Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Bài viết Sóng âm trong đề thi Đại học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học.

Câu 1. (Câu 11 Đề thi ĐH 2014 – Mã đề 319): Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100 m, AC = 250 m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100 dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn điểm phát âm công suất 2P thì mức cường độ âm tại A và C là

    A. 103 dB và 99,5 dB

    B. 100 dB và 96,5 dB.

    C. 103 dB và 96,5 dB.

    D. 100 dB và 99,5 dB.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 2. (Câu 38 Đề thi ĐH 2014 – Mã đề 319): Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn fc12 =2 ft12. Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là một gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc , 9 nc, 11 nc, 12 nc. Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là

    A. 330 Hz

    B. 392 Hz

    C. 494 Hz

    D. 415 Hz

Lời giải:

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Đáp án: B

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 3. (Câu 36 Đề thi THPT QG 2015 – Mã đề 138): Tại vị trí O trong một nhà máy, một còi báo cháy (xem là nguồn điểm) phát âm với công suất không đổi. Từ bên ngoài một thiết bị xác định mức cường độ âm chuyển động thẳng từ M hướng đến O theo hai giai đoạn với vận tốc ban đầu bằng 0 và gia tốc có độ lớn 0,4m/s2 cho đến khi dừng lại tại N (cổng nhà máy). Biết NO = 10m và mức cường độ âm (do còi phát ra) tại N lớn hơn mức cườn độ âm tại M là 20dB. Cho rằng môi trường truyền âm là đẳng hướng và không hấp thụ âm. Thời gian thiết bị đó chuyển động từ M đến N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

    A. 27s.

    B. 32s

    C. 47s

    D. 25s

Lời giải:

Đáp án: B

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 4. (Câu 38 Đề thi THPT QG 2016 – Mã đề 536): Cho 4 điểm O, M, N và P nằm trong một môi trường truyền âm. Trong đó, M và N nằm trên nửa đường thẳng xuất phát từ O, tam giác MNP là tam giác đều. Tại O, đặt một nguồn âm điểm có công suất không đổi, phát âm đẳng hướng ra môi trường. Coi môi trường không hấp thụ âm. Biết mức cường độ âm tại M và N lần lượt là 50 dB và 40 dB. Mức cường độ âm tại P là

    A. 43,6 dB

    B. 38,8 dB

    C. 35,8 dB

    D. 41,1 dB

Lời giải:

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Đáp án: D

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 5. (Câu 34 Đề thi Thử nghiệm 2017): Tần số của âm cơ bản và họa âm do một dây đàn phát ra tương ứng bằng với tần số của sóng cơ để trên dây đàn có sóng dừng. Trong các họa âm do dây đàn phát ra, có hai họa âm ứng với tần số 2640 Hz và 4400 Hz. Biết âm cơ bản của dây đàn có tần số nằm trong khoảng từ 300 Hz đến 800 Hz. Trong vùng tần số của âm nghe được từ 16 Hz đến 20 kHz, có tối đa bao nhiêu tần số của họa âm (kể cả âm cơ bản) của dây đàn này?

    A. 37.

    B. 30.

    C. 45.

    D. 22.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 6. (Câu 13 Đề thi Tham khảo 2017): Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng

    A. từ 16 kHz đến 20 000 Hz.

    B. từ 16 Hz đến 20 000 kHz.

    C. từ 16 kHz đến 20 000 kHz.

    D. từ 16 Hz đến 20 000 Hz.

Lời giải:

Đáp án: D

Tay người có thể nghe được âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz

Câu 7. (Câu 18 Đề thi Tham khảo 2017): Các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ thường sử dụng chiếc còi như hình ảnh bên. Khi thổi, còi này phát ra âm, đó là

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

    A. tạp âm.

    B. siêu âm.

    C. hạ âm.

    D. âm nghe được.

Lời giải:

Đáp án: B

Chó có thể nghe được siêu âm

Câu 8. (Câu 21 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 201): Biết cường độ âm chuẩn là 1012W/m2. Khi cường độ âm tại một điểm là 10-5 W/ m2. thì mức cường độ âm tại điếm đó là

    A.9B.

    B. 7 B.

    C. 12 B.

    D.5B.

Lời giải:

Đáp án: B

L = lg.I/I0 = 7B

Câu 9. (Câu 29 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 201): Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mức cường độ âm L theo cường độ âm I. Cường độ âm chuẩn gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

    A. 0,3la.

    B. 0,35a.

    C. 0,37a.

    D. 0,33a.

Lời giải:

Đáp án: A

Từ đồ thị ta thấy khi I = a thì L = 0,5 (B). Áp dụng công thức L = lg.I/I0 => I0 = a/√10 = 0,31a

Câu 10. (Câu 19 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 202): Biết cường độ âm chuẩn là 1012 W/m2.. Khi cường độ âm tại một điểm là 10-4 W/ m2. thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng

    A. 80 dB.

    B. 50 dB.

    C. 60 dB.

    D. 70 dB.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 11. (Câu 21 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 202): Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

    A. của cả hai sóng đều giảm.

    B. của sóng điện từ tăng, của sóng âm giảm.

    C. của cả hai sóng đều không đổi.

    D. của sóng điện từ giảm, của sóng âm tăng.

Lời giải:

Đáp án: C

Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số của sóng không đổi

Câu 12 (Câu 39 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 202): Tại một điểm trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng ra môi trường. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ âm I tại những điểm trên trục Ox theo tọa độ x. Cường độ âm chuẩn là I0=1012 W/m2.M là điểm trên trục Ox có tọa độ x = 4 m. Mức cường độ âm tại M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

    A. 24,4 dB.

    B. 24 dB.

    C. 23,5 dB.

    D. 23 dB.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 13. (Câu 29 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 203): Một nguồn âm điểm S phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và không phản xạ âm. Lúc đầu, mức cường độ âm do S gây ra tại điểm M là L (dB). Khi cho S tiến lại gần M thêm một đoạn 60 m thì mức cường độ âm tại M lúc này là L + 6 (dB). Khoảng cách từ S đến M lúc đầu là

    A. 80,6 m.

    B. 120,3 m.

    C. 200 m.

    D. 40 m.

Lời giải:

Đáp án: B

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 14. (Câu 34 Đề thi THPT QG 2017 – Mã đề 204): Một nguồn âm điểm đặt tại O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong một môi trường không hấp thụ và phản xạ âm. Hai điểm M và N cách O lần lượt là r và r − 50 (m) có cường độ âm tương ứng là I và 4I. Giá trị của r bằng

    A. 60 m.

    B. 66 m.

    C. 100 m.

    D. 142 m.

Lời giải:

Đáp án: C

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 15. (Câu 34 Đề thi THPT QG 2018 – Mã đề 206): Một nguồn âm điểm đặt tại O phát âm có công suất không đổi trong môi trường đang hướng, không hấp thụ và không phản xạ âm. Ba điểm A, B và C nằm trên cùng một hướng truyền âm. Mức cường độ âm tại A lớn hơn mức cường độ âm tại B là a (dB), mức cường độ âm tại B lớn hơn mức cường độ âm tại C là 3a (dB). Biết OA =0,6 OB . Tỉ số OC/OA là :

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Lời giải:

Đáp án: A

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 16. (Câu 34 Đề thi THPT QG 2018 – Mã đề 210): Một nguồn âm điểm phát âm ra môi trường đẳng hướng không hấp thụ và không phản xạ âm. Biết cường độ âm tại một điểm cách nguồn âm 100 m có giá trị 20 dB. Mức cường độ âm tại điểm cách nguồn âm 1m có giá trị là

    A. 60 dB

    B. 100 dB

    C. 40 dB

    D. 80 dB.

Lời giải:

Đáp án: A

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Câu 17. (Câu 4 Đề thi Minh họa 2019): Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với

    A. tần số âm.

    B. cường độ âm.

    C. mức cường độ âm.

    D. đồ thị dao động âm.

Lời giải:

Đáp án: A

Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý gắn liền với tần số của âm

Câu 18. (Câu 8 Đề thi THPT QG 2019 – Mã đề 206): Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lý của âm?

    A.Độ to của âm

    B.Độ cao của âm

    C.Tần số âm

    D.Âm sắc

Lời giải:

Đáp án: A

Tần số âm là đặc trưng vật lý của âm

Câu 19. (Câu 9 Đề thi THPT QG 2019 – Mã đề 213): Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng sinh lý của âm?

    A. Đồ thị dao động âm.

    B. Tần số âm.

    C. Độ to của âm.

    D. Mức cường độ âm.

Lời giải:

Đáp án: C

Độ to là đặc trưng sinh lý của âm

Câu 20. (Câu 10 Đề thi THPT QG 2019 – Mã đề 223): Biết I0 là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải) Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Lời giải:

Đáp án: D

Bài tập Sóng âm trong đề thi Đại học (có lời giải)

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

song-co-va-song-am.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học