Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 32. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (sách cũ)
Câu 1: Ngành công nghiệp nào sau đây được cho là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật ?
A. Luyện kim. B. Hóa chất. C. Năng lượng. D. Cơ khí.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây ?
A. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.
B. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.
C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.
D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho
A. Nhà máy chế biến thực phẩm.
B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim
D. Nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Khoáng sản nào sau đây được coi là "vàng đen" của nhiều quốc gia ?
A. Than B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại như:
A. Hóa phẩm, dược phẩm.
B. Hóa phẩm, thực phẩm.
C. Dược phẩm, thực phẩm.
D. Thực phẩm, mỹ phẩm.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nhanh công nghiệp điện lực ?
A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học-kĩ thuật.
B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.
D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước ?
A. Điện lực.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Chế biến dầu khí.
D. Chế biến nông-lâm-thủy sản.
Đáp án: A
Giải thích: Điện lực là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, đáp ứng đời sống văn minh của con người. Muốn phát triển các ngành công nghiệp khác thì ngành công nghiệp điện lực phải được ưu tiên đi trước.
Câu 8: Loại than nào sau đây có trữ lượng lớn nhất thế giới ?
A. Than nâu. B. Than đá. C. Than bùn. D. Than mỡ.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản
Câu 9: Những nước có sản lượng khai thác than lớn là những nước.
A. Đang phát triển.
B. Có trữ lượng than lớn.
C. Có trữ lượng khoáng sản lớn.
D. Có trình độ công nghệ cao.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác là
A. Lạng Sơn. B. Hòa Bình. C. Quảng Ninh. D. Cà Mau.
Đáp án: C
Giải thích: Ở nước ta vùng than lớn nhất tập trung khoảng 90% ở tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra còn có ở tỉnh Thái Nguyên,…
Câu 11: Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây ?
A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu.
C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Nước nào sau đây có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn ?
A. Hoa Kì. B. A-rập Xê-út.
C. Việt Nam. D. Trung Quốc.
Đáp án: B
Giải thích: Dầu mỏ trên thế giới có nhiều nhất ơt khu vực Trung Đông và Ả-rập Xe-út là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trên thế giới.
Câu 13: Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng nào ?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Đáp án: C
Giải thích: Ở nước ta, dầu mỏ tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ với một số mỏ dầu khí nổi tiếng như Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng, Đại Hùng,…
Câu 14: Nhìn vào sản lượng điện bình quân theo đầu người có thể đanh giá được
A. Tiềm năng thủy điện của một nước .
B. Sản lượng than khai thác của một nước .
C. Tiềm năng dầu khí của một nước.
D. Trình độ phát triển và văn minh của đất nước
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Sản lượng điện trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước
A. Có tiềm năng dầu khí lớn.
B. Phát triển và những nước công nghiệp mới.
C. Có trữ lượng than lớn.
D. Có nhiều sông lớn.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/121 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Nước nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn ?
A. Na-uy. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ. D. Cô-oét.
Đáp án: A
Giải thích: Na-Uy là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng sạch lớn trên thế giới (điện gió, điện Mặt Trời,…) và cũng là nước có sản lượng điện bình quân theo đầu người lớn trên thế giới.
Câu 17: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây ?
A. Sản lượng điện trên thế giới năm 2002 và năm 2015.
B. Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.
C. Cơ cấu sản lượng điện bình quân đầu người thế giới năm 2002 và năm 2015.
D. Cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002 và năm 2015.
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ và bảng chú giải → Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới năm 2002 và năm 2015.
Câu 18. Ý nào sau đây không phải là vai trò của ngành công nghiệp điện lực?
A. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
B. Là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.
C. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị của nhiều nước.
D. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Đáp án C.
Giải thích: Ngành công nghiệp điện lực có vai trò đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật, là cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại và đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh của con người.
Câu 19. Ngành công nghiệp nào được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia?
A. Công nghiệp năng lượng.
B. Cơ khí.
C. Luyện kim .
D. Điện tử tin học.
Đáp án A.
Giải thích: Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia là ngành công nghiệp năng lượng.
Câu 20. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?
A. Điện lực.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Chế biến dầu khí.
D. Chế biến nông – lâm – thủy sản.
Đáp án A.
Giải thích: Ở nước ta, ngành công nghiệp điện lực cần được ưu tiên đi trước một bước. Điện lực sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khác, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 21: Khu vực Đông Nam Bộ có tiềm năng về khai thác tài nguyên khoáng sản nào dưới đây?
A. Than đá.
B. Dầu khí.
C. Than nâu.
D. Than bùn.
Đáp án B.
Giải thích: Vùng thềm lục địa phía Nam nước ta tập trung nhiều bể trầm tích dầu khí lớn => Đông Nam Bộ là vùng có hoạt động khai thác dầu khí phát triển nhất ở nước ta (các mỏ Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Đại Hùng,…).
Câu 22: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?
A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.
B. Than đá, dầu khí từng bước nhường chỗ cho năng lượng hạt nhân.
C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.
D. Thay thế củi, than đá, dầu khí bằng nguồn năng lượng mới.
Đáp án D.
Giải thích: Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt (đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo). Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân (từ các phản ứng hạt nhân) -> cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới. So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió, nguyên tử) có nhiều ưu điểm (năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng).
Câu 23. Vì sao sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên?
A. Than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.
B. Nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.
C. Nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.
D. Nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.
Đáp án A.
Giải thích: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất mà công nghiệp hóa chất lại đang phát triển rất mạnh trên thế giới.
Câu 24. Vì sao than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản?
A. Than có trữ lượng lớn gấp nhiều lần dầu mỏ và khí đốt.
B. Than có thể sử dụng cả trong công nghiệp năng lượng và công nghiệp luyện kim.
C. Than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.
D. Sản lượng than tăng, nhiệt điện chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu năng lượng thế giới.
Đáp án C.
Giải thích: Than đá được xem là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản vì than có trữ lượng lớn, đa dạng và ra đời sớm.
Câu 25: Cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu sử dụng năng lượng biến đổi theo hướng nào dưới đây?
A. Than đá giảm nhanh để nhường chỗ cho dầu mỏ và khí đốt.
B. Than đá, dầu khí đang dần từng bước nhường chỗ cho thủy năng, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng khác.
C. Thủy điện đang thay thế dần cho nhiệt điện.
D. Nguồn năng lượng Mặt Trời, nguyên tử, sức gió đang thay thế cho củi, than đá, dầu khí.
Đáp án D.
Giải thích:
- Nhờ cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật hiện đại, con người đã có khả năng biến đổi năng lượng mặt trời và năng lượng gió để sử dụng và phục vụ cho sản xuất sinh hoạt (đây là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo).
- Ngoài ra, sự phát triển của khoa học nguyên tử tạo ra năng lượng hạt nhân (từ các phản ứng hạt nhân) cung cấp nguồn năng lượng vô cùng lớn trên thế giới.
- So với các nguồn năng lượng cũ như than đá, củi, dầu khí là những nguồn năng lượng có hạn và mất nhiều thời gian để tái tạo, gây ô nhiễm môi trường thì các nguồn năng lượng mới (Mặt Trời, gió, nguyên tử) có nhiều ưu điểm (năng lượng sạch, có thể tái tạo dễ dàng, cung cấp nhiều năng lượng).
Câu 26. Tại sao ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển?
A. Đòi hỏi lớn về vốn đầu tư.
B. Qui trình công nghệ phức tạp.
C. Nhu cầu sử dụng lớn.
D. Trình độ người lao động chất lượng.
Đáp án B.
Giải thích: Ngành luyện kim màu thường phát triển mạnh ở các nước phát triển vì đây là ngành có qui trình công nghệ phức tạp, cần trình độ kĩ thuật cao.
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: %)
Năm | 2012 | 2015 |
---|---|---|
Dầu | 38 | 33 |
Khí tự nhiên | 24 | 24 |
Than đá | 26 | 29 |
Thủy điện | 6 | 7 |
Năng lượng nguyên tử | 6 | 4 |
Năng lượng tái tạo | - | 3 |
Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu 27 và câu 28:
Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng dầu, khí tự nhiên, than đá giảm.
B. Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi.
C. Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm.
D. Tỉ trọng thủy điện, than đá tăng.
Đáp án A.
Giải thích: Tỉ trọng khí tự nhiên không thay đổi; Tỉ trọng dầu, năng lượng nguyên tử giảm; Tỉ trọng thủy điện, than đá, năng lượng tái tạo tăng.
Câu 28: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Cột.
Đáp án A.
Giải thích: Đề bài yêu cầu:
- Thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới.
- Trong 2 năm.
Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới trong 2 năm là biểu đồ tròn.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (Phần 2)
- Trắc nghiệm Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp) (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp) (Phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 32 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp (Phần 1)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều