Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt

Thí nghiệm trang 43 Vật Lí 12: Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt

* Mục đích: Khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một khối lượng khí xác định khi nhiệt độ được giữ không đổi.

* Dụng cụ:

- Xilanh (1) chứa khí có các vạch chia độ giúp xác định thể tích. Thể tích của lượng khí trong xilanh có thể thay đổi bằng cách di chuyển pit-tông (2).

- Áp kế (3) được gắn sẵn để đo áp suất của khí trong xilanh.

- Trụ thép (4), đế ba chân (5).

* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 6.2.

Bước 2: Mở nút cao su ở đáy xilanh để lấy khí, điều chỉnh để đáy pit-tông ngang vạch số 2 trên xilanh (tương ứng với 20 mL không khí), sau đó lắp chặt nút cao su lại.

Bước 3: Dùng tay ấn từ tử pit-tông xuống đến vạch tương ứng với 15 mL (đoạn dịch chuyển tương ứng với hai khoảng nhỏ trên xilanh), đọc số chỉ trên áp kế, ghi số liệu theo mẫu Bảng 6.1.

Bước 4: Lần lượt điều chỉnh pit-tông đến vạch 20 mL; 25 mL; 30 mL; 35 mL và lặp lại thao tác như bước 3, ghi số liệu theo mẫu Bảng 6.1.

Lưu ý:

- Trong thí nghiệm này, 1 đơn vị thể tích trên xilanh là 10 mL khí.

- Sai số của phép đo áp suất được lấy là 12 độ chia nhỏ nhất của áp kế, tức là 0,025.105 Pa.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm

- Ghi lại giá trị thể tích và áp suất khí sau mỗi lần đo theo mẫu Bảng 6.1.

Thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt

- Tính giá trị biểu thức dự đoán trong các lần đo.

- Nhận xét về mối liên hệ giữa áp suất p và thể tích V trong quá trình đẳng nhiệt.

Lời giải:

- Bảng số liệu

Lần đo

Thể tích V (mL)

Áp suất p (105 Pa)

Tích số pV

1

15

1,30

19,5

2

20

1,00

20,0

3

25

0,80

20,0

4

30

0,65

19,5

5

35

0,55

19,3

- Nhận xét: p và V có mỗi quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau hay tích số pV trong các lần thí nghiệm gần bằng nhau.

Lời giải Vật Lí 12 Bài 6: Định luật Boyle. Định luật Charles hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác