70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (cơ bản - phần 3)
Với 70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn (cơ bản - phần 3)
Bài 51: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 30 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực là
A. 900 N.m B. 90 N.m C. 9 N.m D. 0,9 N.m
Lời giải:
Đáp án: C
Momen của ngẫu lực M = Fd = 30.0,3 = 9 N.m.
Bài 52: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 40 N. Biết momen của ngẫu lực bằng 12 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là
A. 30 cm B. 3 cm C. 3 m D. 0,3 mm
Lời giải:
Đáp án: A
Cánh tay đòn của ngẫu lực là d = M/F = 12/40 = 0,3 m = 30 cm.
Bài 53: Khi nói về mômen lực đối với một trục quay, điều nào dưới đây sai ?
A. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
B. Có đơn vị là N/m
C. Được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó
D. Có giá trị phụ thuộc vào vị trí trục quay
Lời giải:
Đáp án: B
Mômen lực có đơn vị là N.m.
Bài 54: Khi nói về mặt chân đế, phát biểu nào dưới đây sai ?
A. Mặt chân đế của một vật là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đỡ
B. Mặt chân đế chính là mặt đáy của vật nếu vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng cả mặt đáy
C. Mặt chân đế của vật càng lớn và trọng tâm càng cao thì mức vững vàng của vật càng lớn
D. Khi vật có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm của vật phải “rơi” trên mặt chân đế
Lời giải:
Đáp án: C
- Mặt chân đế: Nếu vật rắn tiếp xúc với giá đỡ ở nhiều diện tích tách rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các diện tích tiếp xúc.
- Điều kiện cân bằng của vật rắn có mặt chân đế là đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật gặp mặt chân đế.
Bài 55:Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng ?
A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần
B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần
C. Hợp lực có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy
D. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức .
Lời giải:
Đáp án: C
Hợp lực của hai lực song song và cùng chiề là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực. F = F1 + F2
- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực. . (chia trong)
Bài 56: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là
A. 100 N.m B. 2 N.m C. 0,5 N.m D. 1 N.m
Lời giải:
Đáp án: D
Momen của ngẫu lực là M = Fd = 5.0,2 = 1 N/m.
Bài 57: Ở trường hợp nào sau dây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
Lời giải:
Đáp án: C
Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay → cánh tay đòn khác không → momen của lực F đối với trục quay khác không sẽ làm cho vật quay quanh trục quay.
Bài 58: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực là:
A. M = 0,6(Nm). B. M = 600(Nm). C. M = 6(Nm). D. M = 60(Nm).
Lời giải:
Đáp án: C
M = F.d = 20.0,3 = 6 (Nm)
Bài 59: Khi một lực tác dụng vào vật rắn, yếu tố nào sau đây của lực có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến tác dụng của lực:
A. độ lớn B. chiều C. điểm đặt D. phương
Lời giải:
Đáp án: C
Bài 60: Chọn câu phát biểu đúng: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm
A. thấp nhất so với các vị trí lân cận.
B. cao bằng với các vị trí lân cận.
C. cao nhất so với các vị trí lân cận.
D. bất kì so với các vị trí lân cận.
Lời giải:
Đáp án: A
- Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền.→ trọng tâm của nó thấp nhất so với các vị trí lân cận.
Bài 61: Chọn câu đúng.
A. Khi vật rắn cân bằng thì trọng tâm là điểm đặt của tất cả các lực.
B. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng nằm trên trục đối xứng của vật.
C. Mỗi vật rắn chỉ có một trọng tâm và có thể là một điểm không thuộc vật đó.
D. Trọng tâm của bất kỳ vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật.
Lời giải:
Đáp án: C
- Trọng tâm của vật rắn trùng với điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật, nếu vật không đòng chất thì trọng tâm không nằm trên trục đối xứng, trọng tâm của bất kỳ vật rắn có thể không nằm trên vật (ví dụ như cái nhẫn)
Bài 62: Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?
A. Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp
B. Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bi ngã
C. Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
D. Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng
Lời giải:
Đáp án: C
Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây → người không bị ngã
Bài 63: Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì?
A. Tăng độ bền của đai ốc
B. Tăng mômen của ngẫu lực
C. Tăng mômen lực
D. Đảm bảo mỹ thuật
Lời giải:
Đáp án: B
Tác dụng của chai tai vặn là tạo ra hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.
Bài 64: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là không chính xác ?
A. Hợp lực của ngẫu lực tuân theo quy tắc tổng hợp hai lực song song, ngược chiều.
B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
C. Momen của ngầu lực tính theo công thức : M = F.d (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực)
D. Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Lời giải:
Đáp án: C
Momen ngẫu lực: M = F.d
Trong đó:
F: độ lớn của mỗi lực (N).
d: khoảng cách giữa hai giá của hai lực gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực (m)
Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
Bài 65: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc ω = π rad/s. Nếu bỗng nhiên mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật quay nhanh dần do quán tính.
C. Vật dừng lại ngay.
D. Vật quay đều với tốc độ góc ω = π rad/s.
Lời giải:
Đáp án: D
Khi bị mất momen lực thì không còn lực nào tác dụng vào vật nhưng vật vẫn còn momen quán tính nên vật sẽ quay đều với tốc độ góc ω = π rad/s.
Bài 66: Mức quán tính của một vật chuyển động quay quanh một trục cố định không phụ thuộc vào:
A. Tốc độ góc của vật .
B. Hình dạng của vật.
C. Kích thước của vật.
D. Khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng của vật đối với trục quay.
Lời giải:
Đáp án: A
Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào tốc độ góc của vật mà phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.
Bài 67: Biểu thức hợp lực của hai lực song song cùng chiều là:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: B
Hợp lực là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của 2 lực. F = F1 + F2
- Giá của hợp lực chia trong khoảng cách giữa 2 điểm thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn 2 lực. (chia trong)
Bài 68: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật .
Lời giải:
Đáp án: A
Momen lực đối với một trục quay là địa lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d
- Đơn vị là N.m
- Khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
Bài 69: Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì
A. chắc chắn, kiên cố.
B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.
C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.
D. để dừng chúng nhanh khi cần.
Lời giải:
Đáp án: B
Để hạn chế trục quay bị biến dạng do momen lực gây ra, khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô.... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm.
Bài 70: Xét một vật rắn đang ở trạng thái cân bằng. Đưa vật dời khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông ra, nếu
A. Vật cân bằng ở bất kì vị trí nào mà ta di chuyển vật đến, vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng không bền
B. Vật lập tức trở về vị trí cân bằng cũ thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng phiếm định
C. Vật càng dời xa hơn vị trí cân bằng cũ thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng không bền
D. Vật thiết lập một vị trí cân bằng mới, thì vị trí cân bằng đó gọi là cân bằng bền
Lời giải:
Đáp án: C
Khi vật rắn cân bằng, nó có thể ở một trong ba trạng thái cân bằng sau:
- Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật không thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng không bền.
- Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền.
- Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng, sau đó nó thiết lập ngay một vị trí cân bằng mới thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng phiếm định.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều