So sánh nghĩa của câu khi thay đổi cấu trúc

Bài tập 2 trang 45 vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 Tập 2: So sánh nghĩa của câu khi thay đổi cấu trúc:

STT

CÂU GỐC

CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC

NGHĨA CỦA CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC SO VỚI CÂU GỐC

1

Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.


2

Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa.

Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.


Trả lời:

STT

CÂU GỐC

CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC

NGHĨA CỦA CÂU THAY ĐỔI CẤU TRÚC SO VỚI CÂU GỐC

1

Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.

Nếu đổi cấu trúc thành câu thay đổi thì lời giải thích lại xuất hiện trước điều băn khoăn. Đặt câu thay đổi cấu trúc vào văn bản sẽ thấy không hợp lí. 

2

Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là "căn bệnh" hết cách chữa.

Tuy nhiên, đây không phải là "căn bệnh" hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

Hai vế “điều quá nghiêm trọng” và “căn bệnh hết cách chữa” được đặt trong quan hệ tăng tiến. Đã là quan hệ tăng tiến thì vế sau phải diễn đạt tính chất ở mức cao hơn vế trước. Câu thay đổi cấu trúc đã đảo ngược tương quan này, vì đó là điều không ổn.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác