100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn có lời giải (nâng cao - phần 1)
Với 100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (nâng cao - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (nâng cao - phần 1)
Bài 1: Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg có vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg có vận tốc độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v2→ cùng hướng với v1→
A. 14 (kg. m/s) B. 8 (kg. m/s) C. 10 (kg. m/s) D. 2 (kg. m/s)
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: p→ = p1→ + p2→ và p1 = m1v1 = 2. 4 = 8 (kg. m/s), p2 = 3.2 = 6 (kg. m/s)
Vì v2→ cùng hướng với v1→ → p1→ , p2→ cùng phương, cùng chiều
→ p = p1 + p2 = 8 + 6 = 14 (kg. m/s).
Bài 2: Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg có vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg có vận tốc độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v2→ ngược hướng với v1→
A. 14 (kg. m/s) B. 8 (kg. m/s) C. 10 (kg. m/s) D. 2 (kg. m/s)
Lời giải:
Đáp án: D
Vì v2→ ngược hướng với v1→ ⇒ p1→, p2→ cùng phương, ngược chiều
→ p = p1 - p2 = 8 - 6 = 2 (kg. m/s).
Bài 3: Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg có vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg có vận tốc độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v2→ hướng chếch lên trên, hợp với v1→ góc 90o
A. 14 (kg. m/s) B. 8 (kg. m/s) C. 10 (kg. m/s) D. 2 (kg. m/s)
Lời giải:
Đáp án: C
Vì v2→ hướng chếch lên trên, hợp với v1→ góc 90o ⇒ p1→, p2→ vuông góc
p= = 10 (kg. m/s)
Bài 4: Cho một hệ gồm 2 vật chuyển động. Vật 1 có khối lượng 2 kg có vận tốc có độ lớn 4 m/s. Vật 2 có khối lượng 3 kg có vận tốc độ lớn là 2 m/s. Tính tổng động lượng của hệ khi v2→ hướng chếch lên trên, hợp với v1→ góc 60o
A. 14 (kg. m/s) B. 2 (kg. m/s) C. 10 (kg. m/s) D. 2 (kg. m/s)
Lời giải:
Đáp án: B
Vì v2→ hướng chếch lên trên, hợp với v1→ góc 60o ⇒ p1→, p2→ tạo với nhau một góc 60o
⇒ p2 = p12 + p22 + 2p1p2cosα
Bài 5: Một vật nhỏ khối lượng m = 2 kg trượt xuống 1 đường dốc thẳng nhẵn tại 1 thời điểm xác định có vận tốc 3 m/s, sau đó 4s vật có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3s vật có động lượng (kg.m/s) là:
A. 28kg.m/s B. 20kg.m/s C. 10kg.m/s D. 6kg.m/s
Lời giải:
Đáp án: C
→ v3 = 10 m/s
Động lượng P = m. v = 2. 10 = 20 kgm/s.
Bài 6: Vật m1 = 1 kg chuyển động với vận tốc v1 = 6 m/s đến va chạm hoàn toàn mềm vào vật m2 = 3 kg đang nằm yên. Ngay sau va chạm vận tốc vật m2 là:
A. 2/3 m/s B. 3/2 m/s C. 4 m/s D. 6 m/s
Lời giải:
Đáp án: B
Định luật bảo toàn động lượng:
m1.v1→ = (m1+m2)v→ → 1. 6 = (1 + 3)v → v = 1,5 m/s.
Bài 7: Vật m1 = 1kg chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm mềm vào vật m2 = 2 kg đang nằm yên. Ngay sau va chạm vận tốc vật m¬2 là v2 = 2 m/s. Tính vận tốc vật m1 ?
A. v1 = 6 m/s B. v1 = 1,2 m/s C. v1 = 5 m/s D. v1 = 4 m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Định luật bảo toàn động lượng:
m1.v1→ = (m1+m2)v→ → 1. v1 = (1 + 2). 2 → v1 = 6 m/s.
Bài 8: Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó. Cho g = 9,8 m/s2
A. 10 kg. ms-1 B. 5,12 kg. m/s C. 4,9kgm/s D. 0,5 kg. m. s-1
Lời giải:
Đáp án: C
Độ biến thiên động lượng: ∆P = P – 0 = mv = mgt = 1. 9,8. 0,5 = 4,9 kg. m/s.
Bài 9: Hòn bi thép có khối lượng 200g rơi tự do từ độ cao h = 20 cm xuống mặt phẳng nằm ngang. Sau va chạm hòn bi bật ngược trở lại với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính độ biến thiên động lượng của hòn bi. Lấy g = 10 m/s2, chọn chiều dương hướng lên.
A. 0 kg. m/s B. 0,4kg. m/s C. 0,8kg. m/s D. 1,6kg. m/s
Lời giải:
Đáp án: C
Chiều dương Ox hướng lên : ∆P = mv2x – mv1x = mv – (-mv) = 2mv
Mà = 2 m/s → ∆P = 2. 0,2. 2 = 0,8 kg. m/s.
Bài 10: Hòn bi thép có khối lượng 200g rơi tự do từ độ cao h = 80cm xuống mặt phẳng nằm ngang. Sau va chạm giữa hòn bi và mặt phẳng, hòn bi nằm yên trên mặt phẳng. Tính độ biến thiên động lượng của hòn bi. Lấy g = 10 m/s2, chọn chiều dương hướng lên.
A. 0 kg. m/s B. 3,2kg. m/s C. 0,8kg. m/s D. 8kg. m/s
Lời giải:
Đáp án: C
Chiều dương hướng lên: ∆P = mv2x – mv1x = 0 – (-mv) = mv
Mà = 4 m/s → ∆P = 0,2. 4 = 0,8 kg. m/s.
Bài 11: Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào 1 bức tường và bật trở lại cùng với vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là?. Biết chiều dương từ tường hướng ra
A. -mv B. - 2mv C. mv D. 2mv
Lời giải:
Đáp án: D
→ ∆P→ = m v2→ -m v1→ ⇒ ∆P = mv – (-mv) = 2mv.
Bài 12: Một khẩu súng có khối lượng 4 kg bắn ra viên đạn khối lượng 20 g. Vận tốc đạn ra khỏi nòng súng là 600 m/s. Súng giật lùi với vận tốc có độ lớn là?
A. -3m/s B. 3m/s C. 1,2m/s D. -1,2m/s
Lời giải:
Đáp án: B
Động lượng của hệ súng + đạn được bảo toàn: ms vs→ + md vd→ = 0
→ → |V| = 3 m/s.
Bài 13: Hai xe có khối lượng m1 và m2 chuyển động ngược chiều nhau với vận tốc v1 = 10 m/s, v2 = 4 m/s. Sau va chạm 2 xe bị bật trở lại với cùng vận tốc |v1’| = |v2’| = 5 m/s. Tỉ số khối lượng của 2 xe m1/m2 là?
A. 0,6 B. 0,2 C. 5/3 D. 5
Lời giải:
Đáp án: A
Chọn chiều v1 > 0 ta có :
m1v1 – m2v2 = -m1v1’ + m2v2’ →
Bài 14: Một người nặng 60 kg leo lên 1 cầu thang. Trong 10s người đó leo được 8m tính theo phương thẳng đứng. Cho g = 10m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp ( mã lực 1Hp = 746W ) là:
A. 480Hp B. 2,10Hp C. 1,56Hp D. 0,643Hp
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 15: Một vật khối lượng 8kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20N hợp với phương ngang 1 góc α = 30o. Sau khi vật đi được 10m theo phương mặt sàn thì lực ma sát đã thực hiện công là bao nhiêu?
A. -100√3 J B. -200√3 J C. 100√3 J D. 200√3 J
Lời giải:
Đáp án: A
Áp dụng định lý biến thiên động năng ta có: Wđ2 – Wđ1 = Angoại lực = AF + AFms
Vì vật được kéo đều trên sàn nên Wđ2 = Wđ1
→ Ams = - A = -F.s.cosα = - 20.10.cos30o = -100√3 J.
Bài 16: Một ô tô có công suất của động cơ 100kW đang chạy trên đường với vận tốc 72 km/h. Lực kéo của động cơ lúc đó là:
A. 1000 N B. 5000 N C. 1479 N D. 500 N
Lời giải:
Đáp án: B
v = 72 km/h = 20m/s; P = F.v → F = P/v = 105/20 = 5000 N.
Bài 17: Cho một vật có khối lượng 2kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ năm. Lấy g = 10m/s2.
A. 450 J B. 600 J C. 1800 J D. 900 J
Lời giải:
Đáp án: D
Vật rơi tự do trong 4s đã đi được: h4 = 0,5. gt42 = 0,5. 10. 42 = 80 m
Trong 5s đã đi được: h5 = 0,5. gt42 = 0,5. 10. 52 = 125 m
Vậy trong giây thứ năm đã đi được: s = h4 – h3 = 125 – 80 = 45 m
Công của trọng lực trong giây thứ tư là: A = Ps = mgs = 2. 10. 45 = 900 J.
Bài 18: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 8.103 kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 2000 m. Tính công của động cơ trong hai trường hợp máy bay lên thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.
A. 108 J B. 2. 108 J C. 3. 108 J D. 4. 108 J
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có công của động cơ là A = Fh
Vì máy bay chuyển động đi lên thẳng đều nên F = P = mg = 8. 103. 10 = 8. 104
→ A = Fh = 5. 104. 2000 = 108 J
Bài 19: Câu 19. Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 8.103 kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 2000 m. Tính công của động cơ trong trường hợp máy bay lên thẳng nhanh dần đều. Lấy g = 10 m/s2.
A. 2,486. 108 J B. 1,644. 108 J C. 3,234. 108 J D. 4. 108 J.
Lời giải:
Đáp án: B
Máy bay chuyển động đi lên nhanh dần đều → Fk = ma + mg = m.(a + g)
Mà s = 0,5.a.t2 → a = 2.s/t2 → a = = 0,278 m/s2
→ Fk = 8.103. (0,278 + 10) = 82222,2 N
→ A = Fk. s = 82222,2. 2000 = 1,644. 108 J.
Bài 20: Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và đạt được vận tốc v sau khi đi dược quãng đường là s. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường s.
A. √3v B. 3v C. 6v D. 9v
Lời giải:
Đáp án: B
Theo định lí động năng: 0,5.m.v2 = F. s → v2 =
Khi F tăng lên 9 lần thì v tăng lên 3 lần.
Bài 21: Một viên đạn có khối lượng 10g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1 = 600 m/s và xuyên qua tấm gỗ dầy 10cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2 = 400 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ là:
A. 10000N B. 6000N C. 1000N D. 2952N
Lời giải:
Đáp án: A
Theo định lí động năng:
Bài 22: Một ô tô có khối lượng 1500kg đang chuyển động với vận tóc 54km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ô tô đi thêm 50m thì dừng lại. Lực ma sát có độ lớn?
A. 1500N B. 3375N C. 4326N D. 2497N
Lời giải:
Đáp án: B
Theo định lí động năng:
0 - 0,5mv2 = - Fms. s → Fms = = 3375 N.
Bài 23: Câu 23. Một ô tô khối lượng 1200kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:
A. 1,2.105 J B. 2,4.105 J C. 3,6.105 J D. 2,4.104 J
Lời giải:
Đáp án: B
E= = 240000 J = 2,4.105 J.
Bài 24: Một vật khối lương 200g có động năng là 10 J. Lấy g = 10m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:
A. 10 m/s B. 100 m/s C. 15 m/s D. 20 m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có Wđ = 0,5mv2 → v = = 10 m/s.
Bài 25: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa:
A. Không đổi
B. Tăng gấp đôi
C. Tăng bốn lần
D. Tăng tám lần
Lời giải:
Đáp án: B
= 0,5. 22 = 2
Bài 26: Một vật có khối lượng không đổi động năng của nó tăng lên bằng 16 lần giá trị ban đầu của nó. Khi đó động lượng của vật sẽ:
A. Bằng 8 lần giá trị ban đầu
B. Bằng 4 lần giá trị ban đầu
C. Bằng 256 lần giá trị ban đầu
D. Bằng 16 lần giá trị ban đầu
Lời giải:
Đáp án: B
= 16→ v2 = 4v1 → = 4
Bài 27: Một đầu đạn nằm yên sau đó nổ thành 2 mảnh có khối lượng mảnh này gấp 2 mảnh kia. Cho động năng tổng cộng là Wđ. Động năng của mảnh bé là?
A. Wđ B. Wđ C. Wđ D. Wđ
Lời giải:
Đáp án: B
Do pban đầu = 0 nên p1 = p2.
Từ trên ta có: 2m1Wđ1 = p12; 2m2Wđ2 = p22 → (giả sử m2 = 2m1)
Mà Wđ1 + Wđ2 = Wđ → Wđ1 = 2/3.Wđ; Wđ2 = 1/3.Wđ
Bài 28: Cho một vật chuyển động có động năng 4 J. Khối lượng của vật là 2 kg. Xác định động lượng.
A. 2 (kg.m/s) B. 8 (kg.m/s) C. 4 (kg.m/s) D. 16 (kg.m/s)
Lời giải:
Đáp án: C
Áp dụng công thức
Bài 29: Cho rằng bạn muốn đi lên đồi dốc đứng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường, đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần “chống lại lực hấp dẫn”. So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường ngắn và lực trung bình khi đi theo đường dài là:
A. Nhỏ hơn 4 lần
B. Nhỏ hơn nửa phân
C. Lớn gấp đôi
D. Như nhau
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: F. s = mgh → F = mgh/s
Khi s2 = 2.s1 → F1 = 2.F2
Bài 30: Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m khi tác dụng một lực 4 N thì lò xo dãn một đoạn là 4 cm. Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo bị kéo dãn từ 2cm đến 3cm là?
A. 0,025J B. -0,025J C. 0,015J D. -0,015J
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có: Fđh = k.∆l → k = 4/0,04 = 100N/m
→ A = k(x12 - x22) = -0,025 J
Bài 31: Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 2m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 6m với gốc thế năng tại mặt đất.
A. 200 J, -600 J B. -200 J, -600 J C. 600 J, 200 J D. 600 J, -200 J
Lời giải:
Đáp án: A
Mốc thế năng tại mặt đất
Thế năng tại A cách mặt đất 2m: WtA = mgzA = 10. 10. 2 = 200 J
Gọi B là đáy giếng, WtB = mgzB = 10.10.(-6) = -600 J.
Bài 32: Câu 32. Một vật có khối lượng 10 kg được đặt trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s2. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 2m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 6m.
A. 100 J, 800 J B. 100 J, 0 J C. -800 J, 0 J D. 100 J, -800 J
Lời giải:
Đáp án: B
Mốc thế năng tại đáy giếng WtA = mgZA = 10. 10. (2 + 6) = 800 J
WtB = mgzB = 10. 10. 0 = 0 J
Bài 33: Một chuyên viên của VietJack thả một vật rơi tự do có khối lượng 100g từ tầng năm của công ty có độ cao 40m so với mặt đất, bỏ qua ma sát với không khí. Tính thế năng của vật sau 2 giây kể từ lúc thả so với mặt đất. Cho g = 10 m/s2
A. 10 J B. 50 J C. 20 J D. 40 J
Lời giải:
Đáp án: C
Quãng đường chuyển động của vật sau hai giây: s = 0,5.gt2 = 0,5.10. 22 = 20 m
Vậy vật cách mặt đất z = 40 – 20 = 20 (m)
Thế năng của vật: W = mgz = 0,1.10.20 = 20 J.
Bài 34: Cho một vật có khối lượng 200g đang ở độ cao 10m so với mặt đất sau đó thả vật cho rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6m.
A. 4 J, 2√10 m/s B. 6 J, 2√15 m/s C. 10 J, 10 m/s D. 4 J, 2√5 m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Theo độ thay đổi thế năng: A = mgz1 – mgz2 = 0,1.10(10 – 6) = 4 J
Theo định lý động năng
Bài 35: Cho một vật nhỏ khối lượng 500g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20cm. Ma sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là. Lấy g = 10m/s2.
A. 2m/s B. 2,5m/s C. 4 m/s D. 6m/s
Lời giải:
Đáp án: A
Cơ năng của hệ bảo toàn. Chọn mốc thế năng tại vị trí thấp nhất (đáy rãnh).
Ta có: mgR = 0,5.mv2 → v = = 2m/s.
Bài 36: Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4 m ném lên một vật với vận tốc đầu 4m/s. Biết khối lượng của vật bằng 200g, lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, khi đó cơ năng của vật bằng:
A. 6J B. 9,6 J C. 10,4J D. 11J
Lời giải:
Đáp án: B
Ta có W = 0,5.mv2 + mgz = 0,5. 0,2. 42 + 0,2. 10. 4 = 9,6 J.
Bài 37: Một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 10m/s từ mặt đất. Bỏ qua ma sát. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng.
A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m
Lời giải:
Đáp án: A
Định luật bảo toàn cơ năng
W = Wt + Wđ = 2Wt → 0,5.m.v2 = 2mgh → h = = 2,5 m.
Bài 38: Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi, trượt trên 1 mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo có độ cứng 50N/m và đầu kia được giữ cố định, khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo không biến dạng thì có động năng 5J. Xác định công suất tức thời của lực đàn hồi tại vị trí đó
A. 0 J B. 6 J C. 10 J D. 4 J
Lời giải:
Đáp án: A
Tại vị trí cân bằng: Fđh→ = 0→ , công suất tức thời của Fđh→ tại đó bằng 0.
Bài 39: Một vật có khối lượng 200g gắn vào đầu 1 lò xo đàn hồi, trượt trên 1 mặt phẳng ngang không ma sát, lò xo có độ cứng 50N/m và đầu kia được giữ cố định, khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo không biến dạng thì có động năng 5J. Xác định công suất của lực đàn hồi tại vị trí lò xo bị nén 10cm và vật đang chuyển động lại gần vị trí cân bằng
A. 200 W B. 250 W C. 150 W D. 300 W
Lời giải:
Đáp án: B
Mốc thế năng bằng 0 ở vị trí cân bằng.
Tại vị trí lò xo nén 10cm, thế năng đàn hồi của vật bằng:
Wtđh = 0,5. k. ∆ℓ2 = 0,5. 500. (0,1)2 = 2,5 J
Cơ năng đó có giá trị bằng động năng tại vị trí cân bằng:
0,5.mv2 + 2,5 = 5 → 0,5. mv2 = 2,5 → |v| = 5 m/s.
Lực đàn hồi tại vị trí đó Fdh = k|∆ℓ| = 500. 0,1 = 50 N
Và vận tốc cùng hướng với lực đàn hồi (nén lò xo).
Vậy Pđh = Fdh. v = 50. 5 = 250 W.
Bài 40: Trên hình vẽ, hai vật lần lượt có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 2kg, ban đầu được thả nhẹ nhàng. Động năng của hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50cm? bỏ qua mọi ma sát ròng dọc có khối lượng không đáng kể, lấy g = 10m/s2
A. 2,6 J B. 7,5 J C. 15 J D. 30 J
Lời giải:
Đáp án: B
Trong bài này m1sinα < m1 nếu được thả nhẹ nhàng thì m2 đi xuống và m1 đi lên. Khi vật m2 đi xuống 1 đoạn bằng h thì m2 lên dốc bằng 1 đoạn h và có độ cao tăng thêm h.sinα.
Áp dụng định lý động năng, ta có:
Wđsau – 0 = 0,5(m1 + m2)v2 = Angoại lực = m2gh – gh.sinα = (m2 – m1)gh = 7,5 J.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều