Mỗi xúc xắc có ........., số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương

Câu 1 trang 19 vở bài tập Toán lớp 7 Tập 2:

- Mỗi xúc xắc có ............., số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương ...................

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần:

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:

A = {mặt ............. chấm; mặt ............... chấm; mặt ............. chấm; mặt .............. chấm; mặt ........... chấm; mặt ......... chấm}.

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” là B = {mặt 2 chấm; mặt 4 chấm; mặt 6 chấm}. Sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” còn gọi là ..................., hay gọi đầy đủ là .................................... Mỗi kết quả: mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm (là phần tử của tập hợp B), được gọi là một .......................... cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn”.

- Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; 3; …; 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp:

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

C = {.............................................................}.

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” là D = {.......................................}. Sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” cũng gọi là ................. (hay gọi đầy đủ là ......................). Mỗi kết quả: 3; 6; 9; 12 (là phần tử của tập hợp D) cũng được gọi là một ...................... cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3”.

Lời giải:

- Mỗi xúc xắc có sáu mặt, số chấm ở mỗi mặt là một trong các số nguyên dương 1; 2; 3; 4; 5; 6.

Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần:

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:

A = {mặt một chấm; mặt hai chấm; mặt ba chấm; mặt bốn chấm; mặt năm chấm; mặt sáu chấm}.

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” là B = {mặt 2 chấm; mặt 4 chấm; mặt 6 chấm}. Sự kiện “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn” còn gọi là biến cố, hay gọi đầy đủ là biến cố ngẫu nhiên. Mỗi kết quả: mặt 2 chấm, mặt 4 chấm, mặt 6 chấm (là phần tử của tập hợp B), được gọi là một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chẵn”.

- Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1; 2; 3; …; 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau.

Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp:

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là:

C = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.

+ Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” là D = {3; 6; 9; 12}. Sự kiện “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3” cũng gọi là biến cố (hay gọi đầy đủ là biến cố ngẫu nhiên). Mỗi kết quả: 3; 6; 9; 12 (là phần tử của tập hợp D) cũng được gọi là một kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số chia hết cho 3”.

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác