Thí nghiệm 1 Chuẩn bị Hộp nhựa có một mặt trong suốt bên trong chứa dầu và mạt sắt

Hoạt động trang 57 Vật Lí 12:

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị:

- Hộp nhựa có một mặt trong suốt, bên trong chứa dầu và mạt sắt mịn.

- Nam châm thẳng.

- Nam châm hình chữ U.

Tiến hành:

- Lắc nhẹ hộp nhựa sao cho các mạt sắt phân bố đều. Đặt hộp nhựa trên mặt phẳng nằm ngang, mặt trong suốt hướng lên trên.

- Đặt nhẹ nhàng thanh nam châm thẳng lên trên mặt trong suốt của hộp nhựa rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4a).

Thí nghiệm 1 Chuẩn bị Hộp nhựa có một mặt trong suốt bên trong chứa dầu và mạt sắt

- Nhấc thanh nam châm thẳng lên khỏi mặt hộp nhựa. Lắc nhẹ hộp nhựa cho các mạt sắt phân bố đều trở lại. Tiếp tục đặt nhẹ nhàng hai thanh nam châm thẳng lên trên mặt trong suốt của hộp nhựa (sao cho hai cực trái dấu của hai thanh nam châm thẳng gần nhau) rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4b).

- Thực hiện tương tự như trên nhưng cho hai cực cùng tên của hai thanh nam châm gần nhau. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4c).

- Tiến hành thí nghiệm tương tự đối với nam châm hình chữ U (Hình 14.5).

Thí nghiệm 1 Chuẩn bị Hộp nhựa có một mặt trong suốt bên trong chứa dầu và mạt sắt

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nhận xét hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4b và ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4c.

2. Nhận xét về hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở giữa hai cực của nam châm hình chữ U. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U.

Lời giải:

- Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4a): Có hình dạng là đường cong, đi ra từ cực bắc đi vào ở cực nam. Các mạt sắt xếp mau hơn ở các cực, xếp thưa hơn khi về giữa thanh nam châm.

- Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4b): Có hình dạng là đường cong, đi ra từ cực bắc đi vào ở cực nam. Cho thấy từ trường ở hai cực đang hút nhau.

- Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trong hộp nhựa (Hình 14.4c): Có hình dạng là những đường cong, đi ra từ cực bắc. Cho thấy từ trường ở hai cực đang đẩy nhau.

1.

Phân bố mạt sắt ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4b

Phân bố mạt sắt ở khoảng giữa của hai nam châm thẳng Hình 14.4c

- Có dạng như những đường cong đi từ cực này vào cực kia.

- Mạt sắt tập trung nhiều ở hai đầu nam châm và thưa dần ở khoảng giữa.

- Có dạng những đường cong hướng ra từ hai đầu nam châm.

- Mạt sắt tập trung nhiều ở phần tiếp xúc giữa hai nam châm và thưa dần ra xa.

2. Hình ảnh sự phân bố mạt sắt ở giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đoạn song song nhau. Mạt sắt tập trung nhiều ở phần cong của nam châm hình chữ U và thưa dần ra hai đầu.

Từ trường trong khoảng giữa hai cực của nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau, được coi là từ trường đều.

Lời giải bài tập Vật lí 12 Bài 14: Từ trường hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác