100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Với 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Điện tích, Điện trường (cơ bản - phần 2).

Bài 1: Hai của cầu kim loại mang các điện tích lần lượt là q1 và q2, cho tiếp xúc nhau. Sau đó tách chúng ra thì mỗi quả cầu mang điện tích q với

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Theo định luật bảo toàn điện tích q = (q1 + q2) /2

Bài 2: Có hai quả cầu giống nhau cùng mang điện tích có độ lớn như nhau ( |q1| = |q2| ), khi đưa chúng lại gần thì chúng đẩy nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau, sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

A. hút nhau

B. đẩy nhau

C. có thể hút hoặc đẩy nhau

D. không tương tác nhau.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Lúc đầu hai quả cầu cùng loại q1 = q2 do đẩy nhau, khi tiếp xúc và tách ra thì hai quả cầu vẫn cùng loại (theo định luật bảo toàn điện tích) q1 = q2 = (q1+q2)/2 q1 nên chúng đẩy nhau.

Bài 3: Có hai quả cầu giống nhau mang điện tích q1 và q2 có độ lớn như nhau (|q1| = |q2|), khi đưa chúng lại gần nhau thì chúng hút nhau. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi tách chúng ra một khoảng thì chúng

A. hút nhau

B. đẩy nhau

C. có thể hút hoặc đẩy nhau

D. không tương tác nhau.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Lúc đầu hai quả cầu cùng loại q1 = - q2 do hút nhau, khi tiếp xúc và tách ra thì hai quả cầu không mang điện (theo định luật bảo toàn điện tích) q1 = q2 = (q1+q2)/2 = 0 nên chúng không tương tác với nhau.

Bài 4: Một quả cầu mang điện tích – 2.10-6C. Khi chạm tay vào quả cầu thì điện tích của quả cầu sẽ

A. bằng 0

B. không thay đổi

C. giảm đi một nửa

D. đổi dấu

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Khi chạm tay vào quả cầu điện tích sẽ truyền qua tay nên quả cầu sẽ trung hoà về điện q = 0

Bài 5: Cho hai quả cầu mang điện tích lần lượt là 10-6 C và -2.10-6 C tiếp xúc nhau rồi tách xa nhau. Sau khi tách ra. Mỗi quả cầu sẽ có điện tích

A. 10-6 C

B. – 3.10-6 C

C. – 1,5.10-6 C

D. -0,5.10-6 C

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 6: Cho 3 quả cầu kim loại tích điện lần lượt tích điện là + 3 C, - 7 C và – 4 C. Khi cho chúng được tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là

A. – 8 C.

B. – 11 C.

C. + 14 C.

D. + 3 C.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: q = q1 + q2 + q3 = 3 – 7 - 4= - 8 C

Bài 7: Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo gần nhau bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quả cầu không chạm nhau. Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm dây hai treo lệch đi những góc so với phương thẳng đứng là

A. Bằng nhau

B. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn

C. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn

D. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Vì lực điện tác dụng giữa hai quả cầu có độ lơn bằng nhau

Bài 8: Điện trường là

A. môi trường không khí quanh điện tích.

B. môi trường chứa các điện tích.

C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

D. môi trường dẫn điện.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

Bài 9: Tại điểm nào dưới đây không có điện trường?

A. Bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện

B. Bên ngoài một quả cầu nhựa nhiễm điện

C. Bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện

D. Bên ngoài một quả cầu kim loại nhiễm điện

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Vì sau khi được tích điện, các electron trong quả cầu sẽ có xu hướng chuyển động phân bố ra bề mặt vật dẫn, sau khi đạt trạng thái cân bằng, bên trong vật dẫn sẽ không còn điện tích. Mặt khác, do sự phân bố của các điện tích trên bề mặt, điện trường tổng hợp trong lòng vật dẫn gây ra do các điện tích trên bề mặt bị triệt tiêu bên trong.

Bài 10: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho

A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.

B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.

C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

Bài 11: Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều

A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.

C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.

D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

Bài 12: Chọn hệ thức đúng.

A. E = qF

B. F = qE

C. q = E / F

D. q = E + F

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: F = qE

Bài 13: Chọn phát biểu đúng khi nói về quan hệ giữa hướng của véc tơ cường độ điện trường và hướng của lực điện.

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.

Bài 14: Đặt một một điện tích âm vào trong điện trường có vectơ cường độ điện trường E . Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích như thế nào?

A. Luôn cùng hướng với E

B. Vuông gốc với E

C. Luôn ngược hướng với E

D. Không có trường hợp nào E

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 15: Cho một điện tích điểm Q < 0. Véc tơ cường độ điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

A. hướng về phía nó.

B. hướng ra xa nó.

C. phụ thuộc độ lớn của nó.

D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Vì khi Q < 0, Véc tơ cường độ điện trường có chiều hướng về phía nó (hướng lại gần điện tích)

Bài 16: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

A. V/m2.

B. V.m.

C. V/m.

D. V.m2.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đơn vị của cường độ điện trường là V/m

Bài 17: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

A. độ lớn điện tích thử.

B. độ lớn điện tích đó.

C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.

D. hằng số điện môi của của môi trường.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2) không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử

Bài 18: Câu 18. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm 4 lần.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Độ lớn cường độ điện trường không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử

Bài 19: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường

A. giảm 2 lần.

B. tăng 2 lần.

C. giảm 4 lần.

D. tăng 4 lần.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: E tỉ lệ nghịch với r2, nên r tăng 2 thì E giảm 4 lần

Bài 20: Hai điện tích thử q1, q2 (q1 =4q2) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện trường. Lực tác dụng lên q1là F1, lực tác dụng lên q2 là F2(với F1 = 3F2). Cường độ điện trường tại A và B là E1 và E2 với

A. E2 = 0,75E1

B. E2 = 2E1

C. E2 = 0,5E1

D. E2 = 4/3E1

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 21: Các điện tích Q1 và Q2 gây ra tại M các điện trường tương ứng là E1 và E2 . Theo nguyên lí chồng chất điện trường thì cường độ điện trường tại M là:

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Theo nguyên lý chồng chất điện trường thì 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 22: Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này

A. cùng dương.

B. cùng âm.

C. cùng độ lớn và cùng dấu.

D. cùng độ lớn và trái dấu.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải:Để cường độ điện trường tại I bằng 0 thì 2 véc tơ CĐĐT do hai điện tích đặt tại A và B gây ra phải cùng độ lớn và ngược chiều. I là trung điểm AB (rA = rB) để EA = EB thì hai điện tích này cùng độ lớn, để 2 véc tơ ngược chiều thì 2 điện tích này phải cùng dấu.

Bài 23: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó

A. có hướng như nhau tại mọi điểm.

B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm

C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.

D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm

Bài 24: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích này sẽ chuyển động

A. dọc theo chiều của các đường sức điện trường

B. ngược chiều đường sức điện trường

C. vuông góc với đường sức điện trường

D. theo một quỹ đạo bất kì

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Điện tích âm chuyển động ngược chiều đường sức điện trường

Bài 25: Đường sức điện cho biết

A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.

B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.

C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.

D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Đường sức điện cho biết hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

Bài 26: Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là:

A. Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.

B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín.

C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.

D. Các đường sức là các đường có hướng.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Các đường sức của cùng một điện trường không thể cắt nhau.

Bài 27: Câu 27. Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm Q > 0?

A. là những tia thẳng.

B. có phương đi qua điện tích điểm.

C. có chiều hường về phía điện tích.

D. không cắt nhau.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đường sức điện có chiều đi ra từ điện tích dương

Bài 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường

B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm

C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng

D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải:Trong trường hợp có 1 điện tích các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc từ vô cực đến điện tích âm.

Bài 29: Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.

B. cường độ của điện trường.

C. hình dạng của đường đi.

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Bài 30: Hệ thức nào sau đây là công thức tính công A của lực điện trong điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường là E? (s là quãng đường dịch chuyển, d là hình chiếu của s trên một đường sức điện)

A. A = qE

B. A = qF

C. A = qEd

D. A = qEs

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: A = qEd

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

dien-tich-dien-truong.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học