Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều



Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 13. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 sách mới khác:




Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa (sách cũ)

Câu 1: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng , dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa

D. nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn vì

A. nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn

B. không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.

C. không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bật lên được nên không có mưa.

D. các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Frông nóng là

A. frông hình thành khi 2 khối không khí nóng tiếp xúc với nhau

B. frông hình thành ở miền có khí hậu nóng

C. frông hình thành khi khối không khí nóng đẩy lùi khối không khí lạnh.

D. frông hình thành khi khối không khí nlạnh đẩy lùi khối không khí nóng.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Frông lạnh là

A. rông hình thành ở miền có khí hậu lạnh.

B. frông hình thành khi khối không khí lạnh đảy lùi khối không khí nóng.

C. frông hình thành khi 2 khối không khí lạnh tiếp xúc với nhau.

D. frông hình thành khi khối không khí nóng đẩy lùi khối không khí lạnh.

Đáp án: B

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do

A. có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

B. frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

C. dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.

D. dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao , gây mưa.

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Các loại gió nào dưới đây mang mưa nhiều cho vùng chúng thổi đến

A. Gió Tây ôn đới và gió fơn.

B. Gió fơn và gió Mậu Dịch.

C. Gió Mậu Dịch và gió Tây ôn đới.

D. Gió Tây ôn đới và gió mùa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Ven bờ đại dương , gần nơi có dông biển nóng chảy qua thì mưa nhiều do

A. Phía trên dông biển nóng có khí áp thấp , không khí bốc lên cao gây mưa.

B. Dông biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.

C. Không khí trên dông biển nóng chứa nhiều hơi nước , gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.

D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra , gặp dông biển nóng ngưng tụ gây mưa.

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/50 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa trong năm càng lớn , những đỉnh núi cao lượng mưa trong năm lại ít , lí do đỉnh núi cao ít mưa là

A. ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng, không có mưa.

B. ở đỉnh núi không khí loang, lượng hơi nước ít nên ít mưa.

C. ở đỉnh núi, nhiệt độ thấp nên có khí áp cao, hơi nước không bốc lên được, ít mưa.

D. gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh độ ẩm giảm nên ít mưa.

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/51 địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Trên bề mặt trái đất, theo chiều kinh tuyến, nơi có lượng mưa nhiều nhất là

A. vùng xích đạo.     B. vùng chí tuyến.

C. vùng ôn đới.     D. vùng cực.

Đáp án: A

Giải thích: Mục III, SGK/51 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Trên bề mặt trái đất , theo chiều kinh tuyến ôn đới nơi có lượng mưa ít nhất là

A. vùng xích đạo.     B. vùng chí tuyến.

C. vùng ôn đới.     D. vùng cực.

Đáp án: D

Giải thích: Mục III, SGK/51 địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Các vùng trên bề mặt trái đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là

A. vùng xích đạo, vùng chí tuyến, vùng ôn đới, vùng cực.

B. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng chí tuyến, vùng cực.

C. vùng ôn đới, vùng xích đạo, vùng cực, vùng chí tuyến.

D. vùng xích đạo, vùng ôn đới, vùng cực, vùng chí tuyến.

Đáp án: B

Giải thích: Mục III, SGK/51 địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện

A. Frông cực.

B. Frông nóng.

C. Frông lạnh .

D. Dải hội tụ nhiệt đới.

Đáp án D.

Giải thích: Hiện tượng mưa ngâu ở nước ta có liên quan đến sự xuất hiện của dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 13: Hiện tượng mưa phùn vào cuối đông ở miền Bắc nước ta có liên quan đến hoạt động của

A. Gió mùa Tây Nam.

B. Gió mùa Đông Bắc.

C. Gió mùa Đông Nam.

D. Tín Phong Bắc bán cầu.

Đáp án B.

Giải thích: Từ tháng 11 – 4 năm sau, nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hai thời kì:

- Nửa đầu mùa đông gió đi qua lục địa, mang lại thời tiết lạnh khô cho miền Bắc nước ta.

- Nửa sau mùa đông, gió này đi qua biển, được tăng ẩm, mang lại kiểu thời tiết lạnh ẩm và có mưa phùn đặc trưng cho khí hậu miền Bắc.

Câu 14: Nước ta nằm trong khu vực gió mùa điển hình ở châu Á nên so với các nước có cùng vĩ độ như Tây Á, châu Phi,… thì nước ta có khí hậu thế nào?

A. Khô, nóng hơn.

B. Nhiều thiên tai tự nhiên hơn.

C. Khí hậu điều hòa hơn.

D. Mùa đông mát hơn.

Đáp án C.

Giải thích:

- Gió mùa phần lớn xuất phát từ các đại dương thổi vào lục địa, mang theo lượng ẩm lớn (gió mùa mùa hạ) nên sẽ gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua.

- Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Vì vậy, cùng với ảnh hưởng của biển Đông, gió mùa góp phần điều hòa khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi.

Câu 15. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ không thể hiện đặc điểm nào dưới đây?

A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

B. Mưa nhiều ở ôn đới.

C. Mưa ít ở cực.

D. Mưa tương đối lớn ở vùng nhiệt đới và cận cực.

Đáp án D.

Giải thích: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ thể hiện là mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến, mưa nhiều ở ôn đới và mưa ít ở cực.

Câu 16. Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm nào dưới đây?

A. Càng lên cao lượng mưa càng tăng.

B. Trong một giới hạn độ cao nhất định, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.

C. Càng lên cao lượng mưa càng giảm.

D. Trên đỉnh núi thường mưa nhiều hơn so với sườn núi và chân núi.

Đáp án B.

Giải thích: Độ cao địa hình ảnh hưởng đến lượng mưa thể hiện qua đặc điểm trong một giới hạn độ cao nhất định, lượng mưa tăng theo độ cao địa hình.

Câu 17: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là

A. Gió mùa

B. Gió Mậu dịch

C. Gió đất, gió biển

D. Gió Tây ôn đới

Đáp án A.

Giải thích: Gió mùa phần lớn xuất phát từ các đại dương thổi vào lục địa, mang theo lượng ẩm lớn (gió mùa mùa hạ) gây mưa lớn cho lãnh thổ nơi chúng đi qua. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên trong năm có hai mùa gió chính là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. Vì vậy, cùng với ảnh hưởng của biển Đông, gió mùa góp phần điều hòa khí hậu nước ta, làm cho khí hậu nước ta không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi.

Câu 18. Các hoang mạc nào dưới đây được hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh?

A. Atacama, Na-míp.

B. Gôbi, Na-míp.

C. Atacama, Sahara.

D. Namíp, Taclamacan.

Đáp án A.

Giải thích: Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là hoang mạc Atacama và hoang mạc Namíp.

Câu 19: Phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế,… là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp và gió mùa Tây Nam.

B. Chịu tác động của gió mùa, bão kết hợp với hoàn lưu gió mùa trong năm.

C. Nằm ỏ khu vực địa hình khuất gió kết hợp với gió mùa Tây Nam.

D. Nằm trong khu vực đón gió, ảnh hưởng của gió mùa kết hợp dải hội tụ nhiệt đới.

Đáp án D.

Giải thích:

- Khu vực Móng Cái và Huế có địa hình cao, đón gió, đặc biệt là gió mùa mùa hạ (Huế đón gió mùa Tây Nam và các luồng gió từ biển thổi vào; Móng Cái đón gió mùa mùa hạ thổi hướng Đông Nam) -> mang lại lương mưa lớn.

- Cả hai khu vực lại có dải hội tụ nhiệt đới đi qua -> gây mưa lớn.

Như vây, phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta như Móng Cái, Huế,… nguyên nhân chủ yếu là do những khu vực đó nằm trong khu vực đón gió, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa (đặc biệt là gió mùa Tây Nam) kết hợp dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 20. Vì sao các khu vực nằm gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường mưa nhiều?

A. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước và nếu được gió thổi từ trong lục địa sẽ gây mưa.

B. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa và gây mưa.

C. Ven dòng sông nóng là các khu áp thấp, có nhiều không khí ẩm và dễ gây mưa lớn.

D. Dòng biển nóng có nhiều hơi nước, nếu đủ điều kiện sẽ gây mưa.

Đáp án B.

Giải thích: Các khu vực nằm gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa và gây mưa.

Câu 21: Phần lớn những khu vực có lượng mưa lớn ở nước ta đều nằm ở khu vực nào dưới đây?

A. Khuất gió.

B. Đón gió.

C. Ảnh hưởng của áp thấp.

D. Tác động gió mùa.

Đáp án B.

Giải thích: Khu vực Móng Cái và Huế có địa hình cao, đón gió, đặc biệt là gió mùa mùa hạ (Huế đón gió mùa Tây Nam và các luồng gió từ biển thối vào; Móng Cái đón gió mùa mùa hạ thổi hướng Đông Nam) mang lại lương mưa lớn. Cả hai khu vực có dải hội tụ nhiệt đới đi qua nên gây mưa lớn.

Câu 22. Vì sao ven bờ đại dương, gần nơi có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều?

A. Phía trên dòng biển nóng có khí áp thấp, không khí bốc lên cao gây mưa.

B. Dòng biển nóng mang hơi nước từ nơi nóng đến nơi lạnh, nhưng tụ gây mưa.

C. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.

D. Gió mang hơi nước từ lục địa thổi ra, gặp dòng biển nóng ngưng tụ gây mưa.

Đáp án C.

Giải thích: Ven bờ đại dương, gần nơi có dông biển nóng chảy qua thì mưa nhiều chủ yếu do không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào lục địa gây mưa.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học