Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Unit 12 Global Success (hay, chi tiết)



Trọn bộ ngữ pháp Tiếng Anh 7 Unit 12: English speaking countries sách Global Success (bộ sách Kết nối tri thức) tóm lược toàn bộ cấu trúc và công thức ngữ pháp Tiếng Anh 7 trọng tâm.

Articles (Mạo từ)

- Mạo từ nằm trước danh từ và chỉ ra danh từ đó nói đến một đối tượng xác định hay không

- Tiếng Anh có 3 mạo từ:

+ “The” dùng để chỉ đối tượng xác định hay còn gọi là mạo từ xác định (Definite article)

+ “A/ An” được dùng nói đến một đối tượng chưa xác định được hay còn gọi là mạo từ không xác định. (Indefinite article)

- Mạo từ Zero (Zero article) không có mạo từ đứng trước danh từ: thường áp dụng cho danh từ không đếm được (uncountable nouns) và danh từ đếm được ở dạng số nhiều: rice, tea, people, clothes

1. Mạo từ không xác định – A/An

- “A” đứng trước một phụ âm hoặc một từ có âm bắt đầu là phụ âm.

Eg: a book : một quyển sách, a student: một học sinh …………

- “An” đứng trước một nguyên âm (a, e, i, o, u) hoặc âm /h/ câm. Ngoài ra, nó cũng đứng trước các mẫu tự đặc biệt đọc giống như nguyên âm.

Eg: an apple: một quả táo, an SOS: một tín hiệu cấp cứu ………..

2. Mạo từ xác định “The”

"The" được dùng cho cả danh từ đếm được - countable noun(s) (số ít lẫn số nhiều) và danh từ không đếm được (uncountable nouns)

Ta dùng “the” ở những trường hợp:

Trường hợp

Ví dụ

- Vật thể hay nhóm vật thể, yếu tố là duy nhất.

the sun, the world ….

- Khi nhắc lại đặt “the” trước danh từ vừa mới được đề cập.

I saw an elephant. The elephant looks so cute. (Tôi đã nhìn thấy một con voi. Chú voi trông thật dễ thương.)

- Danh từ được xác định bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề trước đó, thì đặt “the” trước danh từ

The teacher that I learnt (Giáo viên mà tôi đã học)

- “The” đứng trước một danh từ chỉ một vật riêng biệt

My mother is cooking in the kitchen (Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp)

- “The” được đặt trước khi so sánh nhất và trước "first" (thứ nhất), "second" (thứ hai), "only" (duy nhất) khi các từ này đóng vai trò là tính từ hoặc đại từ.

The first person (người đầu tiên)

- "The" + Danh từ số ít đại diện cho một nhóm động vật, loài vật hay đồ vật

The shark is one of the endangered species. (Cá mập là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng.)

- "The" đứng trước một thành viên của một nhóm người.

The small stores are finding business increasingly difficult. (Các cửa hàng nhỏ đang kinh doanh ngày càng khó khăn.)

- "The" + Danh từ số ít đứng trước động từ và dùng với đại từ số ít (He/ She/ It)

The first-class customer pays more so that she enjoys the qualified service. (Khách hàng hạng nhất trả nhiều tiền hơn để cô ấy được hưởng dịch vụ đủ tiêu chuẩn.)

- "The" + Tính từ: chỉ một nhóm người, một tầng lớp xã hội

Eg: The old (người già), the rich (người giàu) …..

- The" đứng trước những tên riêng như: biển, sông, quần đảo, dãy núi, tên gọi số nhiều của các nước, sa mạc, miền

Eg: The Pacific (Thái Bình Dương)

- "The" đứng trước những tên gọi gồm Danh từ + of + danh từ

Eg: The United States of America (Nước Mỹ)

- "The" + họ (ở dạng số nhiều): gia đình ...

Eg: The Bills = Gia đình nhà Bill (vợ chồng Bill và các con)

- “The” đặt trước tên của tổ chức, nhiều bang

Eg: The United Nations. (Liên hợp quốc), The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc.)

- “The” đứng trước tên đội hợp xướng, dàn nhạc cổ điển, ban nhạc phổ thông

Eg: the Beatles ………….




Lưu trữ: Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Unit 12 (sách cũ)

I. COMPARISONS OF QUANTIFIERS: MORE, LESS/FEWER - So sánh hơn, kém của lượng từ

1. Cấu trúc

Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Unit 12 Global Success (hay, chi tiết)

2. Cách dùng

Chúng ta sử dụng more, less/ fewer để: So sánh giữa người (hoặc vật) này với người (hoặc vật) khác

Ví dụ: There are more birds in the tree than that in the cage.

3. Dấu hiệu nhận biết

* Trong câu xuất hiện từ so sánh: more, less, fewer, than...

* Nếu trong câu có xuất hiện thêm các từ "much/ far/ a lot" hoặc "a bit/ a little/ slightly" thì có khả năng đó là câu so sánh.

Ví dụ:

• I have much more money than you. (Tôi có rất nhiều tiền hơn bạn.)

• He has far more time than you. (Anh ấy có nhiều thời gian hơn cậu.)

• This house has slightly more trees than another one in this dty. (Căn nhà này có nhiều cây hơn ngôi nhà khác trong thành phố.)

4. Lỗi thường hay gặp khi sử dụng cấu trúc more, less/ fewer ?

Mặc dù có ý nghĩa giống nhau, nhưng cách sử dụng của less và fewer là khác nhau. Chúng ta cần nhớ: đằng sau less là một Danh từ không đếm được (hay Uncountable Noun), còn sau fewer thì bắt buộc phải là một danh từ đếm được (hay Countable Noun).

Ví dụ: This bottle has fewer less wine than the others. (Cái chai này có ít rượu hơn những cái chai khác - Ở đây wine là Danh từ không đếm được, do vậy bắt buộc phải dùng less.)

II. TAG QUESTIONS – Câu hỏi đuôi

1. Cấu trúc

* S + VAuxiliary + (not) + V + O, VAuxiliary + Pronoun?

Ví dụ:

• You haven't bought the ticket, have you? (Bạn chưa mua vé, đúng không?)

* S + (VAuxiliary) + V + O, VAuxiliary + not + Pronoun?

Ví dụ: Most children want to have the freedom to do what they want, don't they? (Hầu hết lũ trẻ đều muốn được tự do làm điều mình thích, đúng chứ?)

2. Một số dạng câu hỏi đuôi

Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Unit 12 Global Success (hay, chi tiết)

* Câu giới thiệu dùng "I am", câu hỏi đuôi là "aren't I".

Ví dụ: I am a student, aren't I? (Tôi là một học sinh, đúng chứ?)

* Câu giới thiệu dùng Let's, câu hỏi đuôi là "Shall we".

Ví dụ: Let's go for a picnic, shall we? (Chúng ta đi dã ngoại chứ?)

* Chủ ngữ là những đại từ bất định "Everyone, someone, anyone, no one, nobody..." câu hỏi đuôi là "they".

Ví dụ: Nobody phoned, did they? (Không ai gọi điện cả, đúng chứ?)

* Chủ ngữ là "nothing" thì câu hỏi đuôi dùng "it". Và Nothing là chủ ngữ có nghĩa là mệnh đề giới thiệu đang ở dạng phủ định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ví dụ: Nothing can happen, can it? (Chẳng chuyện gì có thể xảy ra cả, đúng không?)

* Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little... thì câu đó được xem như là câu phủ định - phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định.

Ví dụ: He seldom drinks wine, does he? (Anh ấy hiếm khi uống rượu, phải không?)

* Câu đầu có It seems that + mệnh đề, lấy mệnh đề làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ: It seems that you are right, aren't you? (Có vẻ như bạn đúng, phải không?)

* Chủ từ là mệnh đề danh từ, dùng "it" trong câu hỏi đuôi.

Ví dụ: What you have said is wrong, isn't it? (Bạn đã nói sai, đúng chứ?)

* Sau câu mệnh lệnh cách (Do.../Don’t do v.v...), câu hỏi đuôi thường là ...will you?

Ví dụ: Open the door, will you? (Bạn mở cửa được chứ?)

* Câu đầu là WISH, dùng MAY trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: I wish to study English, may I? (Tôi ước được học tiếng Anh, có được không nhỉ?)

* Chủ từ là ONE, dùng you hoặc one trong câu hỏi đuôi

Ví dụ: One can be one's master, can't you/one? (Bạn có thể làm thầy của ai đó, đúng chứ?)

* Câu đầu có MUST, must có nhiều cách dùng cho nên tùy theo cách dùng mà sẽ có câu hỏi đuôi khác nhau

* Must chỉ sự cần thiết: ⇒ dùng needn't

Ví dụ: They must study hard, needn't they? (Họ cần phải học hành chăm chỉ, phải không?)

* Must chỉ sự cấm đoán: ⇒ dùng must

Ví dụ: You mustn't come late, must you? (Bạn không được đi muộn, phải không?)

* Must chỉ sự dự đoán ở hiện tại: ⇒ dựa vào động từ theo sau must

Ví dụ: He must be a very intelligent student, isn't he? (Anh ta ắt hẳn là 1 học sinh rất thông minh, phải không?)

* Must chỉ sự dự đoán ở quá khứ (trong công thức must + have + PII: ⇒ dùng là have/has

Ví dụ: You must have stolen my bike, haven't you? (Bạn chắc chắn đã lấy cắp xe của tôi, phải không?)

* Câu cảm thán, lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ, dùng is, am, are

Ví dụ: What a beautiful dress, isn't it? (Chiếc váy thật đẹp, không phải sao?)

* Câu đầu có I + các động từ sau: think, believe, suppose, figure, assume, fancy, imagine, reckon, expect, seem, feel + mệnh đề phụ, lấy mệnh đề phụ làm câu hỏi đuôi.

Ví dụ: I think he will come here, won't he? (Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến, nhỉ?)

* USED TO: từng (diễn tả thói quen, hành động thường lặp đi lặp lại trong quá khứ). Trường hợp này, ta cứ việc xem USED TO là một động từ chia ở thì quá khứ. Do đó, câu hỏi đuôi tương ứng chỉ cần mượn trợ động từ DID.

Ví dụ: She used to live here, didn't she? (Cô ấy từng sống ở đây, đúng không?)

* HAD BETTER: "had better" thường được viết ngắn gọn thành 'D BETTER, nên dễ khiến ta lúng túng khi phải lập câu hỏi đuôi tương ứng. Khi thấy 'D BETTER, chỉ cần mượn trợ động từ HAD để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: He'd better stay, hadn't he? (Anh ấy nên ở lại, nhỉ?)

* WOULD RATHER: "would rather" thường được viết gọn là 'D RATHER nên cũng dễ gây lúng túng cho bạn. Chỉ cần mượn trợ động từ WOULD cho trường hợp này để lập câu hỏi đuôi.

Ví dụ: You'd rather go, wouldn't you? (Bạn nên đi, không phải sao?)

3. Cách dùng chính

* Nếu lên giọng ở phần câu hỏi đuôi, thì có nghĩa là bạn chưa chắc chắn và muốn biết câu trả lời

* Nếu xuống giọng ở phần câu hỏi đuôi, thì có nghĩa bạn đã biết câu trả lời và kiểm tra lại đáp án từ phía người được hỏi, hoặc chỉ đơn giản là một câu nói chứ không phải câu hỏi.

4. Dấu hiệu nhận biết

Trong câu có hai mệnh đề, mệnh đề sau là một trợ động từ (có hoặc không có NOT) và một đại từ nhân xưng như: isn't it, does he, will they, do you, ...

Xem thêm Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 7 hay, chi tiết khác:


unit-12-an-overcrowded-world.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học