100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn có lời giải (cơ bản - phần 3)
Với 100 câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Các định luật bảo toàn (cơ bản - phần 3)
Bài 71: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng
A. 9 kg.m/s B. 2,5 kg.m/s C. 6 kg.m/s D. 4,5 kg.m/s
Lời giải:
Đáp án: B
v = 5 m/s → p = mv = 0,5.5 = 2,5 kg.m/s.
Bài 72: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng chất điểm ở thời điểm t = 3 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 30 kg.m/s B. 3 kg.m/s C. 0,3 kg.m/s D. 0,03 kg.m/s
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: ∆p = F.∆t
→p = Ft = 0,1.3 = 0,3 kg.m/s.
Bài 73: Phát biểu nào dưới đây là sai ?
Trong một hệ kín
A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau
B. các nội lực từng đôi một trực đối
C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ
D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau
Lời giải:
Đáp án: D
Trong một hệ kín thì không có ngoại lực tác dụng lên vật trong hệ, nội lực từng môi một trực đối.
Bài 74: Công có thể biểu thị bằng tích của
A. năng lượng và khoảng thời gian
B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
C. lực và quãng đường đi được
D. lực và vận tốc
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: A = Fscosα.
Bài 75: Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm
A. có sinh công
B. sinh công âm
C. sinh công dương
D. không sinh công
Lời giải:
Đáp án: D
Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm vuông góc quỹ đạo chuyển động → không sinh công.
Bài 76: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α = 30o, kéo một vật và làm vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là
A. 260 J B. 150 J C. 0 J D. 300 J
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: AFk = Fscosα = 50.6.cos30o = 260 J.
Bài 77: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng vật 1000 kg chuyển động đều lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian để thực hiện công việc đó là
A. 20 s B. 5 s C. 15 s D. 10 s
Lời giải:
Đáp án: A
Thời gian thực hiện công việc là t = = 20s.
Bài 78: Động năng của vật tăng gấp đôi khi
A. m giảm một nửa, v tăng gấp đôi
B. m không đổi, v tăng gấp đôi
C. m tăng gấp đôi, v giảm còn một nửa
D. m không đổi, v giảm còn một nửa
Lời giải:
Đáp án: A
Ta có: Wđ = mv2 → động năng tăng gấp đôi khi m giảm một nửa, v tăng gấp đôi.
Bài 79: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
A. động năng tăng, thế năng giảm
B. động năng tăng, thế năng tăng
C. động năng giảm, thế năng giảm
D. động năng giảm, thế năng tăng
Lời giải:
Đáp án: A
Trong quá trình rơi tự do của một vật thì động năng tăng, thế năng giảm.
Bài 80: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy của một giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2 là
A. -100 J B. 100 J C. 200 J D. -200 J
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có: Wt = mgh = 2.10.(-10) = -200 J.
Bài 81: Từ một điểm M có độ cao 0,8 m so với mặt đất, ném một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật m = 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở mặt đất, cơ năng của vật bằng bao nhiêu ?
A. 4 J B. 1 J C. 5 J D. 8 J
Lời giải:
Đáp án: C
Ta có: Cơ năng của vật là W = mv2 + mgh = .0,5.22 + 0,5.10.0,8 = 5 J.
Bài 82: Một chất điểm khởi hành không vận tốc ban đầu và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Động năng của chất điểm có trị số
A. tỷ lệ thuận với quãng đường đi
B. tỷ lệ thuận với bình phương quãng đường đi
C. tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động
D. không đổi
Lời giải:
Đáp án: A
vo = 0, cđ nhanh dần đều → v = at và v2 = 2as
Động năng Wđ = mv2 = m(at)2 = m.2.a.s: động năng tỷ lệ thuận với bình phương thời gian; tỷ lệ thuận với quãng đường s.
Bài 83: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Tại thời điểm t, vật rơi được một đoạn đường s và có vận tốc v, do đó nó có động năng Wđ. Động năng của vật tăng gấp đôi khi
A. vật rơi thêm một đoạn s/2
B. vận tốc tăng gấp đôi
C. vật rơi thêm một đoạn đường s
D. vật ở tại thời điểm 2t
Lời giải:
Đáp án: C
vo = 0 và vật rơi nhanh dần đều → v = gt và v2 = 2gs
Động năng Wđ = mv2 = m(at)2 = m.2.a.s = mgs
→ Động năng tăng gấp đôi:
+ khi vật rơi thêm một đoạn s nữa: W’đ = mg.2s = 2Wđ
+ khi vận tốc tăng lần: W’đ = m(√2v)2 = 2Wđ
+ khi vật ở thời điểm t: Wd’ = mg2.(√2t)2 = 2Wđ.
Bài 84: Động năng của một chất điểm có trị số không thay đổi khi
A. tổng đại số các công của ngoại lực triệt tiêu
B. tổng đại số các công của nội lực triệt tiêu
C. tổng đại số các công của nội lực và ngoại lực không đổi
D. tổng đại số các công của nội lực không đổi
Lời giải:
Đáp án: A
Áp dụng định lý biến thiên động năng ta có: Wđ2 – Wđ1 = Anl
Wđ2 = Wđ1 → Angoại lực = 0
Bài 85: Khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho một vật rơi tự do, trọng lượng của vật phải được xem là
A. ngoại lực
B. lực có công triệt tiêu
C. nội lực
D. lực quán tính
Lời giải:
Đáp án: C
Khi áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho một vật rơi tự do, vật rơi tự do được xem như là một hệ kín gồm vật và trái đất, do vậy trọng lực của vật được xem là nôi lực trong hệ kín, lực tương tác giữa trái đất và vật.
Bài 86: Chọn phát biểu sai về chuyển động bằng phản lực
A. Chuyển động phản lực của tên lửa là hệ quả của định luật III Niutơn, khối khí cháy phụt ra tác dụng lực lên không khí và phản lực của không khí đẩy tên lửa bay theo chiều ngược lại
B. Chuyển động phản lực của tên lửa là hệ quả của định luật bảo toàn động lượng, không cần sự có mặt của môi trường do đó tên lửa có thể hoạt động rất tốt trong khoảng chân không giữa các hành tinh và trong vũ trụ
C. Động lượng của khối khí cháy phụt ra phía sau quyết định vận tốc bay về phía trước của tên lửa
D. Súng giật khi bắn cũng là một trường hợp đặc biệt của chuyển động phản lực
Lời giải:
Đáp án: A
Trong một hệ kín, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì theo định luật bảo toàn động lượng, phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên gọi là chuyển động bằng phản lực.
Bài 87: Một ôtô A có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc v1→ đuổi theo một ôtô B có khối lượng m2 chuyển động với vận tốc v2→ . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
A.
B.
C.
D.
Lời giải:
Đáp án: A
Vận tốc của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
(ở đây O biểu thị cho đất)
→ Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là:
Bài 88: Hai vật: một vật được thả rơi tự do, một vật được ném ngang ở cùng độ cao. Kết luận nào sau đây là sai ?
A. Gia tốc rơi như nhau.
B. Thời gian rơi như nhau.
C. Vận tốc chạm đất như nhau.
D. Công của trọng lực thực hiện được là bằng nhau.
Lời giải:
Đáp án: C
Áp dụng định lý biến thiên động năng ta được:
0,5.m.v2 – 0,5.m.v02 = AP = mgh
Với vật thả rơi tự do thì v0 = 0→ lúc chạm đất có vận tốc v1 =
Với vật được ném ngang thì v0 ≠ 0, nên khi chạm đất có v2 ≠ v1 =
→ C sai.
Bài 89: Một con lắc đơn có chiều dài, treo vật nặng có khối lượng m, đặt tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Kéo con lắc sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng một góc là αo, rồi buông tay nhẹ nhàng để con lắc dao động. Hãy xác định vận tốc của vật khi dây treo làm với phương thẳng đứng một góc.
A. vα = .
B. vα = .
C. vα = .
D. vα = .
Lời giải:
Đáp án: A
Bài 90: Một quả bóng có khối lượng m = 300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là:
A. -1,5kgm/s. B. 1,5kgm/s. C. 3kgm/s. D. -3kgm/s.
Lời giải:
Đáp án: D
∆p→ = mvs→ - m vt→
Vì bóng va chạm vào tường rùi nảy trở lại với cùng vận tốc
→ ∆p = -0,3.5 – 0,3.5 = -3 kg.m/s.
Bài 91: Chọn phương án đúng và tổng quát nhất: Cơ năng của hệ vật và Trái Đất bảo toàn khi:
A. Không có các lực cản, lực ma sát
B. Vận tốc của vật không đổi
C. Vật chuyển động theo phương ngang
D. Lực tác dụng duy nhất là trọng lực (lực hấp dẫn)
Lời giải:
Đáp án: A
Định luật bảo toàn cơ năng :
Hệ kín, không ma sát :
W2 = W1 ⇒ Wđ2 + Wt2 = Wđ1 + Wt1 ⇒ ∆W = 0 (cơ năng được bảo toàn)
Bài 92: Khi một chiếc xe chạy lên và xuống dốc, lực nào sau đây có thể khi thì tạo ra công phát động khi thì tạo ra công cản?
A. Thành phần pháp tuyến của trọng lực
B. Lực kéo của động cơ
C. Lực phanh xe
D. Thành phần tiếp tuyến của trọng lực
Lời giải:
Đáp án: D
+ Lực phanh xe luôn tạo ra công cản.
+ Lực kéo của động cơ luôn tạo ra công phát động.
+ Thành phần pháp tuyến của trọng lực luôn vuông góc với quãng đường nên không thực hiện công.
+ Thành phần tiếp tuyến của trọng lực khi xuống dốc tạo ra công phát động, khi lên dốc tạo ra công cản.
Bài 93: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của vật
A. giảm theo thời gian
B. không thay đổi
C. tăng theo thời gian
D. triệt tiêu
Lời giải:
Đáp án: B
Hợp lực tác dụng lên vật bị triệt tiêu thì vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều, do đó độ lớn của vật tốc không đổi nên động năng của vật không đổi.
Bài 94: Tìm phát biểu SAI trong các phát biểu sau. Thế năng do trọng trường
A. luôn luôn có trị số dương
B. tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng
C. tỷ lệ với khối lượng của vật
D. sai khác nhau một hằng số đối với hai mặt phẳng ngang chọn làm mốc thế năng khác nhau
Lời giải:
Đáp án: A
Thế năng trọng trường Wt = mgz
Tùy thuộc vào cách chọn mốc thế năng mà z hay Wt âm, dương hoặc bằng 0.
Bài 95: Một quả bóng được ném lên cao, vận tốc ban đầu hợp với phương thẳng đứng một góc α. Đại lượng nào sau đây thay đổi trong suốt cả quá trình chuyển động?
A. Khối lượng của vật.
B. Gia tốc của vật.
C. Động năng của vật.
D. Nhiệt độ của vật.
Lời giải:
Đáp án: C
Trong suốt cả quá trình chuyển động, vận tố của vật luôn thay đổi nên động năng cũng thay đổi.
Bài 96: Gọi α là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của lực là công cản nếu
A. 0 < α < π/2. B. α = 0. C. α = π/2. D. π/2 < α < π.
Lời giải:
Đáp án: D
Ta có: A = F.s.cosα, Công của lực là công cản nếu A < 0 → cosα < 0 → π/2 < α < π.
Bài 97: Khi một vật khối lượng m chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ v1→ đến v2→ thì công của các ngoại lực tác dụng lên vật tính bằng công thức nào sau đây?
A. A = mv2→ - mv1→ .
B. A = mv2 – mv1.
C. A = mv12 + mv22 .
D. A = mv22 - mv12 .
Lời giải:
Đáp án: D
Định lý biên thiên động năng: Angoại lực = mv22 - mv12 .
Bài 98: Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng đi vào chuyển động trên một mặt phẵng có ma sát và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. So sánh thời gian chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng.
A. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn.
B. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn.
C. Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau.
D. Thiếu dữ kiện, không kết luận được
Lời giải:
Đáp án: B
Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau → vật có khối lượng lớn sẽ có Wđ lớn hơn → quảng đường đi lơn hơn →thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn.
Bài 99: Một quả đạn pháo đang chuyển động thì nổ và bắn thành 2 mãnh
A. Động lượng và cơ năng toàn phần đều không bảo toàn.
B. Động lượng và động năng được bảo toàn.
C. Chỉ cơ năng được bảo toàn.
D. Chỉ động lượng được bảo toàn.
Lời giải:
Đáp án: D
Đây là hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn.
Bài 100: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm gốc thế năng thì
A. thế năng của người giảm và động năng tăng.
B. thế năng của người giảm và động không đổi.
C. thế năng của người tăng và động năng giảm.
D. thế năng của người tăng và động năng không đổi.
Lời giải:
Đáp án: D
Thang máy đi đều lên trên, nên người và thang cùng vận tốc, không thay đổi nên động năng không đổi
Độ cao của người và thang máy tăng dần nên thế năng của người tăng.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều