75 câu trắc nghiệm Chất khí có lời giải (cơ bản - phần 1)
Với 75 câu trắc nghiệm Chất khí (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Chất khí (cơ bản - phần 1)
Bài 1: Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí
A. xích lại gần nhau hơn.
B. có tốc độ trung bình lớn hơn.
C. nở ra lớn hơn.
D. liên kết lại với nhau.
Lời giải:
Đáp án: B
Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.
Bài 2: Chất nào dễ nén?
A. Chất rắn, chất lỏng.
B. Chất khí, chất lỏng.
C. Chất khí.
D. Chỉ có chất rắn.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải:Chất khí có tính chất dễ nén, khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.
Bài 3: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của khí lí tưởng?
A. Thể tích.
B. Khối lượng.
C. Nhiệt độ.
D. Áp suất.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Ba thông số trạng thái của khí lí tưởng gồm: áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T
Bài 4: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng?
A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua.
B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua.
C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm.
D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình.
Lời giải:
Đáp án: B
Theo quan điểm của cấu trúc vi mô, khí lí tưởng là khí mà ở đó các phần tử khí có thể coi là chất điểm, chuyển động hổn loạn không ngừng, chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
Do vậy đối với khí lí tưởng, khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với thành bình, bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình, rất nhiều phân tử va chạm với thành bình tạo nên một lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của khí lên thành bình.
Bài 5: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình.
Lời giải:
Đáp án: A
Thuyết động học phân tử chất khí:
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
Bài 6: Trong hệ trục toạ độ OpT đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng nếu kéo dài đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẵng cắt trục áp suất tại điểm p = p0.
D. Đường thẵng nếu kéo dài không đi qua góc toạ độ.
Lời giải:
Đáp án: B
Quá trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ
+ Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.
+ Định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
→ Trong hệ trục tọa độ OpT đường đẳng tích là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ.
Bài 7: Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?
Lời giải:
Đáp án: A
Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
Bài 8: Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì
A. số lượng phân tử tăng.
B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn.
C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn.
D. khoảng cách giữa các phân tử tăng.
Lời giải:
Đáp án: B
Khi chuyển động, mỗi phân tử khí va chạm với thành bình, bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình, rất nhiều phân tử va chạm với thành bình tạo nên một lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của khí lên thành bình. Do vậy khi nhiệt độ trong một bình tăng cao → chuyển động này càng nhanh → động lượng tăng nhanh → áp lực lên thành bình tăng → áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên.
Bài 9: Trong quá trình đẳng tích thì:
A. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
B. thể tích của một lượng khí không thay đổi theo nhiệt độ.
C. thể tích tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. thể tích của một lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
Lời giải:
Đáp án: B
Trong quá trình đẳng tích là quá trình có thể tích không thay đổi theo nhiệt độ.
và áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối:
Bài 10: Khi ấn pittông từ từ xuống để nén khí trong xilanh, thì thông số nào của khí trong xi lanh thay đổi?
A. Nhiệt độ khí giảm.
B. Áp suất khí tăng.
C. Áp suất khí giảm.
D. Khối lượng khí tăng.
Lời giải:
Đáp án: B
Quá trình nén khí trong xilanh có thể coi gần đúng là quá trình đẳng nhiệt nếu ấn pittong từ từ → p.V = const.
Vì V giảm khi ấn pittong xuống nên p sẽ tăng.
Bài 11: Công thức nào sau đây không liên quan đến các đẳng quá trình?
Lời giải:
Đáp án: B
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Bài 12: Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo chất?
A. Các nguyên tử, phân tử luôn hút nhau.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
C. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại.
D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
Lời giải:
Đáp án: A
HD Giải: Phát biểu: “Các nguyên tử, phân tử luôn hút nhau.” là sai.
Bài 13: Nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí là:
A. chất khí thường được đựng trong bình kín.
B. chất khí thường có thể tích lớn.
C. các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình.
D. chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ.
Lời giải:
Đáp án: C
Khi chuyển động, mỗi phân tử va chạm với thành bình, bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình, rất nhiều phân tử va chạm với thành bình tạo nên một lực đẩy vào thành bình. Lực này tạo ra áp suất của khí lên thành bình.
Bài 14: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lượng chất và mol?
A. Lượng chất chứa trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
B. Lượng chất đó bằng mol
C. Mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon C12.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Đáp án: D
Các khái niệm về lượng chất và mol.
- Lượng chất chứa trong một vật được xác định theo số phân tử hay nguyên tử chứa trong vật ấy.
- Lượng chất đo bằng mol: 1 Mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g cacbon C12.
- Số phân tử hay nguyên tử chứa trong 1 mol của mọi chất đều có cùng một giá trị, gọi là số Avogadro, ký hiệu là: NA = 6,02.1023 mol-1.
Bài 15: Trong quá trình đẳng áp thì thể tích của một lượng khí xác định:
A. tỷ lệ với căn hai của nhiệt độ tuyệt đối.
B. tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.
D. tỷ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối.
Lời giải:
Đáp án: C
Phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
→ Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Bài 16: Nếu cả áp suất và thể tích của khối khí lí tưởng tăng 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối của khối khí
A. không đổi.
B. giảm 2 lần.
C. tăng 2 lần.
D. tăng 4 lần.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 17: Khi thể tích của một lượng khí không đổi thì:
A. Hệ số tăng áp suất mọi chất khí đều bằng nhau.
B.
, với p là áp suất, T là nhiệt độ tuyệt đối.
C.
, với p0 là áp suất ở oC, γ là hệ số tăng áp suất.
D. Cả A, B, C đều phù hợp.
Lời giải:
Đáp án: D
Định luật Sác – lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Áp suất p của một lượng khí có thể tích không đổi thì phụ thuộc vào nhiệt độ của khí như sau:
. Trong đó γ có giá trị như nhau đối với mọi chất khí, mọi nhiệt độ và bằng
. gọi là hệ số tăng áp đẳng tích.
Đối với khí thực thì định luật Sác-lơ chỉ là gần đúng
Bài 18: Sự biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng tuân theo:
A. Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt.
B. Định luật Sác-lơ.
C. Định luật Sác-lơ.
D. Cả ba định luật trên.
Lời giải:
Đáp án: D
Chất khí lí tưởng tuân theo đúng 2 định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt và Sác-lơ thì cũng tuân theo đúng phương trình trạng thái và định luật Gay Luy-xác
Bài 19: Biết áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T là các thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định. Phương trình trạng thái cho biết mối quan hệ nào sau đây?
A. p và V
B. p và T
C. V và T
D. p, V và T
Lời giải:
Đáp án: D
Phương trình xác định mối liên hệ giữa ba thông số trạng thái của chất khí (p, V, T) gọi là phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
Giả sử ở các thông số trạng thái của một lượng khí xác định ở trang thái 1 là (p1, V1, T1), ở trạng thái 2 là (p2, V2, T2). Giữa các thông số trạng thái có mối liên hệ sau:
Bài 20: Các định luật chất khí chỉ đúng khi chất khí khảo sát là:
A. Khí có khối lượng riêng nhỏ.
B. Khí đơn nguyên tử.
C. Khí lý tưởng.
D. Khí trơ.
Lời giải:
Đáp án: C
HD Giải: Các định luật chất khí chỉ đúng khi chất khí khảo sát được coi là gần với khí lí tưởng nhất.
Bài 21: Gọi p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí, µ là khối lượng mol của khí và R là hằng số của khí lí tưởng. Phương trình Cla-pê-rôn-Men-đê-lê-ép:
Lời giải:
Đáp án: B
Trong đó p, V, T là các thông số trạng thái, m là khối lượng khí,μ là khối lượng mol của khí, là số mol khí và R là hằng số của khí lí tưởng
Bài 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí?
A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu.
B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén.
C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Lời giải:
Đáp án: D
Ở thể khí, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau, khi đó lực tương tác giữa các phần tử rất yếu, phân tử chuyển động hỗn loạn về mọi phía, do đó chất khí chiếm hoàn toàn bộ thể tích bình chứa, không có hình dạng và thể tích xác định.
Bài 23: Thông tin nào sau đây là sai khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất khí?
A. Các chất khí đều có khối lượng mol giống nhau.
B. Thể tích mol đo bằng thể tích của 1 mol chất ấy.
C. Ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít.
D. Khối lượng mol đo bằng khối lượng của 1 mol chất ấy.
Lời giải:
Đáp án: A
Các chất khí khác nhau thì có khối lượng mol khác nhau.
Bài 24: Định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt trong mối quan hệ giữa các thông số trạng thái của một lượng khí xác định trong điều kiện:
A. thể tích không đổi.
B. nhiệt độ không đổi.
C. áp suất không đổi.
D. cả thể tích và nhiệt độ không đổi.
Lời giải:
Đáp án: B
HD Giải: Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt xác định trong quá trình đẳng nhiệt → nhiệt độ không đổi.
Bài 25: Điều nào sau đây là không đúng với định luật Gay luy-xác
A. Hệ số nở đẳng áp của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng
B. Nếu dùng nhiệt độ toC thì . Trong đó V là thể tích khí ở t,oC; V0 là thể tích khí ở 0oC.
C. Thể tích của một lượng khí tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối.
D. Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng áp là nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ.
Lời giải:
Đáp án: A
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều