: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như:
A. Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong.
B. Vách biển, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.
C. Các cửa sông và các đồng bằng châu thổ.
D. Các cột đá, nấm đá.
Đáp án B.
Giải thích: SGK/32, địa lí 10 cơ bản.
Câu 23: Phong hóa lý học xảy ra chủ yếu do
A. nước và các hợp chất trong nước.
B. sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
C. sự phá hủy đá và các khoảng vật dưới tác động của sinh vật.
D. Phong hoá, đứt gãy, xâm thực, bồi tụ.
Đáp án B.
Giải thích: Phong hóa lý học xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng của nước, sự kết tinh của các chất muối, tác động ma sát, va đập của gió,…
Câu 24: Tại sao ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh?
A. Nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
B. Nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
C. Khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
D. Khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
Đáp án A.
Giải thích: Ở các vùng, miền có khí hậu lạnh quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh là do nước trong các khe đá sẽ đóng băng làm tăng thể tích nước và sẽ làm vỡ các khối đá.
Câu 25: Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình
A. phong hóa hóa học.
B. phong hóa lí học.
C. thổi mòn do gió.
D. xâm thực do dòng chảy nước.
Đáp án A.
Giải thích: Các khu vực Ninh Bình, Lạng Sơn, Ninh Binh là những nơi phổ biến các cao nguyên núi đá vôi điển hình ở nước ta dưới tác động của nước trên bề mặt, nước ngầm, khí cacbonic làm cho các đá ở đây dễ hòa tan và tạo thành các dạng hang động cac-xtơ rất đẹp (có nhiều nhũ đá, hình thù đa dạng) mang lại giá trị du lịch lớn.
Câu 26: Vì sao ở nước ta lại hình thành những cách đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình?
A. Xâm thực bởi băng hà.
B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. Sự vận động nâng nên của địa hình hai bên.
D. Thổi mòn do gió.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta hình thành những cách đồng giữa núi như ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình là do sự xâm thực mạnh bởi dòng nước chảy xiết trên mặt địa hình.
Câu 27: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào:
1. Động năng của các quá trình tác động lên nó.
2. Kích thước và trọng lượng của vật liệu.
3. Điều kiện bề mặt đệm.
4. Kích thước vật ngăn cản.
5. Tùy thuộc vào hướng di chuyển của vật liệu.
Những bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu phụ thuộc vào động năng của các quá trình tác động lên nó, kích thước và trọng lượng của vật liệu cùng với đó là tính chất bề mặt đệm mà vật di chuyển qua.
Câu 28: Vì sao sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá?
A. Nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.
B. Nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá.
C. Đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ 00C.
D. Đá dễ phá hủy ở vùng nhiệt độ thấp và vùng có nhiều khe nứt.
Đáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá là do nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của các khối đá.
Câu 29: Tại sao cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
1. Trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời.
2. Tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyền và sinh quyển.
3. Chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
4. Chịu nhiều sức ép từ tất cả các quyển khác
Những bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Cường độ phong hóa diễn ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất là do bề mặt Trái Đất trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời, đồng thời tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyền và sinh quyển và chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (Phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
- Trắc nghiệm Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (Phần 2)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều