70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (cơ bản - phần 2)



Với 70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn (cơ bản - phần 2)

Bài 26: Khi vật rắn được treo bằng dây ở trạng thái cân bằng thì

A. lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật

B. không có lực nào tác dụng lên vật

C. các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều

D. dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.

Lời giải:

Đáp án: D

Khi vật rắn được treo bằng dây ở trạng thái cân bằng thì dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.

Bài 27: Hình vẽ sau mô tả ba ô tô chở hàng leo dốc. Hình nào cho biết ô tô dễ gây tai nạn nhất ?

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (cơ bản - phần 2) | Bài tập Vật Lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết

A. Hình c    B. Hình b    C. Hình a    D. Như nhau

Lời giải:

Đáp án: A

Hình C có trọng tâm gần đuôi xe nhất, dễ bị chệch ra khỏi mặt chân đế nhất → dễ gây tai nạn nhất.

Bài 28: Ba vật dưới đây (Hình a, b, c) vật nào ở trạng thái cân bằng bền ?

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (cơ bản - phần 2) | Bài tập Vật Lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết

A. Hình b    B. Hình c    C. Hình a    D. Không có hình nào

Lời giải:

Đáp án: C

Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng mà vật có thể tự trở về vị trí cân bằng ban đầu được thì cân bằng như vậy gọi là cân bằng bền →Vật ở hình a cân bằng bền.

Bài 29: Một thước dẹt quay quanh một trục đi qua nó, ở ba vị trí khác nhau như hình vẽ. Trong ba trường hợp, trường hợp nào là cân bằng phiếm định ?

70 câu trắc nghiệm Tĩnh học vật rắn có lời giải (cơ bản - phần 2) | Bài tập Vật Lí 10 có đáp án và lời giải chi tiết

A. Hình c    B. Hình a    C. Không có trường hợp nào    D. Hình b

Lời giải:

Đáp án: A

Trong hình C, vật cân bằng phiếm định do có trục quay đi qua trọng tâm của vật.

Bài 30: Chọn câu sai

Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng

A. kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền

B. kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền

C. giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định

D. giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng bền

Lời giải:

Đáp án: D

Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định.

Bài 31: Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng

A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó

B. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).

C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực

D. luôn có giá trị âm

Lời giải:

Đáp án: A

Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó M = Fd.

Bài 32: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng ?

A. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật

B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên

C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó

D. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại

Lời giải:

Đáp án: A

Momen lực là nguyên nhân làm cho tốc độ góc của vật thay đổi.

Bài 33: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. tốc độ góc của vật

B. khối lượng của vật

C. hình dạng và kích thước của vật

D. vị trí của trục quay

Lời giải:

Đáp án: A

Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào tốc độ góc của vật mà phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay. Khối lượng càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.

Bài 34: Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s (bỏ qua ma sát). Nếu momen lực tác dụng lên nó mất đi thì

A. vật đổi chiều quay

B. vật quay chậm dần rồi dừng lại

C. vật quay đều với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s

D. vật dừng lại ngay

Lời giải:

Đáp án: C

Khi bị mất momen lực thì không còn lực nào tác dụng vào vật nhưng vật vẫn còn momen quán tính nên vật sẽ quay đều với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s.

Bài 35:Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay)

A. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian

B. ở cùng một thời điểm, có cùng gia tốc dài

C. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc dài

D. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc

Lời giải:

Đáp án: D

Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay) ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc.

Bài 36: Một vật rắn chịu tác dụng của một lực F. Chuyển động của vật là chuyển động

A. quay

B. tịnh tiến

C. vừa quay vừa tịnh tiến

D. không xác định

Lời giải:

Đáp án: D

Nếu chỉ có dữ kiện là vật rắn chịu tác dụng của một lực F thì chưa đủ để kết luận về chuyển động của vật.

Bài 37: Tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ

A. chuyển động quay

B. chuyển động tịnh tiến

C. vừa quay vừa tịnh tiến

D. chuyển động tròn đều

Lời giải:

Đáp án: B

Tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ chuyển động tịnh tiến.

Bài 38: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi

A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm

B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối

C. các lực tác dụng phải đồng quy

D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0

Lời giải:

Đáp án: D

Muốn vật rắn không chuyển động tịnh tiến thì hợp lực phải bằng 0.

Bài 39: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi

A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm

B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối

C. các lực tác dụng phải đồng quy

D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0

Lời giải:

Đáp án: D

Muốn vật rắn không chuyển động quay thì tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0.

Bài 40: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?

A. Lực có giá qua khối tâm làm vật chuyển động tịnh tiến

B. Lực có giá không qua khối tâm làm vật vừa quay vừa tịnh tiến

C. Khối tâm vật là điểm đặt của trọng lực lên vật

D. Khối tâm vật luôn nằm trong vật

Lời giải:

Đáp án: D

Khối tâm của vật có thể không nằm trong vật, ví dụ khối tâm của vòng nhẫn.

Bài 41: Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi

A. hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm

B. hợp lực các lực tác dụng lên vật là một lực không đổi

C. các lực tác dụng phải đồng phẳng

D. các lực tác dụng phải đồng qui

Lời giải:

Đáp án: A

Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm.

Bài 42:Đơn vị của momen ngẫu lực là gì ?

A. N    B. N.m    C. J    D. W

Lời giải:

Đáp án: B

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d

- Đơn vị là N.m

Bài 43: Ngẫu lực có tác dụng làm vật rắn

A. chuyển động quay

B. chuyển động tịnh tiến

C. vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay

D. quay quanh trục bất kì đi qua trọng tâm

Lời giải:

Đáp án: A

Ngẫu lực có tác dụng làm vật rắn chuyển động quay.

Bài 44: Momen lực được xác định bằng công thức

A. M = F/d    B. M = Fd    C. P = mg    D. F = ma

Lời giải:

Đáp án: B

Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. M = F.d

- Đơn vị là N.m

- Khoảng cách d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực

Bài 45: Ngẫu lực là hệ hai lực

A. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một lực

B. song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật

C. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật

D. song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật

Lời giải:

Đáp án: A

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một lực.

Bài 46: Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực sẽ

A. cân bằng

B. vừa quay, vừa tịnh tiến

C. chuyển động quay

D. chuyển động tịnh tiến

Lời giải:

Đáp án: C

Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực sẽ chuyển động quay.

Bài 47: Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì trọng tâm của vật

A. đứng yên

B. chuyển động dọc trục

C. chuyển động quay

D. chuyển động lắc

Lời giải:

Đáp án: A

Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì trọng tâm của vật đứng yên.

Bài 48: Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

A. trục đi qua trọng tâm

B. trục nằm ngang qua một điểm

C. trục thẳng đứng đi qua một điểm

D. trục bất kì

Lời giải:

Đáp án: A

Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm

Bài 49: Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

A. trục đi qua trọng tâm

B. trục cố định đó

C. trục xiên đi qua một điểm bất kì

D. trục bất kì

Lời giải:

Đáp án: B

Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của momen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh trục cố định đó.

Bài 50: Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là

A. chuyển động thẳng và chuyển động xiên

B. chuyển động tịnh tiến

C. chuyển động quay

D. chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay

Lời giải:

Đáp án: D

Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


can-bang-va-chuyen-dong-cua-vat-ran.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học