Tục ăn trầu là một nét đẹp truyền thống của người Việt, được bảo tồn từ thời dựng nước

Bài 4 trang 55 vở thực hành Lịch sử lớp 6: Tục ăn trầu là một nét đẹp truyền thống của người Việt, được bảo tồn từ thời dựng nước,qua hàng nghìn năm Bắc thuộc đến nay. Em hãy tìm hiểu thêm sách, báo, hoặc internet và thực hiện các yêu cầu sau.

a) Trình bày ý nghĩa của truyện cổ tích sự tích trầu cau.

b) Sưu tầm một bài thơ, ca dao hay một tác phẩm nghệ thuật nói về tục ăn trầu.

c) Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

Lời giải:

Yêu cầu a:

- Bằng óc tưởng tượng phong phú tài hoa ông cha ta đã thể hiện đạo lí của dân tộc mình là anh em thương yêu lẫn nhau, vợ chồng chung thủy với nhau. Miếng trầu đỏ thắm là sự kết hợp của lá trầu, miếng cau, vệt vôi hòa quện. Phải chăng cho thấy tình anh em thắm thiết, nghĩa vợ chồng keo sơn là hai nguồn tình cảm chẳng hề cản trở nhau mà trái lại, còn hòa hợp, bổ sung nhau làm nên mái ấm tình nồng trăm năm thấm đượm.

- Ngoài ra, “Sự tích trầu cau” còn giải thích tục ăn trầu một phong tục lâu đời của dân tộc ta.

Yêu cầu b: Sưu tầm: 

- “Trầu em trầu gói trong khăn,

Trầu gói trong áo, anh ăn sao đành”

- “Gió đưa tờ giấy lên mây,

Gió đưa cô ấy lại đây ăn trầu.

Yêu nhau thì ném bã trầu,

Chớ ném gạch đá vỡ đầu nhau ra.”

- “Trầu quế chọn ngọn cho chuông

Ăn cau chọn trái trửa buồng non xanh”.

- Rượu đổ xuống cầu, rượu hòa theo nước

Trầu đổ xuống cầu, trôi ngược trôi xuôi

Xưa nay nhớ bạn ngùi ngùi

Bữa nay gặp bạn dạ vui khôn cùng”.

- “Anh về têm một trăm miếng trầu cho tinh tuyết,

Bỏ vào hộp thiếc, khay cẩn xà cừ

Để em vòng tay vô thưa với thầy, với mẹ: Gả chừ cho anh”.

Yêu cầu c: 

- Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Việt, miếng trầu như một thông điệp về lòng hiếu khách, diễn tả tình cảm con người dành cho nhau.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Lịch sử lớp 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Kết nối tri thức khác