Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Treo thẳng đứng lò xo, treo vào đầu dưới của lò xo

Bài 39.4 trang 53 vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm. Treo thẳng đứng lò xo, treo vào đầu dưới của lò xo một quả cân có khối lượng 100 g thì khi quả cân nằm cân bằng, lò xo có chiều dài 17 cm. Hỏi khi treo vào đầu dưới của lò xo quả cân có khối lượng 200 g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Biết độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Lời giải:

Khi treo quả cân m = 100 g thì chiều dài lò xo là 17 cm.

Suy ra, độ dãn của lò xo là Δl1= 17 – 15 = 2 cm.

Áp dụng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo.

Ta có: M = 200 g = 2 . 100 = 2 . m.

Do đó, độ dãn của lò xo lúc treo quả cân 200 g cũng tăng 2 lần, cụ thể là

Δl=2Δl1=4 cm

Vậy chiều dài của lò xo khi treo quả cân có khối lượng 200 g là

l=l0+Δl = 15 + 4 = 19 cm.

Lời giải VTH Khoa học tự nhiên 6 Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực hay khác:

Xem thêm các bài giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:


Giải bài tập lớp 6 Chân trời sáng tạo khác