Cho hàm số y = 3x + 3 (1) và y = −2x + 8 (2). Vẽ đồ thị hai hàm số (1) và (2) trên cùng mặt phẳng tọa độ

Bài 8 trang 54 vở thực hành Toán 8 Tập 2: Cho hàm số y = 3x + 3 (1) và y = −2x + 8 (2).

a) Vẽ đồ thị hai hàm số (1) và (2) trên cùng mặt phẳng tọa độ.

b) Đồ thị hai hàm số (1) và (2) cắt nhau tại A và lần lượt cắt trục hoành tại B, C. Tính diện tích tam giác ABC.

Lời giải:

a)

Cho hàm số y = 3x + 3 (1) và y = −2x + 8 (2). Vẽ đồ thị hai hàm số (1) và (2) trên cùng mặt phẳng tọa độ

Cho x = 0 thì y = 3, ta được giao điểm của đồ thị hàm số (1) với trục Oy là M(0; 3).

Cho y – 0 thì x = −1, ta được giao điểm của đồ thị với trục Ox là B(−1; 0).

Vậy đồ thị hàm số (1) là đường thẳng đi qua hai điểm M(0; 3) và B(−1; 0).

Cho x = 0 thì y = 8, ta được giao điểm của đồ thị hàm số (2) với trục Oy là N(0; 8).

Cho y = 0 thì x = 4, ta được giao điểm của đồ thị với trục Ox là C(4; 0).

Vậy đồ thị hàm số (2) là đường thẳng đi qua hai điểm N(0; 8) và C(4; 0).

b) Dựa vào đồ thị hai hàm số (1) và (2) được vẽ ở câu a, ta suy ra tọa độ A(1; 6), B(−1; 0) và C(4; 0). Gọi H là hình chiếu vuông góc của A lên trục hoành.

Suy ra AH=yA=6 và BC = 5

Diện tích tam giác ABC là S=12AH.BC=12.6.5=15.

Lời giải vở thực hành Toán 8 Bài 29: Hệ số góc của đường thẳng hay khác:

Xem thêm các bài giải vở thực hành Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác