Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm

Bài 4.7 trang 16 vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6: Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm, chiều rộng là 20 cm. Nếu chỉ có một đoạn thước có thể đo tối đa 10 cm, em sẽ làm như thế nào để tính được diện tích tờ giấy bằng một phép đo?

Lời giải:

Để tính được diện tích tờ giấy bằng một phép đo ta cần gập tờ giấy lại sao cho thu được chiều dài và chiều rộng phù hợp với GHĐ của thước.

Giả sử tờ giấy hình như nhật như hình vẽ:

Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm

Bước 1: Gập đôi chiều chiều dài của tờ giấy lại, ta thu được 2 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.

Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm

(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)

Bước 2: Gập đôi chiều chiều rộng của tờ giấy lại, ta thu được 4 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.

Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm

(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)

Bước 3: Gập tiếp theo chiều chiều dài của hình chữ nhật, ta thu được 8 hình chữ nhật có kích thước bằng nhau.

Một tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài trong khoảng từ 26 cm đến 28 cm

(hình ảnh tờ giấy khi mở ra)

Khi đó, kích thước chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ sẽ phù hợp với GHĐ của thước 10 cm đã cho.

Để tính được diện tích tờ giấy:

+ Đo chiều dài của 1 trong 8 hình chữ nhật nhỏ vừa thu được bằng thước GHĐ 10 cm.

+ Chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ = Chiều rộng hình chữ nhật ban đầu: 2 = 10 cm.

+ Diện tích của 1 trong 8 hình chữ nhật nhỏ = chiều dài x chiều rộng.

Diện tích hình chữ nhật ban đầu = diện tích hình chữ nhật nhỏ x 8.

Lời giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Bài 4: Đo chiều dài hay khác:

Xem thêm các bài giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác