Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tiết 1 trang 46, 47 (Dành cho buổi học thứ hai)
Lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 Tiết 1 trang 46, 47 Dành cho buổi học thứ hai giúp học sinh làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Buổi học thứ 2 Tập 2.
Bài 1 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Đọc.
ÁI QUỐC
(Trích)
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước ta!
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn nghìn năm dãi gió dầm mưa.
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm.
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt
Dải Cửu Long quanh quất miền Tây
Một tòa san sát xinh thay
Bên kia Vân, Quảng bên này Côn Lôn.
Vẻ gấm vóc nước non thêm đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu…
(Phan Bội Châu, 1911)
Thiên: bài, khúc; một thiên ái quốc: một bài ca yêu nước.
Ông cha… lọ vàng: ý nới đất đau thuộc lãnh thổ quốc gia là tài sản vô cùng quý giá (lấy từ câu Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim: mỗi tấc đất của tổ quốc như một tấc vàng).
Tiền vương: các vua đời trước, cũng chỉ các thế hệ trước trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Bốn nghìn năm: theo truyền thuyết, nước ta được thiết lập cách đây 4000 năm , ngày nay thành cách nói tượng trưng (thực tế nước ta được thiết lập khoảng thế kỉ VII TCN, cách đây 2700 năm).
Đại Hải: biển lớn, chỉ Biển Đông.
Vân, Quảng: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông – các tỉnh phía nam của Trung Quốc, tiếp giáp nước ta.
Côn Lôn: đảo Côn Lôn (nay thuộc huyện Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu); đầu thế kỉ XX, Côn Lôn được coi là cực nam của nước ta.
Trả lời:
Em đọc văn bản. Chú ý các từ ngữ khó, tên các địa danh,…
Bài 2 (trang 46, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Câu Trang nghiêm bốn mặt sơn hà có nghĩa là gì?
A. Đất nước ta có núi sông hùng vĩ.
B. Địa hình nước ta toàn những núi và sông.
C. Đất nước ta bốn phía đều có núi và sông bao bọc.
D. Lãnh thổ nước ta là một khối toàn vẹn và thiêng liêng.
Trả lời:
- Đáp án: D
Bài 3 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Thành ngữ “dãi gió dầm mưa” trong bài có nghĩa là gì?
A. Đất nước ta có nhiều gió và mưa.
B. Đất nước ta có khí hậu khắc nghiệt.
C. Cha ông ta biết bao khó nhọc để xây dựng đất nước.
D. Đất nước ta bị thực dân đô hộ suốt bốn nghìn năm.
Trả lời:
- Đáp án: D
Bài 4 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Hai câu “Biết bao công của người xưa/ Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm có nghĩa gì?
A. Mỗi tấc đất của Tổ quốc đều thấm đẫm bao công lao khó nhọc của người xưa.
B. Đất nước ta là một khối không chỉ chia cắt.
C. Cha ông ta trồng nhiều dưa và nuôi nhiều tằm từ xưa.
D. Khí hậu nước ta phù hợp với việc trồng dưa nuôi tằm.
Trả lời:
- Đáp án: A
Bài 5 (trang 47, Tiếng Việt 5 dành cho buổi học thứ 2, tập 2): Dựa vào nội dung đoạn thơ, theo em vì sao người Việt Nam phải yêu nước?
Trả lời:
- Dựa vào nội dung đoạn thơ, theo em người Việt Nam phải yêu nước vì chúng ta được sống trong nền độc lập như ngày hôm nay là nhờ vào công lao của cha ông ta.
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Dành cho buổi học thứ hai hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT