Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 29 (có đáp án): Địa lí ngành chăn nuôi (Phần 2)



Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 29 (có đáp án): Địa lí ngành chăn nuôi (Phần 2)

Với câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi (phần 2) có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao trong bài thi trắc nghiệm môn Địa lí lớp 10.

Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Câu 1. “Băng chuyền địa lí” là phương thức sản xuất được áp dụng chủ yếu trong ngành chăn nuôi

A. Bò.

B. Trâu.

C. Lợn.

D. Cừu.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Loại thực phẩm cung cấp đạm bổ dưỡng cho con người mà không gây béo phì là

A. Trứng, sữa.

B. Thịt trâu, bò.

C. Thịt lợn, cừu.

D. Tôm, cua, cá.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. So với sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng

A. 1/2.

B. 1/3.

C. 1/4.

D. 1/5.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/115, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người là vai trò chung của ngành

A. Trồng cây lương thực và cây công nghiệp.

B. Trồng cây lương thực và chăn nuôi

C. Trồng cây công nghiệp và thủy sản.

D. Thủy sản và chăn nuôi.

Đáp án D.

Gợi ý: SGK/114 - 115, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Lợn được nuôi nhiều ở các vùng ven đô là do

A. Trồng lương thực.

B. Trồng rau.

C. Có các nhà máy chế biến.

D. Trồng nhiều cây công nghiệp.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Ngành khai thác có tốc độ phát triển chậm hơn ngành nuôi trồng thủy sản là do

A. Nguồn lợi thủy sản tự nhiên đã cạn kiệt, đã được khai thác ở mức tối đa.

C. Thiên tai ngày càng nhiều, hệ thống tàu thuyền hạn chế nên không thể ra khơi.

C. Không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không chủ động nguyên liệu cho ngành chế biến.

D. Tốn chi phí đầu tư ban đầu, khó kêu gọi nguồn vốn trong nước và nước ngoài.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/115, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Nhận định sau đây đúng với vai trò của ngành chăn nuôi đối với con người:

A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.

B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

C. Cung cấp nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Là dược liệu, ít có giá trị xuất khẩu thu ngoại tệ.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8. "Con bò sữa của người nghèo" dùng để chỉ:

A. Cừu.

B. Dê.

C. Lợn.

D. Ngựa.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Loại gia súc nhỏ, ăn uống đạm bạc sống ở vùng khô hạn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao là

A. Bò.

B. Lợn.

C. Dê.

D. Cừu.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Yếu tố gây hạn chế lớn cho ngành chăn nuôi thuỷ sản nước ta hiện nay là

A. Thiếu nguồn thức ăn.

B. Thiên tai lũ lụt.

C. Thị trường tiêu thụ biến động.

D. Ít nước nhập khẩu.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/115, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11. Trâu và bò đều có đặc điểm phân bố gắn với các đồng cỏ tươi tốt, nhưng trâu lại khác với bò là A. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới khô hạn. B. Phân bố ở những nước có khí hậu nhiệt đới ẩm. C. Phân bố ở những nước có điều kiện tự nhiên khắc nhiệt. D. Phân bố ở những nước có khí hậu lạnh giá.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 12: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi?

A. Cung cấp nguồn lương thực bổ dưỡng cho con người.

B. Đảm bảo nâng cao dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

C. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 13: Điểm khác nhau cơ bản trong ngành chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là

A. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp cao.

B. Các nước phát triển tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản lượng nông nghiệp thấp.

C. Các nước phát triển có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.

D. Các nước phát triển có ít điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.

Gợi ý: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi còn kém phát triển.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 14. Phân bố gia cầm khác với phân bố của chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu là

A. Gắn với các vùng sản xuất lương thực thâm canh.

B. Gắn với các vùng trồng rau quả.

C. Gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản.

D. Gắn với các đô thị - nơi có thị trường tiêu thụ.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 15. Loài gia súc được nuôi ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là:

A. Trâu.

B. Bò.

C. Lợn.

D. Dê.

Đáp án D.

Giải thích: SGK/114, địa lí 10 cơ bản.

Câu 16: Điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là

A. Tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.

B. Cơ cấu ngành chăn nuôi.

C. Phương pháp chăn nuôi.

D. Điều kiện chăn nuôi.

Đáp án A.

Giải thích: Các nước đang phát triển chăn nuôi chưa phát triển mạnh và còn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp (chủ yếu phát triển trồng trọt). Ngược lại ở các nước phát triển ngành chăn nuôi đã trở thành ngành sản xuất chính và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp.

=> Đây là điểm khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất về chăn nuôi giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Câu 17: Các nước đang phát triển ngành chăn nuôi chưa trở thành ngành chính là do:

A. Thị trường tiêu thụ hạn chế

B. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế

C. Cơ sở thức ăn không ổn định

D. Lao động thiếu kinh nghiệm sản xuất.

Đáp án C.

Giải thích: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai,…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán,...) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.

- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).

Câu 18. Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là:

A. Giàu chất đạm, dễ tiêu hóa.

B. Dễ tiêu hóa, không gây béo phì, có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ.

C. Giàu chất béo, không gây béo phì.

D. Giàu chất đạm và chất béo hơn.

Đáp án B.

Giải thích: Thực phẩm thủy sản khác với thực phẩm từ chăn nuôi là dễ tiêu hóa, không gây béo phì và có nhiều nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ.

Câu 19. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vào

A. Lực lượng lao động dồi dào.

B. Thành tựu khoa học kĩ thuật.

C. Sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên.

D. Kinh nghiệm sản xuất của con người.

Đáp án B.

Giải thích: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc là nhờ vào thành tựu khoa học kĩ thuật.

Câu 20: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển còn chiếm tỉ trọng nhỏ là do

A. Cơ sở vật chất còn lạc hậu.

B. Cơ sở thức ăn không ổn định.

C. Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế.

D. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.

Đáp án B.

Giải thích: Ở các nước đang phát triển chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên (các đồng cỏ tự nhiên) và phụ phẩm ngành trồng trọt (từ lúa, ngô, khoai,…); nguồn thức ăn tự nhiên phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thời tiết khí hậu (mùa đông lạnh giá, băng tuyết phủ hay hạn hán,...) -> mang tính bấp bênh và cho năng suất thấp hơn.

- Ở các nước phát triển, chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn chế biến công nghiệp với nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho động vật -> vì vậy mang lại năng suất cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng của vật nuôi. Hơn nữa thức ăn công nghiệp luôn đảm bảo cung cấp ổn định cho chăn nuôi phát triển quanh năm (ngay cả trong điều kiện băng tuyết, lạnh giá hay khô hạn).

Câu 21: Cơ sở nguồn thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi của một quốc gia?

A. Trình độ lao động.

B. Cơ cấu vật nuôi.

C. Thị trường tiêu thụ.

D. Mạng lưới chăn nuôi

Đáp án B.

Giải thích: Cơ sở thức ăn quyết định sự phát triển, phân bố, hình thức chăn nuôi

Mỗi nhóm vật nuôi phù hợp với những loại thức ăn nhất định sẽ phân bố ở nơi có nguồn cung cấp ổn định về nguồn thức ăn đó.

- Lơn, gia cầm sử dụng thức ăn từ cây lương thực và hoa màu, ngoài ra có thức ăn công nghiệp -> được nuôi nhiều ở các nước phát triển mạnh cây lương thực hoa màu (Việt Nam, Trung Quốc,…)

- Trâu, bò sử dụng thức ăn từ đồng cỏ -> phân bố ở những nước có nhiều cánh đồng cỏ tươi, các cao nguyên với chế độ nhiệt - ẩm phù hợp (Ví dụ: Việt Nam, Brazin, Trung Quốc, Hoa Kỳ,...).

- Ở nước ta, cơ sở thức ăn khá đa dạng (có các đồng cỏ rộng lớn, các vùng trọng điểm lương thực, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi,…) nên cơ cấu vật nuôi cũng đa dạng (trâu bò, lợn, gia cầm, cừu,…).

=> Vậy cơ sở thức ăn có ảnh hưởng đến cơ cấu vật nuôi của một quốc gia.

Câu 22. Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới

A. Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.

B. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

C. Nguồn lao động của một đất nước.

D. Các phương thức tổ chức nông nghiệp.

Đáp án A.

Giải thích: Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.

Câu 23. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay là do

A. Ngành trồng trọt cung cấp.

B. Ngành thủy sản cung cấp.

C. Công nghiệp chế biến cung cấp.

D. Ngành lâm nghiệp cung cấp.

Đáp án A.

Giải thích: Ngoài các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi hiện nay là do ngành trồng trọt cung cấp.

Câu 24. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng nào dưới đây?

A. Nuôi quảng canh để đỡ chi phí thức ăn.

B. Nuôi thâm canh để đỡ chi phí ban đầu.

C. Nuôi những loại quay vòng nhanh để đáp ứng nhu cầu thị trường.

D. Nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.

Đáp án D.

Giải thích: Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 10 có đáp án, hay khác:




Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học