Lý thuyết Quy tắc hợp lực song song cùng chiều (hay, chi tiết nhất)
Bài viết Lý thuyết Quy tắc hợp lực song song cùng chiều hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Quy tắc hợp lực song song cùng chiều.
Bài giảng: Bài 19 : Quy tắc hợp lực song song cùng chiều - Cô Nguyễn Quyên (Giáo viên VietJack)
1. Thí nghiệm
Treo hai chùm quả cân có trọng lượng P1 và P2 khác nhau vào hai phía của thước:
Dùng chùm quả cân đem treo chung vào trọng tâm O của thước thì thấy thước nằm ngang và lực kế chỉ giá trị F = P1 + P2. Vậy trọng lực P→ = P1→ + P2→ đặt tại điểm O của thước là hợp lực của hai lực P1→ và P2→ đặt tại hai điểm O1 và O2.
2. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều
a) Quy tắc
- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
F = F1 + F2
(chia trong)
Trong đó: d1 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực F1→
d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực tới giá của lực F2→
Quy tắc trên vẫn đúng cho cả trường hợp thanh AB không vuông góc với hai lực thành phần F1→ và F2→.
b) Chú ý
- Đối với những vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
- Có nhiều khi ta phải phân tích một lực F→ thành hai lực F1→ và F2→ song song và cùng chiều với lực F→. Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực
3. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song
Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực song song ở trạng thái cân bằng thì hợp lực của hai lực song song cùng chiều phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực thứ ba.
F1→ + F2→ + F3→ = 0→
4. Một số hình ảnh minh họa quy tắc hợp lực song song cùng chiều
Bài tập bổ sung
Bài 1: Hai lực song song cùng chiều, một lực có độ lớn 13 N cách lực kia 0,2m và cách giá của hợp lực 0,12m. Tính độ lớn của lực còn lại và hợp lực.
Bài 2: Thanh rắn mỏng, phẳng, đồng chất, trục quay đi qua trọng tâm của thanh. Tác dụng vào hai điểm A, B của thanh rắn cách nhau 4,5 cm, ngẫu lực có độ lớn 5 N. Tính momen ngẫu lực trong các trường hợp sau:
a) Thanh rắn đang ở vị trí thẳng đứng.
b) Thanh rắn đang ở vị trí hợp với phương thẳng đứng góc 30o.
Bài 3: Một vật chịu tác dụng của hai lực song song cùng chiều có độ lởn lần lượt là F1 = 20N; F2= 10N, giá của hai lực thành phần cách nhau 30 cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá của F2 là bao nhiêu?
Bài 4: Hai người A và B dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy có trọng lượng 1000 N. Điểm treo cỗ máy cách vai người A 60 cm, cách vai người B 40 cm. Lực mà người A và người B phải chịu là bao nhiêu?
Bài 5: Đòn gánh dài 1,5 m. Hỏi vai người gánh hàng phải đặt ở điểmnào để đòn gánh cân bằng và vai chịu tác dụng của một lực bằng bao nhiều? Biết hai dẫu đòn gánh là thùng gạo và thùng ngô có khối lượng lần lượt là 30 kg và 201 kg, bỏ qua khối lượng của đòn gánh, lấy g = 10m/s2.
Bài 6: Hai người khiếng vật nặng 100 kg bằng một đòn gánh dài 1 m, biết diểm treo vật cách vai người thứ nhất 60 cm. Tính lực tác dụng lên vai của mỗi người, lấy g = 10m/s2, bỏ qua khối lượng của đòn gánh.
Bài 7: Hai người khiêng vật nặng 100 kg bằng một đòn gánh dài 1 m, biết điểm treo vật cách vai người thứ nhất 6 cm. Tính lực tác dụng lên vai của mỗi người, lấy g = 10m/s2, bỏ qua khối lượng của đòn gánh.
Bài 8: Một tấm ván được bắc qua một con mương như hình vẽ. Trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng 2 m và cách điểm tượng B 1 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương A là 160 N. Trọng lượng của tấm ván là bao nhiêu?
Bài 9: Hai lực song song cùng chiều, một lực có độ lớn 13 N cách lực kia 0,2 m và cách giá của hợp lực 0,12 m. Tính độ lớn của hợp lực?
Bài 10: Một người gánh một thùng gạo nặng 300 N và một thùng ngô nặng 200 N. Đòn gánh dài 1 m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào ? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Cho biết: PG = 300N; PN = 200N, AB = 1m.
Các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:
- Lý thuyết Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- Lý thuyết Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
- Lý thuyết Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
- Lý thuyết Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Lý thuyết Ngẫu lực
- Lý thuyết tổng hợp chương Cân bằng và chuyển động của vật rắn
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều