VTH Ngữ Văn 6 Hai loại khác biệt | Giải Vở thực hành Ngữ văn 6

Với giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Hai loại khác biệt hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong VTH Ngữ Văn 6 Tập 2.

Bài tập 1 trang 43 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Mục đích của việc kể lại câu chuyện ở văn bản:

Trả lời:

- Với văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích chính mà rút ra bài học mới là điều quan trọng. 

- Giả sử lược bỏ hết những lời bàn luận, ý nghĩa của câu chuyện sẽ không còn rõ ràng. Văn bản có tên là “Hai loại khác biệt” và tên đó không phải toát ra từ câu chuyện mà lấy từ chính lời bàn luận của tác giả. 

Bài tập 2 trang 43 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Cách thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và J hoàn toàn khác nhau, cụ thể là:

Trả lời:

- Một bên, số đông các bạn trong lớp tạo sự khác biệt bằng cách ăn mặc quái lạ, kì dị, làm những trò lố,… 

- Một bên (duy nhất chỉ có J) vẫn ăn mặc bình thường như mọi ngày khi đến trường, nhưng thể hiện sự khác biệt bằng phong thái điềm tĩnh, thái độ nghiêm túc, lễ độ nhưng dõng dạc khi trả lời những câu hỏi của giáo viên, tự tin bắt tay thầy giáo khi tiết học kết thúc, …

Bài tập 3 trang 43 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Lí do để người viết cho rằng sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là “vô nghĩa”:

Trả lời:

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bề ngoài, có tính chất dễ dãi, không cần huy động khả năng gì đặc biệt. Đó có thể là cách ăn mặc, kiểu tóc, những động tác lạ mắt, sự sôi động ồn ào gây chú ý,… Vì dễ, cho nên hầu như ai muốn cũng có thể bắt chước.

Bài tập 4 trang 43 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Sở dĩ số đông các bạn trong lớp thể hiện sự khác biệt vô nghĩa là vì:

Trả lời:

- Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì.

Bài tập 5 trang 43 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Sự khác biệt mà J thể hiện được xem là “có ý nghĩa” bởi:

Trả lời:

- J đến trường, ăn mặc như bình thường. Nhưng cậu đã làm điều bất ngờ: Đứng lên trả lời các câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

Bài tập 6 trang 43 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất sau đây:

Trả lời:

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có trí tuệ, biết nhận thức về các giá trị, phải có các năng lực cần thiết, có bản lĩnh, sự tự tin,… Những năng lực và phẩm chất quý giá ấy không phải ai cũng có được.

Bài tập 7 trang 44 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Bài học mà em rút ra được từ văn bản Hai loại khác biệt:

Trả lời:

- Bài viết đúc kết những suy nghĩ của tác giả về một kỉ niệm tuổi học trò. Chỉ những người non trẻ mới tìm cách thể hiện sự khác biệt bằng những trò lố, những hành vi kì quặc, quái đản như thế. Bài học được rút ra từ đó có ý nghĩa thiết thực trước hết với các bạn học sinh.

Bài tập 8 trang 44 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) với dòng mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa

Trả lời:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Tôi không muốn người khác nhìn vào mình và chỉ thấy mình lập dị, khác loài, vô ích,... mà muốn được công nhận như một người đem lại những giá trị trong cuộc sống. Để khác biệt rất đơn giản nhưng để khác biệt có nghĩa lại vô cùng khó khăn. Để làm được điều này, trước hết con người không được thỏa mãn bởi những thứ quá đơn giản và tầm thường. Chúng ta cần tìm kiếm những điều có nghĩa lý hơn với bản thân cũng như xã hội. Ví dụ như nếu bạn học giỏi một cách xuất chúng, bạn sẽ thành ngôi sao. Nhưng nếu bạn chọn cách khác biệt bằng lối sống sa đọa, không lành mạnh, sự chú ý bạn nhận được không phải ngưỡng mộ mà là tức giận hay thương hại. Mỗi người đều có quyền lựa chọn người mà mình muốn trở thành. Với tôi, tôi muốn trở thành người khác biệt có ý nghĩa.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác