255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (nâng cao - phần 4)



Với 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều (nâng cao - phần 4) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm 255 câu trắc nghiệm Dòng điện xoay chiều có lời giải (nâng cao - phần 4)(bỏ stt).

Bài 1: Câu nào dưới đây không đúng?

A. Công thức tính cosφ = R/Z có thể áp dụng cho mọi loại đoạn mạch điện xoay chiều.

B. Không thể căn cứ vào hệ số công suất để xác định độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện.

C. Cuộn cảm có thể có hệ số công suất khác không.

D. Hệ số công suất phụ thuộc vào điện áp xoay chiều ở hai đầu mạch.

Lời giải:

công thức chỉ áp dụng cho mạch xoay chiều không phân nhánh.

Chọn A.

Bài 2: Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = u.i.cosφ            B. P = u.i.sinφ            C. P = U.I.cosφ            D. P = U.I.sinφ.

Lời giải:

Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức P = U.I.cosφ

Chọn C

Bài 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

B. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào bản chất của mạch điện và tần số dòng điện trong mạch.

D. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào công suất hao phí trên đường dây tải điện.

Lời giải:

Đáp án

Công suất của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức P = U.I.cosφ. Suy ra công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện hiệu dụng I trong mạch, điện áp hiệu dụng U giữa hai đầu đoạn mạch, bản chất của mạch điện và tần số dòng điện trong mạch (đặc trưng bởi độ lệch pha φ).

Chọn D

Bài 4: Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều?

A. sinφ            B. cosφ            C. tanφ            D. cotanφ.

Lời giải:

Đại lượng k = cosφ được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều

Chọn B

Bài 5: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?

A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2

B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.

C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.

Lời giải:

Hệ số công suất k = cosφ. Các mạch:

    + Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2 có φ = 0

    + Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L có 0 < φ < π/2

    + Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C có - π/2 < φ < 0.

    + Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C có φ = π/2 hoặc φ = - π/2

Chọn A

Bài 6: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?

A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2

B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.

C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.

Lời giải:

Chọn D.

Bài 7: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch

A. không thay đổi.

B. tăng.

C. giảm.

D. bằng 1.

Lời giải:

Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì cảm kháng tăng, dung kháng giảm, áp dụng công thức tanφ = (ZL - ZC)/R → φ tăng → hệ số công suất của mạch giảm

Chọn C.

Bài 8: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch

A. không thay đổi.

B. tăng.

C. giảm.

D. bằng 0.

Lời giải:

Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì cảm kháng tăng, dung kháng giảm, áp dụng công thức tanφ = (ZL - ZC)/R < 0 → φ < 0 → (-φ) giảm → hệ số công suất của mạch tăng

Chọn B.

Bài 9: Một tụ điện có điện dung C = 5,3 μF mắc nối tiếp với điện trở R = 300 Ω thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz. Hệ số công suất của mạch là

A. 0,3331            B. 0,4469            C. 0,4995             D. 0,6662

Lời giải:

Dung kháng của tụ điện là ZC = 1/Cω = 1/(2πfC) = 600 Ω, tổng trở của mạch là Z = √(R2 + ZC2) = 671 Ω, hệ số công suất của mạch là cosφ = R/Z = 0,4469.

Chọn B

Bài 10: Một tụ điện có điện dung C = 5,3 μF mắc nối tiếp với điện trở R = 300 Ω thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz. Điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một phút là

A. 32,22 J            B. 1047 J            C. 1933 J            D. 2148 J.

Lời giải:

Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là I = U/Z = 0,328 A. Điện năng tiêu thụ trong 1 phút là: A = P.t = UItcosφ = 220.0,328.60. 0,4469 = 1933 J. Có thể tính theo cách khác: Điện năng tiêu thụ trên đoạn mạch chính bằng nhiệt lượng toả ra trên điện trở R và có giá trị bằng Q = RI2t.

Chọn C.

Bài 11: Một cuộn dây khi mắc vào điện áp xoay chiều 50 V – 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2 A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5 W. Hệ số công suất của mạch là bao nhiêu?

A. 0,15            B. 0,25            C. 0,50            D. 0,75.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính công suất P = kUI (k là hệ số công suất), ta suy ra k = P/UI = 0,15

Chọn A

Bài 12: Trong các máy phát điện xoay chiều một pha

A. phần tạo ra từ trường là rôto.

B. phần tạo ra suất điện động cảm ứng là stato.

C. bộ góp điện được nối với hai đầu của cuộn dây stato.

D. suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.

Lời giải:

Suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.

Chọn D.

Bài 13: Phát biểu nào sau đây đối với máy phát điện xoay chiều là đúng?

A. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp của nam châm.

B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.

Lời giải:

Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực p của nam châm:

e = 2πfNΦo = 2πnpNΦo

Chọn A.

Bài 14: Máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha giống nhau ở điểm nào?

A. Đều có phần ứng quang, phần cảm cố định.

B. Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài.

C. đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Trong mỗi vòng dây của rôto, suất điện động của máy đều biến thiên tuần hoàn hai lần.

Lời giải:

Đáp án

Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha đều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ

Chọn C.

Bài 15: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào

A. hiện tượng tự cảm.

B. hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. khung dây quay trong điện trường.

D. khung dây chuyển động trong từ trường.

Lời giải:

Đáp án Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ: Cho từ thông qua một khung dây dẫn biến thiên thì trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Chọn B.

Bài 16: Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một pha?

A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm.

B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm.

C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây.

D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có quấn các cuộn dây.

Lời giải:

Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường tạo ra dòng điện xoay chiều một pha bằng cách cho cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có quấn các cuộn dây. Các máy phát điện có công suất lớn thì dòng điện đi qua cuộn dây của phần ứng phải lớn, không thể dùng bộ góp điện để lấy điện ra sử dụng.

Chọn D.

Bài 17: Phát biểu nào sau đây đối với máy phát điện xoay chiều một pha là đúng?

A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.

B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

C. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực từ của phần cảm.

D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi tuần hoàn thành điện năng.

Lời giải:

Chọn A.

- Tần số của suất điện động phụ thuộc vào tốc độ quay của rôto phần cảm, và số cặp cực từ của phần cảm.

- Biên độ của suất điện động Eo = NBSω phụ thuộc vào phần ứng.

- Cơ năng cung cấp cho máy một phàn biến đổi thành điện năng, một phần biến đổi thành nhiệt năng.

- Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây thuộc phần ứng.

Bài 18: Rôto của máy phát điện xoay chiều là một nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc độ 1200 vòng/phút. Tần số của suất điện động do máy tạo ra là

A. 40 Hz            B. 50 Hz            C. 60 Hz            D. 70 Hz.

Lời giải:

Tần số của suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều tạo ra được tính theo công thức f = np/60 trong đó p là số cặp cực từ, n là số vòng rôto quay trong 1 phút.

Chọn C.

Bài 19: Phần ứng của một máy phát điện xoay chiều có 200 vòng dây giống nhau. Từ thông qua một vòng dây có giá trị cực đại là 2 mWb và biến thiên điều hoà với tần số 50 Hz. Suất điện động của máy có giá trị hiệu dụng là

A. 88858 V            B. 88,858 V            C. 12566 V            D. 125,66 V.

Lời giải:

Suất điện động cực đại giữa hai đầu cuộn dây phần ứng là Eo = N.B.S.ω = N.Φ0.ω = N.Φ0.2πf với Φ0 là từ thông cực đại qua một vòng dây của cuộn dây trong phần ứng. Φ0 = 2 mWb = 2.10-3 Wb.

Chọn B

Bài 20: Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là

A. 3000 vòng/phút

B. 1500 vòng/phút

C. 750 vòng/phút

D. 500 vòng/phút

Lời giải:

Chọn C

Bài 21: Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực từ quay với tốc độ 1500 vòng/phút và phần ứng gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp, có suất điện động hiệu dụng 220 V, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5 mWb. Số vòng của mỗi cuộn dây là

A. 198 vòng            B. 99 vòng            C. 140 vòng            D. 70 vòng.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 22: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra.

B. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.

C. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng số vòng quay của rôto.

D. Chỉ có dòng xoay chiều ba pha mới tạo ra từ trường quay.

Lời giải:

Chọn B.

Bài 23: Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động không có đặc điểm nào sau đây?

A. Cùng tần số.

B. Cùng biên độ.

C. Lệch pha nhau 120°

D. cùng pha nhau.

Lời giải:

Theo định nghĩa về dòng điện xoay chiều ba pha: “Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động có cùng tần số, cùng biên độ, lệch pha nhau 120°”.

Chọn D.

Bài 24: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình sao, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện trong dây trung hoà bằng không.

B. Dòng điện trong mỗi pha bằng dao động trong mỗi dây pha.

C. Điện áp pha bằng √3 lần điện áp giữa hai dây pha.

D. Truyền tải điện năng bằng 4 dây dẫn, dây trung hoà có tiết diện nhỏ nhất.

Lời giải:

Trong cách mắc hình sao điện áp giữa hai dây pha bằng lần điện áp giữa hai đầu một pha.

Chọn C.

Bài 25: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình tam giác, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha.

B. Điện áp giữa hai đầu một pha bằng điện áp giữa hai dây pha.

C. Công suất tiêu thụ trên mỗi pha đều bằng nhau.

D. Công suất của ba pha bằng ba lần công suất mỗi pha.

Lời giải:

Trong cách mắc hình tam giác dòng điện trong mỗi dây pha bằng lần dòng điện trong mỗi pha.

Chọn A.

Bài 26: Khi truyền tải điện năng của dòng điện xoay chiều ba pha đi xa ta phải dùng ít nhất là bao nhiêu dây dẫn?

A. Hai dây dẫn.

B. Ba dây dẫn.

C. Bốn dây dẫn.

D. Sáu dây dẫn.

Lời giải:

Với cách mắc hình tam giác chỉ dùng có 3 dây dẫn, đó cũng là số dây dẫn cần dùng là ít nhất.

Chọn B.

Bài 27: Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu một pha của một máy phát điện xoay chiều ba pha là 220 V. Trong cách mắc hình sao, điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha là

A. 220 V            B. 311 V            C. 381 V            D. 660 V.

Lời giải:

Trong cách mắc hình sao có Ud = √3.Up = 220√3 = 381 V.

Chọn C.

Bài 28: Cường độ dòng điện hiệu dụng trong một pha của máy phát điện xoay chiều ba pha là 10 A. Trong cách mắc hình tam giác, cường độ dòng điện trong mỗi dây pha là

A. 10,0 A            B. 14,1 A            C. 17,3 A            D. 30,0 A.

Lời giải:

Trong cách mắc hình tam giác có Id = √3.Ip = 10√3 = 17,3 A.

Chọn C.

Bài 29: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220 V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127 V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?

A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.

B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.

C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.

D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.

Lời giải:

Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao thì điện áp hiệu dụng giữa hai dây pha là Ud = √3.Up = 127√3 = 220 V. Ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác thì điện áp hiệu dụng đặt vào mỗi cuộn dây của động cơ là 220 V, động cơ hoạt động bình thường.

Chọn D.

Bài 30: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Chỉ có dòng điện ba pha mới tạo ra từ trường quay.

B. Rôto của động cơ không đồng bộ ba pha quay với tốc độ góc của từ trường.

C. Từ trường quay luôn thay đổi cả hướng và trị số.

D. Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ phụ thuộc vào tốc độ quay của từ trường và momen cản.

Lời giải:

Tốc độ góc của động cơ không đồng bộ ba pha tăng khi vật tốc của tè trường quay tăng, giảm khi momen cản tăng, nên phụ thuộc vào cả hai yếu tố này.

Chọn D.

Bài 31: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là không đúng?

A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.

B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.

C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ là dựa trên hiện tượng điện từ.

D. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.

Lời giải:

Đáp án

Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và tác dụng của từ trường quay

Chọn C.

Bài 32: Ưu điểm của động cơ không đồng bộ ba pha so với động cơ điện một chiều là gì?

A. Có tốc độ quay không phụ thuộc vào tải.

B. Có hiệu suất cao hơn.

C. Có chiều quay không phụ thuộc vào tần số dòng điện.

D. Có khả năng biến điện năng thành cơ năng.

Lời giải:

So với động cơ điện một chiều, động cơ không đồng bộ ba pha có hiệu suất cao hơn.

Chọn B.

Bài 33: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 100 V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 173 V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?

A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.

B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.

C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.

D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.

Lời giải:

Chọn A.

Bài 34: Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách

A. cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó.

B. cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.

C. cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha.

D. cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện.

Lời giải:

Đáp án.

Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng hai cách:

Cách 1: Cho nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó.

Cách 2: Cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây trong stato của động cơ không đồng bộ ba pha.

Chọn A.

Bài 35: Người ta có thế tạo ra từ trường quay bằng cách

A. cho dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.

B. cho dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện.

C. cho dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha.

D. cho dòng điện xoay chiều ba pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha.

Lời giải:

Chọn D.

Bài 36: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có độ lớn không đổi.

B. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có phương không đổi.

C. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có hướng quay đều.

D. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có tần số quay bằng tần số dòng điện.

Lời giải:

Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có độ lớn không đổi, hướng quay đều với tần số quay bằng tần số dòng điện.

Chọn B.

Bài 37: Gọi Bo là cảm ứng từ cực đại của một trong ba cuộn dây ở động cơ không đồng bộ ba pha khi có dòng điện vào động cơ. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm của stato là

A. B = 0            B. B = Bo            C. B = 1,5Bo            D. B = 3Bo.

Lời giải:

Tổng hợp ba véctơ cảm ứng từ do ba cuộn dây trong Stato của động cơ không đồng bộ ba pha gây ra tại tâm của stato theo quy tắc cộng véc tơ, ta sẽ được B = 1,5B0

Chọn C.

Bài 38: Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 6 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50 Hz vào động cơ. Từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ là

A. 3000 vòng/phút.

B. 1500 vòng/phút.

C. 1000 vòng/phút.

D. 500 vòng/phút.

Lời giải:

Trong stato của động cơ không đồng bộ ba pha mỗi cặp cực gồm ba cuộn dây. Trong stato có 6 cuộn dây tương ứng với p = 2 cặp cực, khi đó từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ n = 60f/p = 1500 vòng/phút

Chọn B.

Bài 39: Stato của một động cơ không đồng bộ ba pha gồm 9 cuộn dây, cho dòng điện xoay chiều ba pha tần số 50 Hz vào động cơ. Rôto lồng sóc của động cơ có thể quay với tốc độ là

A. 3000 vòng/phút.

B. 1500 vòng/phút.

C. 1000 vòng/phút.

D. 900 vòng/phút.

Lời giải:

Trong stato của động cơ không đồng bộ ba pha mỗi cặp cực gồm ba cuộn dây. Trong stato có 9 cuộn dây tương ứng với p = 3 cặp cực, khi đó từ trường tại tâm của stato quay với tốc độ n = 60f/p = 1000 vòng/phút. Động cơ không đồng bộ nên tốc độ của rôto bao giờ cũng nhỏ hơn tốc độ từ trường quay, suy ra rôto lồng sóc của động cơ có thể quay với tốc độ 900 vòng/phút.

Chọn D.

Bài 40: Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng

A. cảm ứng điện từ.

B. tự cảm.

C. cảm ứng điện từ và lực từ tác dụng lên dòng điện.

D. tự cảm và lực từ tác dụng lên dòng điện.

Lời giải:

Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực từ tác dụng lên dòng điện.

Chọn C.

Bài 41: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dòng điện xoay chiều một pha chỉ có thể do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra.

B. Suất điện động của máy phát điện xoay chiều tỉ lệ với số vòng quay trong một phút của rô to.

C. Dòng điện do máy phát điện xoay chiều tạo ra luôn có tần số bằng tần số quay của rô to.

D. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo ra từ trường quay.

Lời giải:

Suất điện động của máy phát điện xoay chiều được tính theo công thức Eo = N.B.S.ω suy ra E tỉ lệ với số vòng quay (ω) trong một phút của rôto.

Chọn B.

Bài 42: Thiết bị nào sau đây có tính thuận nghịch?

A. Máy phát điện một chiều.

B. Động cơ không đồng bộ một pha.

C. Máy phát điện xoay chiều một pha.

D. Động cơ không đồng bộ ba pha.

Lời giải:

Máy phát điện một chiều có tính thuận nghịch.

Chọn A.

Bài 43: Phát biểu nào dưới đây khi nói về máy biến áp là đúng?

A. Máy biến áp chỉ cho phép biến đổi điện áp xoay chiều.

B. Các cuộn dây máy biến áp đều được quấn trên lõi sắt.

C. Dòng điện chạy trên các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp khác nhau về cường độ và tần số.

D. Suất điện động trong các cuộn dây của máy biến áp đều là suất điện động cảm ứng.

Lời giải:

Đáp án: Các cuộn dây của máy biến áp đều được quấn trên các lõi sắt để tăng cường từ trường, giảm tổn hao từ thông.

Chọn B.

Bài 44: Một máy biến áp có cuộn thứ cấp mắc với điện trở thuần, cuộn sơ cấp nối với nguồn điện xoay chiều. Điện trở các cuộn dây và hao phí điện năng ở máy không đáng kể. Nếu tăng trị số điện trở mắc với cuộn thứ cấp lên hai lần thì

A. cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp giảm hai lần, trong cuộn sơ cấp không đổi.

B. điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp đều tăng lên hai lần.

C. suất điện động cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp tăng lên hai lần, trong cuộn sơ cấp không đổi.

D. công suất tiêu thụ ở mạch sơ cấp và thứ cấp đều giảm hai lần.

Lời giải:

Ta có Pthứ cấp = U(thứ cấp)2/(R. Uthứ cấp) không ảnh hưởng nên nếu tăng R hai lần thì Pthứ cấp giảm 2 lần.

Điện trở các cuộn dây và hao phí điện năng ở máy không đáng kể, nên Psơ cấp = Pthứ cấp.

Chọn D.

Bài 45: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

Trong quá trình tải điện năng đi xa, công suất hao phí

A. tỉ lệ với thời gian truyền tải.

B. tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát điện.

D. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.

Lời giải:

Ở chế độ ổn định, công suất hao phí không đổi, không phụ thuộc vào thời gian truyền tải điện.

Chọn A.

Bài 46: Biện pháp nào sau đây không góp phần tăng hiệu suất của máy biến thế?

A. Dùng dây dẫn có điện trở suất nhỏ làm dây quấn biến thế.

B. Dùng lõi sắt có điện trở suất nhỏ.

C. Dùng lõi sắt gồm nhiều lá mỏng ghép cách điện với nhau.

D. Đặt các lá thép song song với mặt phẳng chứa các đường sức từ.

Lời giải:

Nói chung R nhỏ song chỉ giảm đến mức nào đó.

Chọn A.

Bài 47: Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

A. Máy biến áp có thể tăng điện áp.

B. Máy biến áp có thể giảm điện áp.

C. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.

D. Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện.

Lời giải:

Máy biến áp có tác dụng biến đổi điện áp còn tần số dòng điện xoay chiều vẫn được giữa nguyên

Chọn C.

Bài 48: Hiện nay người ta thường dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải đi xa?

A. Tăng tiết diện dây dẫn dùng để truyền tải.

B. Xây dựng nhà máy điện gần nơi tiêu thụ.

C. Dùng dây dẫn bằng vật liệu siêu dẫn.

D. Tăng điện áp trước khi truyền tải điện năng đi xa.

Lời giải:

Hiện nay trong trong quá trình truyền tải đi xa, người ta thường tăng điện áp trước khi truyền tải điện năng đi xa

Chọn D.

Bài 49: Phương pháp làm giảm hao phí điện năng trong máy biến áp là

A. để máy biến áp ở nơi khô thoáng.

B. lõi của máy biến áp được cấu tạo bằng một khối thép đặc.

C. lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.

D. Tăng độ cách điện trong máy biến thế.

Lời giải:

Lõi của máy biến áp được cấu tạo bởi các lá thép mỏng ghép cách điện với nhau nhằm giảm bớt dòng điện Phucô, làm giảm hao phí điện năng trong máy biến thế.

Chọn C.

Bài 50: Biện pháp nào sau đây không làm tăng hiệu suất của máy biến thế?

A. Dùng lõi sắt có điện trở suất nhỏ.

B. Dùng dây có điện trở suất nhỏ làm dây quấn biến thế.

C. Dùng lõi sắt gồm nhiều lá thép mỏng ghép cách điện với nhau.

D. Đặt các lá sắt song song với mặt phẳng chứa các đường sức.

Lời giải:

Chọn A.

Bài 51: Một máy biến áp có số vòng cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt là 2200 vòng và 120 vòng. Mắc cuộn sơ cấp với mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz, khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

A. 24 V            B. 17 V            C. 12 V            D. 8,5 V.

Lời giải:

Áp dụng công thức máy biến thế: U1/U2 = N1/N2 = I2/I1

Chọn C.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:


dong-dien-xoay-chieu.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học