Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 (có đáp án): Địa lí ngành trồng trọt (Phần 2)



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 28 (có đáp án): Địa lí ngành trồng trọt (Phần 2)

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt

Câu 1. Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới?

A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.

B. Khoai tây, cao lương, kê.

C. Mạch đen, sắn, kê.

D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Cung cấp dinh dưỡng cho con người.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Cây công nghiệp có vai trò khác với cây nông nghiệp ở điểm nào dưới đây?

A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ.

B. Có giá trị xuất khẩu.

C. Tận dụng tài nguyên đất.

D. Có giá trị dinh dưỡng cho con người.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Cung cấp các loại hải sản, bổ sung chất đạm và can-xi cho con người.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Mía là cây lấy đường trồng ở vùng?

A. Ôn đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Nhiệt đới ẩm.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Cây củ cải đường được trồng ở

A. Miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.

C. Miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng.

D. Tất cả các đới khí hậu, không kén đất.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Loại cây nào dưới đây được trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng?

A. Lúa gạo.

B. Bông.

C. Mía.

D. Củ cải đường.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9: Thích hợp với khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây?

A. Cây cà phê.

B. Cây bông.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm,chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là một trong những vai trò của ngành:

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi.

C. Trồng trọt.

D. Công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản

Câu 13. Vùng nhiệt đới, nguồn cung cấp đường chủ yếu do

A. Ngô.

B. Mía.

C. Thốt nốt.

D. Củ cải đường.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/108, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng với vai trò của rừng đối với cuộc sống con người?

A. Điều hòa nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của Trái Đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Chống xói mòn đất, giữ nước.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/110, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải:

A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.

D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/109, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chăm sóc là đặc điểm của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Cây công nghiệp.

B. Cây lương thực.

C. Cây thực phẩm.

D. Cây dược liệu.

Đáp án A.

Giải thích: Cây công nghiệp có biên độ sinh thái hẹp hơn, chỉ phân bố ở những vĩ độ nhất định, đòi hỏi chế độ nhiệt - ẩm phù hợp nhất và chế độ chăm sóc tốt.

Ví dụ:

- Mía: Nhiệt độ 300 - 350C, dưới 100C cây chết, khi thu hoạch cần thời tiết khô hanh tích lũy đường, phân bố vành đai 300B - 300N.

- Chè: Nguồn gốc đông nam Trung Quốc, Mianma, Việt Nam, ưa nhiệt từ 15-200C, tổng nhiệt 80000C, mưa 1500-2000mm, ẩm 70-80%, pH từ 4-6, giới hạn 100N - 300B.

- Cao su: phát triển ở nhiệt độ 22 - 270C, mưa 1500 - 2500mm/năm, thích hợp đất ba zan.

Câu 17. Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Đáp án B.

Giải thích: Vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực là nguồn cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng chủ yếu cho người và vật nuôi.

Câu 18: Phần lớn sản lượng lúa gạo sản xuất ra được sử dụng trong nước chủ yếu do

A. Nhu cầu tiêu thụ lúa gạo của các nước khác trên thế giới không cao.

B. Giá thành xuất khẩu chưa phù hợp.

C. Các nước sản xuất lúa gạo nhiều thường có dân số đông.

D. Chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đáp án C.

Giải thích: Các nước sản xuất nhiều lúa gạo trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a; Việt Nam, Thái Lan,…-> hầu hết là các quốc gia có dân số đông trên thế giới (đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ), nhu cầu lương thực của người dân trong nước là rất lớn. Do vậy phần lớn lúa gạo sản xuất ra được cung cấp cho nhu cầu của người dân trong nước, đảm bảo vấn đề an ninh luong thực quốc gia.

Câu 19. Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây?

A. Cây cà phê.

B. Cây đậu tương.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Đáp án C.

Giải thích: Cây chè có đặc điểm sinh thái là thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

Câu 20: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.

Đáp án D.

Giải thích: Rừng có vai trò rất quan trọng, góp phần:

- Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

- Là lá phổi xanh của trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.

- Cung cấp lâm sản, đặc sản, dược liệu...

=> Loại đáp án A, B, C.

- Nhận xét D. Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc là vai trò của sản xuất lương thực -> Đây không phải là vai trò của rừng.

Câu 21: Tại sao nói “Châu Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước”?

A. Lúa gạo cung cấp nguồn tinh bột quan trọng đối với đời sống con người.

B. Điều kiện khí hậu nóng ẩm, các đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn.

C. Trình độ khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ thâm canh cao.

D. Các giống lúa năng suất cao, công nghiệp xay xát phát triển mạnh.

Đáp án B.

Giải thích:

- Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, khu vực phía Đông, Nam và Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới – nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,lương mưa lớn; tập trung các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn trên thế giới: đồng bằng sông Ấn – Hằng (Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),…Sông ngòi phát triển, nhiều con sông lớn hằng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, mang lại lượng nước dồi dào.

- Mặt khác, cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái: ưa khí hậu nóng ẩm, lượng nước lớn, đất phù sa màu mỡ.

Câu 22. Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Đáp án D.

Giải thích: Rừng có vai trò điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của trái đất và cung cấp lâm sản, dược liệu quý cho con người và các hoạt động sản xuất.

Câu 23: Ở các nước đông dân phần lớn sản lượng lúa gạo sản xuất ra được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?

A. Chế biến phục vụ xuất khẩu.

B. Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

C. Phục vụ nhu cầu lương thực trong nước.

D. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Đáp án C.

Giải thích: Các nước sản xuất nhiều lúa gạo trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a; Việt Nam, Thái Lan,… hầu hết là các quốc gia có dân số đông trên thế giới (đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ), nhu cầu lương thực của người dân trong nước là rất lớn. Do vậy phần lớn lúa gạo sản xuất ra được cung cấp cho nhu cầu của người dân trong nước, đảm bảo vấn đề an ninh luong thực quốc gia.

Câu 24: Tại sao cây lúa gạo được trồng nhiều ở châu Á?

A. Do cây lúa gạo cung cấp nguồn tinh bột quan trọng đối với đời sống con người.

B. Do có điều kiện khí hậu nóng ẩm, các đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn.

C. Do khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ thâm canh cao.

D. Công nghiệp xay xát ở đây phát triển.

Đáp án B.

Giải thích:

- Châu Á có lãnh thổ rộng lớn, khu vực phía Đông, Nam và Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới – nhiệt độ cao, độ ẩm lớn,lương mưa lớn; tập trung các vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn trên thế giới: đồng bằng sông Ấn – Hằng (Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam),… Sông ngòi phát triển, nhiều con sông lớn hằng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, mang lại lượng nước dồi dào.

- Mặt khác, cây lúa gạo có đặc điểm sinh thái: ưa khí hậu nóng ẩm, lượng nước lớn, đất phù sa màu mỡ.

=> Châu Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thâm canh cây lúa gạo.

Câu 25: Vì sao các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với các xí nghiệp, công nghiệp chế biến?

A. Cây công nghiệp cần sử dụng nhiều máy móc, phân bón được cung cấp bởi công nghiệp.

B. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, việc gắn kết sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tăng giá trị.sản phẩm.

C. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn không thể tiêu thụ ngay, cần được chế biến để bảo quản được lâu.

D. Xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

Đáp án B.

Giải thích: Công nghiệp chế biến sử dụng nguồn nguyên liệu quan trọng từ ngành nông nghiệp (các nông sản lúa gạo, cà phê, chè, hoa quả,...) => Qua các khâu chế biến, phơi sấy bảo quản bằng khoa học kĩ thuật hiện đại -> tạo ra nhiều mặt hàng thực phẩm có chất lượng và giá trị cao (bia rượu, nước ngọt, cà phê, thực phẩm sấy, bánh kẹo,… -> góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản. Đồng thời tạo đầu ra ổn định cho nông sản, tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Câu 26. Các nông sản ở các nước đang phát triển hiện nay đóng góp phần lớn trong GDP là do

A. Nguyên liệu.

B. Lương thực.

C. Hàng xuất khẩu.

D. Hàng tiểu thủ công nghiệp.

Đáp án C.

Giải thích: Các nông sản ở các nước đang phát triển hiện nay đóng góp phần lớn trong GDP vì nhiều mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

Câu 27. Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm,… chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng.

Đáp án B.

Giải thích: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm,… chế độ chăm sóc.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học