Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch

Bài 33.8 trang 41 Vở thực hành KHTN 8:

1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch.

2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

Biện pháp phòng bệnh

Cơ sở của biện pháp

 

 

Lời giải:

1. Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về máu, tim mạch:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Hậu quả

Thiếu máu

- Do không sản xuất đủ hoặc giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể.

- Hoặc do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt.

Mệt mỏi, da xanh, tim đập nhanh, đau thắt ngực, ngất và khó thở khi gắng sức…

Khiến cơ thể mệt mỏi và suy giảm chất lượng cuộc sống; có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim kéo dài, ngất xỉu đột ngột, mẹ bầu có thể sinh non, thậm chí tử vong.

Huyết

áp cao

- Huyết áp tăng cao lúc đầu có thể do sau khi luyện tập thể dục, thể thao, khi tức giận hay khi bị sốt,… Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây ra bệnh huyết áp cao.

- Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…

Nhức đầu, tê hoặc ngứa râm ran ở các chi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, chảy máu cam, …

Có thể gây ra nhiều biến chứng như nguy hiểm về sau như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận,…

Xơ vữa động mạch

- Do chế độ ăn chưa hợp lí, hút thuốc lá, ít vận động,… dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch.

 

Các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào vị trí động mạch bị xơ vữa như: Đau thắt ngực, tê bì tay chân hoặc cảm giác yếu ớt vô lực, khó nói hoặc nói lắp, mất thị lực tạm thời ở một mắt hoặc cơ mặt bị rủ xuống,…

- Làm hẹp lòng mạch, mạch bị xơ vữa, dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu, tạo thành các cục máu đông dẫn đến tắc mạch. Nếu các cục máu đông xuất hiện ở động mạch vành tim gây đau tim, còn ở động mạch não là nguyên nhân gây đột quỵ.

2. Đề xuất biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể. Giải thích cơ sở của các biện pháp đó.

Biện pháp phòng bệnh

Cơ sở của biện pháp

Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất; hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ; ăn uống hợp vệ sinh;…

Bổ sung sắt và các chất cần thiết tốt cho hệ tuần hoàn. Ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ tác động không tốt đến tim và hệ mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch,… Ngăn chặn sự xâm nhập của một số virus, vi khuẩn,… gây bệnh cho cơ thể.

Khắc phục và hạn chế những nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…; tạo cuộc sống vui tươi, thoải mái về tinh thần, giảm căng thẳng;…

Nếu tăng nhịp tim kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy tim và có thể làm tim ngừng hoạt động. Nếu tăng huyết áp kéo dài có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành động mạch và gây bệnh.

Rèn luyện thể dục, thể thao vừa sức, hợp lí.

Nâng dần sức chịu đựng của tim và cơ thể, tăng khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn.

Khám sức khỏe định kì.

Phát hiện bệnh tật liên quan đến tim mạch để chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động và sinh hoạt phù hợp để bệnh được kiểm soát.

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh qua đường máu.

Giảm thiếu tối đa sự ảnh hưởng và gây hại của các tác nhân truyền bệnh qua đường máu.

 

Lời giải vở thực hành KHTN 8 Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người hay khác:

Xem thêm các bài giải vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác