Nêu được ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện Giải thích được cách tạo
Em có thể trang 77 Vật Lí 12:
• Nêu được ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện.
• Giải thích được cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong nhà máy thuỷ điện.
• Đề xuất được một số biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.
Lời giải:
• Ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện.
- Kí hiệu … A cho biết dòng điện có thể chạy qua thiết bị để thiết bị hoạt động bình thường.
- Kí hiệu … W cho biết công suất định mức của thiết bị.
- Kí hiệu … V cho biết điện áp chạy qua thiết bị để thiết bị hoạt động bình thường.
• Giải thích được cách tạo ra dòng điện xoay chiều trong nhà máy thuỷ điện.
Nhà máy thủy điện được cấu tạo bởi các thành phần sau đây:
1. Đập thủy điện: giúp chứa nước tạo ra một hồ chứa lớn.
2. Ống dẫn nước: Dẫn nguồn nước đến tuabin.
3. Tua bin: Tua bin giúp gắn liền với máy phát điện ở phía trên nhờ một trục. Loại tuabin phổ biến dùng cho nhà máy thủy điện là Turbine Francis, có hình dạng giống như một đĩa lớn với những cánh cong. Mỗi chiếc tuabin có khối lượng lên tới khoảng 172 tấn và quay với tốc độ 90 vòng mỗi phút.
4. Máy phát điện: Là loại máy gồm một loạt các nam châm khổng lồ quay quanh cuộn dây đồng.
5. Máy biến áp đặt bên trong nhà máy điện tạo ra dòng điện xoay chiều AC và chuyển đổi nó thành dòng điện có điện áp cao hơn.
6. Đường dây điện: Đường dây điện gồm ba dây pha của năng lượng điện được sản xuất và một dây trung tính.
7. Cống xả: Giúp đưa nước chảy qua các đường ống và chảy vào hạ lưu sông.
Nguyên lý hoạt động của nhà máy thủy điện:
Quá trình vận hành nhà máy thủy điện gồm có bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Dòng nước với áp lực lớn chảy qua các ống thép lớn được gọi là ống dẫn nước có áp tạo ra các cột nước khổng lồ với áp lực lớn đi vào bên trong nhà máy.
Giai đoạn 2: Nước chảy mạnh làm quay tuabin của máy phát điện, năng lượng cơ học được chuyển hóa thành điện năng.
Giai đoạn 3: Điện tạo ra đi quá máy biến áp để tạo ra dòng điện cao thế.
Giai đoạn 4: Dòng điện cao thế sẽ được kết nối vào mạng lưới phân phối điện và truyền về các thành phố.
• Đề xuất được một số biện pháp sử dụng điện an toàn trong gia đình.
Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện cần ghi nhớ
1. Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.
2. Lựa chọn thiết bị đóng cắt điện phù hợp.
3. Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.
4. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình.
5. Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm.
6. Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc.
Lời giải bài tập Vật lí 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều hay khác:
Hoạt động 1 trang 76 Vật Lí 12: Nhận biết được ý nghĩa của những biển báo an toàn điện ....
Hoạt động 2 trang 76 Vật Lí 12: Vì sao không nên sử dụng thiết bị điện trong quá trình sạc pin? ....
Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải SBT Vật Lí 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT