Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo
Với câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa 10 Bài 37. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.
Xem thêm trắc nghiệm Địa Lí 10 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 38 có đáp án (sách mới)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 39 có đáp án (sách mới)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 40 có đáp án (sách mới)
Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (sách cũ)
Câu 1: Vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ nhanh, ổn định và giá rẻ là ưu điểm của ngành giao thông vận tải.
A. Đường ô tô. B. Đường sắt.
C. Đường sông. D. Đường ống.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/142 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố của ngành nào ở các nước ta và châu lục ?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp.
C. Dịch vụ. D. Du lịch.
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/142 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Nhược điểm chính của ngành vận tải đường sắt là
A. Đòi hỏi đầu tư lớn để lắp đặt đường ray.
B. Đầu tư lớn để xây dựng hệ thống nhà ga.
C. Chỉ hoạt động được trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.
D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn cao.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/142 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Ưu điểm nổi bật của ngành vận tải ô tô so với các loại hình vận tải khác là
A. Sự tiện lợi, tÍnh cơ động và thích nghi cao với điều kiện địa hình.
B. Các phương tiện vận tải không ngừng được hiện đại.
C. Chở được hàng hóa nặng, cồng kềnh, đi quãng đường xa.
D. Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/143 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Hạn chế lớn nhất của sự bùng nổ trong việc sử dụng phường tiện ô tô là
A. Tắc nghẽn giao thông.
B. Gây ra vấn đề nghiêm trọng về môi trường.
C. Gây thủng tần ôdôn.
D. Chi phí cho sửa chữa đường hằng năm rất lớn.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/143 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là
A. Các tuyến đường xuyên Á.
B. Đường Hồ Chí Minh.
C. Quốc lộ 1
D. Các tuyến đường chạy từ Tây sang Đông.
Đáp án: C
Giải thích: Ở Việt Nam tuyến đường ô tô quan trọng nhất có ý nghĩa với cả nước là Quốc lộ 1, kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau chạy qua 6/7 vùng kinh tế ở nước ta (trừ vùng Tây Nguyên).
Câu 7: Vận tải đường ống là loại hình vận tải trẻ, các tuyến đường ống trên thế giới được xây dựng trong thế kỉ
A. XIX. B. XXI. C. XX. D. XVI.
Đáp án: C
Giải thích: Mục III, SGK/143 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển
A. Than. B. Nước.
C. Dầu mỏ, khí đốt. D. Quặng kim loại.
Đáp án: C
Giải thích: Mục III, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Nước có hệ thống đường ống dài và dày đặc nhất thế giới.
A. I- rắc. B. A- rập Xê-út.
C. I-ran. D. Hoa Kì.
Đáp án: D
Giải thích: Mục III, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là:
A. Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh.
B. Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình.
C. Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định.
D. Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình.
Đáp án: A
Giải thích: Mục IV, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là
A. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Hoa Kì, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Đáp án: A
Giải thích: Mục IV, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Ngành giao thông đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển rất lớn là do
A. Cự li dài.
B. Khối lượng vận chuyển lớn.
C. Tinh an toàn cao.
D. Tinh cơ động cao.
Đáp án: A
Giải thích: Mục V, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Trên các tuyến đường biển quốc tế, sản phẩm được chuyên chở nhiều nhất là
A. Sản phẩm công nghiệp nặng.
B. Các loại nông sản.
C. Dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ.
D. Các loại hàng tiêu dùng.
Đáp án: C
Giải thích: Mục V, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Khoảng 2/3 số hải cảng trên thế giới phân bố ở
A. Ven bờ Ấn Độ Dương.
B. Ven bờ Địa Trung Hải.
C. Hai bờ đối diện Đại Tây Dương.
D. Hai bờ đối diện Thái Bình Dương.
Đáp án: C
Giải thích: Mục V, SGK/144 địa lí 10 cơ bản.
Câu 15: Vì sao ngành hàng không có khối lượng vận chuyển hàng hóa nhỏ nhất ?
A. Tốc độ chậm, thiếu an toàn.
B. Cước phí vận tải rất đắt, trọng tải thấp .
C. Không cơ động, chi phí đầu tư lớn.
D. Cchỉ vận chuyển được chất lỏng.
Đáp án: B
Giải thích: Mục VI, SGK/146 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Gần 1/2 số sân bay quốc tế nằm ở
A. Hoa Kì và Tây Âu.
B. Nhật Bản, Anh và Pháp.
C. Hoa Kì và các nước Đông Âu.
D. Nhật Bản và các nước Đông Âu.
Đáp án: A
Giải thích: Mục VI, SGK/146 địa lí 10 cơ bản.
Câu 17. Ở Việt Nam, tuyến đường bộ Quốc lộ 1A bắt đầu và kết thúc lần lượt ở tỉnh nào dưới đây?
A. Lào Cai và Kiên Giang.
B. Lạng Sơn và An Giang.
C. Lạng Sơn và Kiên Giang.
D. Lào Cai và Cà Mau.
Đáp án C.
Giải thích: Quốc lộ 1A chạy dọc lãnh thổ từ Bắc vào Nam (chạy từ Lạng Sơn đến Hà Tiên) là tuyến giao thông huyết mạch của nước ta, có vai trò nối liền các vùng kinh tế và các trung tâm kinh tế -> thúc đẩy sự phát triển giao lưu trao đổi hàng hóa, đảm bảo nhu cầu đi lại theo chiều Bắc - Nam.
Câu 18. Tại sao tàu qua kênh Xuy – ê không cần âu tàu như ở kênh Pa – na – ma?
1. Do kênh được đào sâu, rộng hơn.
2. Do các tàu được đầu tư kĩ thuật tốt hơn.
3. Do mực nước biển ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy – ê gần như bằng nhau.
4. Do được đào lâu năm và hầu hết các tàu có trọng tải nhỏ.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án C.
Giải thích: Tàu qua kênh Xuy – ê không cần âu tàu như ở kênh Pa – na – ma, chủ yếu là do kênh Xuy – ê được đào sâu, rộng hơn, các tàu được đầu tư kĩ thuật tốt hơn và một phần cũng là do mực nước biển ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy – ê gần như bằng nhau.
Câu 19. Vì sao ở miền núi, ngành giao thông vận tải lại kém phát triển?
A. Địa hình hiểm trở.
B. Khí hậu khắc nghiệt.
C. Dân cư thưa thớt.
D. Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
Đáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu ở miền núi, ngành giao thông vận tải kém phát triển là do địa hình hiểm trở, xây dựng khó khăn, tốn nhiều chi phí.
Câu 20. 2/3 cảng biển nằm ở hai bên bờ Đại Tây Dương là do
A. Bờ biển khúc khuỷu thuận lợi xây dựng cảng biển.
B. Vai trò nối liền hai trung tâm kinh tế lớn Bắc Mĩ và Tây Âu.
C. Khu vực bao quanh bởi biển, nên đây là phương tiện duy nhất.
D. Không có điều kiện sử dụng các loại hình vận tải khác.
Đáp án B.
Giải thích: Các cảng biển có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu trao đổi hàng hóa quốc tế, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa => Hai bên bờ Đại Tây Dương là hai trung tâm kinh tế lớn hàng đầu trên thế giới: Tây Âu và Hoa Kỳ, có nền kinh tế năng động. Do vậy, nhu cầu trao đổi hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nặng cồng kềnh là rất lớn.
Câu 21. Vì sao ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất?
A. Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.
B. Có địa hình núi và cao nguyên chiếm đa số.
C. Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp đóng tàu.
D. Có nhiều hải cảng lớn.
Đáp án A.
Giải thích: Ở Nhật Bản phương tiện vận tải đường biển phát triển nhất là do Nhật Bản là một quần đảo, bờ biển khúc khuỷu và có nhiều vũng vịnh. Giao thông vận tải biển sẽ là một xương sống huyết mạch nối các tỉnh, đảo, quần đảo với nhau.
Câu 22. Tại sao giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội?
A. Phục vụ nhu cầu đi lại của con người.
B. Gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.
C. Tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa.
D. Tạo mối quan hệ kinh tế xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước trên thế giới
Đáp án D.
Giải thích: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chủ yếu do giao thông vận tải tạo được mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các vùng trong nước và giữa các nước trên thế giới với nhau.
Câu 23. Để phát triển kinh tế – xã hội miền núi giao thông cần đi trước một bước, vì
1. Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi.
2. Tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi.
3. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
4. Miền núi có nhiều thiên tai cần giúp đỡ từ miền xuôi.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án B.
Giải thích: Để phát triển kinh tế – xã hội miền núi giao thông cần đi trước một bước, vì thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi, tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi. Đồng thời thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
Câu 24. Tại sao hiện nay ngành đường sắt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành đường ô tô?
A. Thiếu cơ động, chỉ hoạt động được trên những tuyến cố định.
B. Vốn đầu tư lớn.
C. Sử dụng nhiều lao động để điều hành.
D. Ít tiện nghi, nguy hiểm.
Đáp án A.
Giải thích: Hiện nay ngành đường sắt đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi ngành đường ô tô chủ yếu do ngành đường sắt là ngành thiếu cơ động, chỉ hoạt động được trên những tuyến cố định cùng với đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của ngành đường sắt.
Câu 25. Vận tải đường biển có lợi thế hơn vận tải đường không về
A. Khối lượng vận chuyển lớn.
B. Thời gian vận chuyển nhanh hơn.
C. Không gây ô nhiễm môi trường.
D. Tốc độ nhanh, ổn định hơn.
Đáp án A.
Giải thích:
- Vận tải đường biển có ưu điểm nổi bật là vận chuyển được hàng hóa nặng cồng kềnh trên những tuyến đường xa -> vì vậy ngành này có khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn (tấn.km).
- Ngành hàng không mặc có trọng tải thấp, khối lượng vận chuyển nhỏ, chủ yếu dùng để chuyên chở người -> vì vậy khối lượng luân chuyển hàng hóa nhỏ.
=> So với ngành hàng không, ngành đường biển có lợi thế hơn về khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn.
Câu 26. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở
1. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
2. Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.
3. Hoạt động của các phương tiện vận tải.
4. Không ảnh hưởng đến sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải.
5. Ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế các phương tiện vận tải.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án B.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở việc quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải; Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải cùng với đó là hoạt động của các phương tiện vận tải.
Câu 27. Đặc điểm giống nhau dễ nhận thấy trong ngành vận tải đường ống giữa các nước phát triển và đang phát triển?
A. Đây là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
B. Thường gắn liền với cảng biển.
C. Đây là ngành có vai trò quan trọng nhất.
D. Tất cả đều được xây dựng ở nửa sau thế kỷ 20.
Đáp án B.
Giải thích: Đặc điểm giống nhau dễ nhận thấy trong ngành vận tải đường ống giữa các nước phát triển và đang phát triển là thường gắn liền với các cảng biển để hướng đến việc xuất khẩu.
Câu 28. Tại sao phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đaị Tây Dương?
A. Có bờ biển khúc khuỷu dễ dàng xây dựng các cảng biển.
B. Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Nhật Bản.
C. Nối liền hai trung kinh tế tâm lớn là Châu Âu và Hoa Kỳ.
D. Nối liền hai trung tâm kinh tế lớn là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân khiến phần lớn các cảng biển đều nằm ở Đaị Tây Dương là do nối liền hai trung kinh tế tâm lớn là Châu Âu và Hoa Kỳ với nhau.
Câu 29. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến giao thông vận tải
1. Quyết định sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải.
2. Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
3. Ảnh hưởng đến hoạt động của giao thông vận tải.
4. Không có ảnh hưởng đến ngành hàng không.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Đáp án D.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến giao thông vận tải là việc quyết định sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải; Ảnh hưởng đến công tác thiết kế, hoạt động và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải (Phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 37 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và kênh dào Pa-na-ma
- Trắc nghiệm Bài 40: Địa lí ngành thương mại (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 40: Địa lí ngành thương mại (Phần 2)
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều